5. Bố cục của luận văn
3.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Tân Sơn giai đoạn 2015-2017
3.2.1.1. Ngành trồng trọt
Trồng trọt vẫn là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên, trồng trọt lại chịu tác động lớn nhất của thời tiết, do vậy, từ năm 2015 đến nay, tốc độ tăng trưởng của trồng trọt không đều và có xu hướng giảm dần.
Đồng thời với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng thì việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống được thực hiện ngày càng rộng rãi và dần trở thành tập quán sản xuất. Đến nay ở Tân Sơn đã xuất hiện một số mô hình sản xuất trái vụ đem lại hiệu quả cao. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, về biện pháp thâm canh, về bảo quản và tiêu thụ nông sản sau thu hoạch… được áp dụng đã nâng cao hiệu quả và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp. Đã hình thành và ổn định tập quán sản xuất 3 vụ/năm trên diện tích canh tác cây hàng
năm; bước đầu xuất hiện vùng sản xuất hàng hóa với một số cây trồng có thị trường tiêu thụ như rau, hoa, cây ăn quả, cây dược liệu, cây làm thức ăn gia súc… Nhiều mô hình trang trại chuyên canh và sản xuất kinh doanh tổng hợp được hình thành và phát triển. Kết quả trồng trọt cụ thể đạt được như sau:
Bảng 3.2: Diện tích gieo trồng hàng năm huyện Tân Sơn giai đoạn 2015 - 2017 Đơn vị: Ha Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 16/15 17/16 BQ I.Cây lương thực có hạt 1.Lúa 11.387 11.212 10.134 98,46 90,39 94,42 2.Ngô 3.021 2.658 2.341 87,98 88,07 88,03 II.Cây chất bột lấy củ 1.Khoai lang 1.814 1.454 1.622 80,15 111,55 95,85 2.Sắn 941 952 921 101,17 96,74 98,96
III.Rau đậu các loại 1.346 1.369 1.377 101,71 100,58 101,15 IV.Cây công nghiệp
hàng năm
1.Đỗ tương 284 263 247 92,61 93,92 93,26
2.Lạc 1.423 1.478 1.511 103,87 102,23 103,05
3.Mía 13 10 12 76,92 120,00 98,46
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tân Sơn * Cây lương thực có hạt
Là nhóm cây trồng chủ lực trên diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện. Từ năm 2015 đến nay, diện tích gieo trồng cây lương thực của huyện có xu hướng giảm dần, nguyên nhân do một phần diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng để phát triển các ngành kinh tế khác, một phần do chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
* Cây thực phẩm
Trong những năm gần đây, Tân Sơn cũng là một trong những huyện sản xuất rau với khối lượng sản phẩm lớn của tỉnh Phú Thọ, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân địa phương và người dân ở địa phương khác. Do thị trường tiêu thụ lớn, mặt khác cây rau là loại cây trồng đem lại thu nhập khá cao và thường xuyên so với các loại cây khác nên được nông dân huyện Tân Sơn chú trọng phát triển. Diện tích trồng thực phẩm của huyện có tăng trong 3 năm tăng từ 1.366 ha năm 2015 lên 1.377 ha năm 2017, tuy nhiên mức tăng không đáng kể.
* Cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày
Cây công nghiệp hàng năm của huyện chủ yếu là lạc, đậu tương, mía. Giá trị sản xuất và diện tích của các loại cây trồng này có xu hướng tăng trong 3 năm, tuy nhiên do chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khí hậu không thuận lợi nên năng suất trong có sự giảm sút.
3.2.1.2. Ngành chăn nuôi
Những năm gần đây, chăn nuôi trên địa bàn huyện phát triển khá mạnh cả về số lượng và chất lượng, đây là một trong những hướng mũi nhọn mà huyện Tân Sơn đã xác định nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp. Từ năm 2015 đến năm 2017, huyện đã triển khai nhiều dự án về cải tạo và phát triển đàn lợn, bò thịt và bò sữa, thực hiện hỗ trợ giá giống lợn ngoại, hỗ trợ 100% chi phí thụ tinh nhân tạo từ bò thịt, bò sữa, hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua bò sữa… Kết quả giai đoạn 2015 - 2017, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng bình quân 6,6%/năm. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, thức ăn, thú y và các phương thức chăn nuôi mới được ứng dụng vào sản xuất. Chất lượng đàn gia súc, gia cầm được nâng lên. Nhiều giống gia súc, gia cầm mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất trên địa bàn huyện. Đã hình thành nhiều trang trại chăn nuôi lợn thịt hướng nạc, gia cầm, thủy cầm… với quy mô khá lớn.
Phương thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp đang được mở rộng, vừa giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, vừa đem lại hiệu quả cao cho người sản xuất. Kết quả cụ thể ngành chăn nuôi như sau:
Bảng 3.3: Kết quả ngành chăn nuôi huyện Tân Sơn giai đoạn 2015 - 2017
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 16/15 17/16 BQ I Tổng giá trị SX Tr.đ 414.718 429.282 470.889 103,51 109,69 106,60
1 Chăn nuôi gia súc Tr.đ 236.141 247.634 285.413 104,87 115,26 110,06 Tỷ suất giá trị
hàng hóa % 64,21 68,25 71,04 106,29 104,09 105,19 2 Chăn nuôi gia cầm Tr.đ 173.145 174.303 177.107 100,67 101,61 101,14
Tỷ suất giá trị hàng hóa % 70,22 71,43 73,11 101,72 102,35 102,04 3 Chăn nuôi khác Tr.đ 5.432 7.345 8.369 135,22 113,94 124,58 Tỷ suất giá trị hàng hóa % 56,18 57,02 59,71 101,50 104,72 103,11 II Số lượng gia súc, gia cầm Con 1.404.848 2.438.231 2.688.473 173,56 110,26 141,91 1 Tổng đàn trâu Con 9.125 10.321 11.417 113,11 110,62 111,86 2 Tổng đàn bò Con 10.235 11.254 12.364 109,96 109,86 109,91 3 Tổng đàn lợn Con 38.364 44.354 49.214 115,61 110,96 113,29 4 Tổng đàn gia cầm Con 1.347.124 2.402.302 2.615.478 178,33 108,87 143,60 III Sản phẩm chăn nuôi, chủ yếu Tấn 14.817 18.539 20.763 125,12 112,00 118,56 1 Thịt trâu hơi Tấn 167 171 178 102,40 104,09 103,24 2 Thịt bò hơi Tấn 374 396 426 105,88 107,58 106,73 3 Thịt lợn hơi Tấn 11.641 14.847 16.542 127,54 111,42 119,48 4 Thịt gia cầm Tấn 2.635 3.125 3.617 118,60 115,74 117,17
* Chăn nuôi lợn:
Chăn nuôi lợn là thế mạnh truyền thống của huyện Tân Sơn. Từ năm 2015, trên địa bàn huyện đã triển khai một số dự án cải tạo giống và phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc, sản xuất giống và chăn nuôi lợn ngoại bước đầu thu được kết quả tốt, đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi công nghiệp với quy mô hàng trăm nái có thu nhập cao. Tổng đàn lợn năm 2015 đã đạt 38.364 con, năm 2016 là 44.354 con (tăng 15,61% so với năm 2015), năm 2017 là 49.214 con (tăng 10,96% so với năm 2016), tốc độ tăng trung bình của 3 năm là 13,29%. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tăng tương đối cao trong giai đoạn 2015 - 2017 (19,48%), năm 2015 đạt 11.641 tấn, năm 2016 là 14.847 tấn, năm 2016 tăng lên 16.542 tấn.
* Chăn nuôi trâu, bò
Đàn trâu trên địa bàn huyện có xu hướng tăng trong giai đoạn 2015- 20176 tăng bình quân 11,86%. Do sự cơ giới hóa trong nông nghiệp ngày càng tăng cao nên số lượng trâu phục vụ cho cày, kéo rất ít. Sản phẩm thịt trâu hơi tăng liên tục trong 3 năm và tốc độ tăng trung bình 3,24%.
Đàn bò cũng được xác định là một trong các con vật nuôi chủ lực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đàn bò đã phát triển ở hầu hết các xã. Số lượng con bò tăng từ 10.235 con trong năm 2015 lên 12.364 con trong năm 2017. Đồng thời sản lượng thịt bò hơi cũng tăng trung bình 3 năm là 7,72%.
* Chăn nuôi gia cầm:
Chăn nuôi gia cầm của huyện nhìn chung phát triển khá. Thời gian qua, nhiều giống gia cầm mới cho năng suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện chăn nuôi đã được nuôi thích nghi, chọn lọc, khảo nghiệm đưa vào sản xuất như vịt SuperM, CV2000, ngan Pháp, vịt trứng Triết Giang; các giống gà thả vườn như Tam Hoàng, Lương Phượng, Kabir… Năm 2015, tổng đàn gia cầm đạt 1.347.124 con, năm 2017 tăng lên 2.615.478 con.
3.2.1.3. Ngành thủy sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện không có thay đổi trong 3 năm, tuy nhiên sản lượng lại không ngừng tăng trong suốt 3 năm từ 1775 tấn năm 2015 lên 1962 năm 2017. Sản phẩm của ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy sản của huyện chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các hộ gia đình trong huyện.
Bảng 3.4: Diện tích, sản lượng thủy sản huyện Tân Sơn giai đoạn 2015 - 2017 Chỉ tiêu Sản lượng (Tấn) Diện tích (Ha) Tổng số Trong đó Cá Tôm Thủy sản khác 2015 1.775 1.731 3 41 491 2016 1.894 1.843 4 47 491 2017 1.962 1.901 5 56 491
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tân Sơn