5. Bố cục của luận văn
3.3.2. Tác động đến ngành trồng trọt
Tân Sơn là một huyện thuần nông, trình độ dân trí chưa cao, đặc biệt một số thôn ở vùng núi. Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên, thời tiết, khí hậu.
Mỗi loại cây trồng trong quá trình sinh trưởng đều chịu tác động của nhiều yếu tố như: nước, nhiệt độ, ánh sáng, giống, dinh dưỡng, kỹ thuật canh tác… mỗi sự thay đổi của các yếu tố trên đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Có thể làm tăng, giảm năng suất cũng có thể gây chết đối với cây trồng. Khi được hỏi các hiện tượng thời tiết nào ông/bà cho rằng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và năng suất cây trồng thì người dân trả
Hình 3.1: Quan điểm của người dân về ảnh hưởng của hiện tượng khí hậu cực đoan đến sản xuất nông nghiệp
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả
Theo (hình 3.1) ta có thể thấy trong lĩnh vực trồng trọt thì khó khăn nhất theo nhận định của người dân trong sản xuất nông nghiệp là: lũ lụt (95.14%), bão (86,31%), nắng nóng kéo dài (72,11%), hạn hán (65,27%), rét đậm, rét hại (27,35%).
* Tác động đến diện tích đất nông nghiệp
Kết quả phỏng vấn nông dân trên địa bàn huyện Tân Sơn cho thấy rằng phần lớn các hộ được hỏi trả lời rằng diện tích đất trồng trọt đang giảm có 65,86% cho rằng giảm ít do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, có 24,18% số hộ phỏng vấn cho rằng giảm nhiều tìm hiểu nguyên nhân thì được biết những hộ dân này có diện tích đất trồng nằm trong dự án quy hoạch xây dựng nông thôn mới của huyện được chuyển đổi sang làm nhà ở, đường xá. Có 6,71% cho rằng diện tích đất nông nghiệp không đổi và 3,25% cho rằng đất nông nghiệp tăng ít những hộ này thuộc thôn miền núi có diện tích đất nông nghiệp tăng do người dân khai hoang. Kết quả này trùng hợp với số liệu thống kê ở huyện Tân Sơn về hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trong vòng 10 năm trở lại đây.
Hình 3.2: Quan điểm của người dân về thay đổi diện tích đất nông nghiệp
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả
Ngoài ra một số nguyên nhân khác dẫn đến việc giảm diện tích đất nông nghiệp đặc biệt là diện tích trồng lúa do ảnh hưởng của các hiện tượng khí hậu cực đoan: bão, lũ, nắng nóng kéo dài. Số liệu thống kê từ phòng NN & PTNN huyện Tân Sơn cho biết năm 2010 có 2 cơn bão, 3 đợt lũ làm ngập 27,4 ha lúa, 10 ha hoa màu. Năm 2013 bão số 3 và hạn Hè Thu làm thiệt hại 15,8 ha lúa, 16,4 ha hoa màu, nhiều diện tích trồng ngô, mía bị gãy đổ. Năm 2015 có 2 trận lũ, 2 trận bão làm ngập 11,8 ha lúa, 6 ha hoa màu bị phá hủy. Với tình hình nắng nóng kéo dài, hạn hán một số xã ở đồng bằng như Minh Đài, Mỹ Thuận, Tam Thanh, Tân Phú chuyển từ trồng lúa sang hoa màu. Một số xã ở vùng núi và bán sơn địa chuyển sang trồng cây công nghiệp như: trồng keo, bồ đề, bạch đàn. Diện tích cây lương thực có hạt, cây chất bột lấy củ, cây rau đậu các loại đã giảm; Với cây lúa từ 11.387ha năm 2015 xuống còn 11.212ha năm 2016 và giảm tiếp năm 2017 còn 10.134ha. Với cây khoai lang giảm từ 1.814ha năm 2015 xuống còn 1454ha năm 2016 . Với cây lạc giảm từ 284ha năm 2015 xuống còn 263ha năm 2016 và giảm tiếp năm 2017 còn 247ha (Nguồn: Niên gián thống kê huyện Tân Sơn). Nguyên nhân do bão
lũ làm bồi lấp diện tích reo trồng và không có khả năng khắc phục được. Thiên tai liên tục xảy ra ở địa phương trong khi đó sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương rất ít.
* Tác động đến chuyển dịch cơ cấu cây trồng và giống cây trồng
Theo báo cáo tài chính của Ủy ban nhân dân huyện Tân Sơn (2004- 2017) diện tích lúa giảm do 2 nguyên nhân chính (1) Chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, (2) Nắng nóng khô hạn kéo dài không có nước để trồng lúa nên diện tích trồng lúa ở một số xã vùng núi như: Thu Ngạc, Văn Luông, Vinh Tiến, Xuân Đài được chuyển đổi sang trồng mía hoặc hoa màu, một số chuyển đổi sang trồng cây công nghiệp như trồng keo, bạch đàn, cao su. Trong những năm trở lại đây từ năm 2010 đến nay cây mía được đánh giá là cho thu nhập cao mặc dù vốn đầu tư lớn song người dân nơi đây vẫn chọn cây mía làm cây sản xuất vì khả năng chịu tác động do các hiện tượng khí hậu cao hơn cây lúa.
Qua phỏng vấn các hộ thấy rằng, 90% các hộ đều trả lời nếu có đầy đủ nước sẽ trồng lúa để đảm bảo lương thực. Mía là cây trồng mang lại lợi nhuận cao hơn so với một số loại cây trồng khác nhưng có nhiều rủi ro về giá bán. Bên cạnh đó, đầu tư cho mía là gánh nặng đối với hộ nghèo, chi phí đầu tư gấp 6-7 lần so với trồng lúa. Đây cũng là nguy cơ tiềm ẩn gây ra những tổn thương khi mất mùa hay rớt giá. Mặt khác theo phỏng vấn hộ nông dân, mía là cây trồng gây hại cho đất, cứ 2 năm trồng mía thì phải cho đất nghỉ một năm. Cây mía cũng là cây yêu cầu đầu tư phân bón hóa học cao, cần sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, nếu không có biện pháp canh tác hợp lý sẽ gây tác động nguy hại tới môi trường, đặc biệt là môi trường đất. Đầu tư cho sản xuất mía gấp 6-7 lần trồng lúa nhưng lợi nhuận thu được trên cùng một đơn vị diện tích cùng một thời gian chỉ gấp 2 lần trồng lúa. Hơn nữa trên địa bàn nghiên cứu thường xuyên bị ảnh hưởng của các trận bão, rủi ro mang lại cho trồng mía cũng tương đối cao, cây bị gãy ngọn, đổ, ngã làm giảm năng suất.
Như vậy có thể thấy rằng: nắng nóng, hạn hán là một trong những nguyên nhân dẫn đến diện tích lúa bị giảm, ảnh hưởng đến an ninh lương thực và an sinh xã hội.
* Tác động đến thời vụ gieo trồng
Theo hướng dẫn thời vụ gieo trồng từ phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tân Sơn năm 2017, thời vụ gieo trồng của lúa vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu trên địa bàn huyện Tân Sơn như sau:
Bảng 3.8: Thời vụ gieo trồng của cây lúa trên địa bàn huyện Tân Sơn Thời vụ/ Đặc điểm thời tiết T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T 10 T 11 T 12 Vụ đông xuân Thu hoạch từ 15-31/05
Thu hoạch từ 15-31/05 Vụ hè thu Gieo cấy từ 01- 20/06 Thu hoạch từ 10- 20/09 Đặc điểm thời tiết
Vụ Đông Xuân, khoảng thời gian gieo mạ và cấy thường gặp khó khăn về rét đậm rét hại, cây mạ phát triển chậm, có thể chết, vào tháng 4, tháng 5 có gió Lào, nắng nóng nếu gió lào xuất hiện vào thời kỳ trổ bông gây cháy lá, khả năng thụ phấn kém. Vụ Hè Thu thời gian sinh trưởng ngắn hơn, vụ Hè Thu thường gặp bất lợi về nắng nóng lúc gieo mạ và cấy lúa, bão, lũ lúc trổ bông và thu hoạch. Nắng nóng kéo dài, kèm theo nhiệt độ cao làm rút ngắn thời gian sinh trưởng phát triển của lúa, đặc biệt là thời kỳ tạo hạt làm cho tỷ lệ hạt chắc thấp. Nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các loài sâu bệnh: rầy nâu, cuốn lá, đạo ôn. Nếu gặp bão lũ không kịp thu hoạch thì người dân có thể mất trắng từ 20-80% diện tích lúa
So sánh với các tỉnh miền Bắc nước ta thì lịch thời vụ trên địa bàn huyện Tân Sơn có xu thế sớm hơn cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu. Ở miền Bắc, Vụ Xuân bắt đầu từ tháng 2 thu hoạch vào tháng 6 và vụ Hè Thu thường từ tháng 7 đến tháng 10. Còn ở địa phương thì vụ Đông Xuân gieo trồng từ tháng 1 và thu hoạch vào tháng 5. Vụ Hè Thu gieo trồng từ tháng 6 và thu hoạch vào tháng 9. Có sự khác biệt ở đây là do địa phương thường xuyên phải hứng chịu các thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan nên phải có sự chuyển dịch, thay đổi lịch thời vụ sao cho phù hợp với xu hướng của thời tiết, để giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể gây ra cho sản xuất nông nghiệp.
Kết quả phỏng vấn nông hộ tại huyện Tân Sơn cho thấy, khi được hỏi ông/bà nhận thấy sự thay đổi thất thường các hiện tượng thời tiết cực đoan (hạn hán, bão, lũ, rét đậm, rét hại…) có ảnh hưởng gì đến thời vụ gieo trồng ở địa phương không?
Có 58,24% số hộ tham gia phỏng vấn cho rằng thời vụ cây trồng thay đổi, có 24,36 % cho rằng “không thay đổi” và 17,40 % hộ trả lời “không biết” (Hình 3.3).
Hình 3.3: Quan điểm của người dân ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến thời vụ
Phần lớn người dân cũng cho biết rằng trước đây vụ Hè Thu thường được gieo cấy muộn hơn thường bắt đầu tháng 7, có khi là tháng 8 nhưng hiện nay vụ Hè Thu bắt đầu gieo trồng từ đầu tháng 6. Tìm hiểu thêm người dân cho rằng có sự thay đổi như vậy là do một phần vì bão lũ xảy ra ở địa phương nhiều, lại tập trung từ tháng 8 đến tháng 10 gây ngập lụt, gieo trồng sớm vào tháng 6 và thu hoạch sớm vào tháng 9 nhằm tránh những cơn bão muộn. Vụ Đông Xuân trước đây được gieo trồng từ tháng 2 và thu hoạch vào tháng 6 thì nay bắt đầu gieo trồng từ tháng 1 và thu hoạch vào tháng 5. Người dân cũng cho biết gieo cấy sớm thì sẽ tránh được hạn hán, nắng nóng gay gắt. Nếu gieo cấy vào tháng 2 thì thời kỳ trổ bông, làm màu của lúa trúng thời kỳ cao điểm bắt đầu nắng nóng gay gắt và gió Lào như thế sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất của lúa. Mặt khác người dân cũng cho biết rằng hiện nay địa phương có sử dụng nhiều giống lúa lai ngắn ngày, cho năng suất cao thay thế dần những giống lúa dài ngày đang mất dần ưu thế do thời gian phát triển lâu rủi ro gặp thiên tai cao hơn. Có 24,36% hộ nông dân cho rằng lịch thời vụ không thay đổi, đó là những hộ nông dân miền núi, cây trồng chính chủ yếu là cây mía mỗi năm chỉ trồng 1 vụ. Có 17,40% số hộ nông dân không biết, đây là những hộ nông dân ít để ư đến thông tin, tình hình sản xuất của huyện của thôn? Đây là vấn đề đáng được quan tâm và khắc phục trong thời gian tới trên địa bàn huyện.
* Tác động đến năng suất cây trồng
Biến đổi khí hậu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến cây trồng làm giảm năng suất và chất lượng nông sản. Kết quả phỏng vấn trên địa bàn huyện Tân Sơn về xu hướng của thay đổi năng suất cây trồng, có 72,14% số hộ tham gia phỏng vấn cho rằng năng suất cây trồng tăng nhiều, có 9,32% cho rằng năng suất cây trồng tăng ít, có 18,54% cho rằng năng suất cây trồng giảm ít, không có người nào trả lời năng suất cây trồng giảm nhiều (hình 3.4).
Mặc dù người dân cũng cho biết rằng trong những năm trở lại đây các hiện tượng khí hậu cực đoan liên tiếp xảy ra nhưng do người dân đã thích ứng bằng cách thay đổi cơ cấu cây trồng, giống cây trồng và thời vụ nên năng suất cây trồng tăng so với trước đây. Phần lớn người dân cũng cho biết rằng năng suất lúa vụ Đông Xuân cao hơn so với vụ Hè Thu do vụ Hè Thu thường xuyên gặp phải các hiện tượng thời tiết cực đoan như: bão, lũ, hạn hán và nhiều sâu bệnh hoành hành. Tìm hiểu thêm nguyên nhân những hộ cho rằng năng suất cây trồng giảm ít, là do một số hộ nông dân ở vùng bán sơn địa và vùng núi do nắng nóng và hạn hán không đủ nước tưới cho cây trồng nên làm cho năng suất giảm.
Hình 3.4: Quan điểm của người dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất cây trồng
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả
Đối chiếu số liệu thống kê của UBND huyện Tân Sơn cho thấy năng suất lúa của vụ Đông Xuân thường cao hơn so với vụ Hè Thu mặc dù diện tích gieo trồng ít hơn. Do vụ Đông Xuân ít bị tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan hơn so với vụ Hè Thu và người dân cũng đã có nhiều biện pháp để
Hình 3.5: Năng suất lúa vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu giai đoạn 2008 - 2017
Nguồn: UBND huyện Tân Sơn (2017)
Từ biểu đồ ta thấy năng suất lúa ở huyện Tân Sơn cả vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu đều có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, vào năm 2010, năm 2013 và năm 2015 chúng ta thấy năng suất lúa cả vụ xuân và vụ mùa đều giảm. Theo báo cáo thống kê của UBND huyện Tân Sơn nguyên nhân là do vào năm 2010 có bão số 3 xảy ra vào tháng 8 xảy ra vào đúng thời kỳ lúa trổ bông gây thiệt hại nặng nề. Hạn hè thu kéo theo vụ Đông Xuân không đủ nước, diện tích lúa bị thu hẹp, kèm theo dịch bệnh đạo ôn, khô vằn gây giảm năng suất. Năm 2013 là năm chịu nhiều ảnh hưởng của bão lũ nhất, có liên tục 2 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp vào khu vực Đông Bắc. Năm 2015 có 2 trận lũ, 2 trận bão làm ngập 11,8 ha lúa, 6 ha hoa màu bị phá hủy. Mưa liên tiếp nhiều ngày gây ra lũ lớn làm ngập nhiều diện tích trồng lúa gây thiệt hại nặng nề.
* Tác động đến sâu hại, dịch bệnh
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu không chỉ tác động trực tiếp lên sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng làm giảm năng suất mà còn tác động gián tiếp thông qua sâu bệnh. Nhiệt độ ấm lên một số loại sâu bệnh phát triển mạnh hơn như: đạo ôn, khô vằn, bọ trĩ, rầy nâu, sâu cuốn lá, sâu đục thân. Bên cạnh
Theo kết quả phỏng vấn thì có đến 78,14% số hộ cho rằng trong những năm gần đây sâu bệnh có chiều hướng tăng, có 14,39% cho rằng tăng ít và 7,47% trả lời không biết, đặc biệt không có người nào trả lời sâu bệnh giảm nhiều hay giảm ít (hình 3.6).
Hình 3.6: Quan điểm của người dân về tác động của biến đổi khí hậu đến sâu bệnh
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả
Biến đổi khí hậu làm gia tăng sâu, bệnh và đang là mối quan tâm cho những người nông dân trên địa bàn huyện Tân Sơn vì nó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây trồng. Người dân chia sẻ thêm nguyên nhân của sự gia tăng sâu bệnh ở địa phương là do có sự thay đổi thời tiết. Nhiệt độ tăng, nắng nóng kèm theo gió Lào làm xuất hiện đốm sọc vi khuẩn trên lúa ở vụ Hè Thu. Các cơn bão từ tháng 7 đến tháng 9 mang theo dịch rầy nâu, rầy lưng trắng, ruồi đục nõn. Nhiệt độ tăng làm cho sâu đục thân, sâu cuốn lá, đạo ôn phát triển mạnh đặc biệt là vụ Hè Thu. Vào khoảng thời gian cuối tháng 9 và đầu tháng 10 đây là những tháng mưa nhiều, độ ẩm cao phù hợp với sự sinh trưởng phát triển của sâu bệnh dẫn đến phát triển thành dịch. Thời tiết thay đổi thất thường làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản. Rét đậm, rét hại vụ Đông Xuân nếu xảy ra vào thời kỳ gieo mạ và cấy lúa làm
Ngoài ra, do người dân sử dụng thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật để diệt trừ sâu bệnh. Tuy nhiên, biện pháp này làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân, làm phá hủy hệ sinh thái đồng ruộng. Việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học diệt trừ sâu bệnh cũng đồng nghĩa diệt trừ một số loài thiên địch làm cho một số loài sâu, bệnh dễ bùng phát hơn.