5. Bố cục của luận văn
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
a. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
+ Các thông tin chung về tình hình kinh tế xã hội của huyện Tân Sơn, tình hình biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu...trong các năm gần đây được thu thập thông qua báo cáo kinh tế xã hội hàng năm của huyện, Báo cáo Tổng kết công tác Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hàng năm của huyện, báo cáo và tài liệu liên quan của Phòng Tài nguyên Môi trường của huyện, Cục thống kê huyện Tân Sơn, niên giám thống kê của tỉnh Phú Thọ, báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ.
b. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp:
Đề tài sẽ sử dụng số liệu sơ cấp để đánh giá thực trạng tác động của BBĐKH đến sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn các hộ nông dân.
Việc chọn hộ nghiên cứu là bước hết sức quan trọng có liên quan trực tiếp tới độ chính xác của các kết quả nghiên cứu. Để đảm bảo tính khách quan
Tân Sơn có 17 đơn vị hành chính. Đề tài sẽ điều tra 3 đơn vị hành chính đại diện tiêu biểu cho 3 vùng của huyện là các xã: Đồng Sơn, Thu Cúc và Xuân Đài
Đề tài sẽ tiến hành điều tra, phỏng vấn hộ gia đình theo phương pháp tính mẫu Slovin. Ba xã Đồng Sơn, Thu Cúc và Xuân Đài có khoảng 830 hộ gia đình làm nông nghiệp. Áp dụng công thức sau:
Trong đó:
n: Số mẫu được chọn N: Tổng thể
e: Sai số chuẩn với α = 0.05
Áp dụng công thức trên, ta có số mẫu được lựa chọn là 270 hộ gia đình. Số mẫu được phân phối theo bảng dưới đây:
STT Đơn vị Số lượng mẫu
(hộ gia đình) Tỷ lệ
1 Đồng Sơn 90 33,33
2 Thu Cúc 90 33,33
3 Xuân Đài 90 33,34
Tổng 270 100.0
Mục đích của điều tra là nhằm thu thập các thông tin về tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân.
Nội dung phiều điều tra gồm 2 phần: - Phần 1: Thông tin về các hộ điều tra
- Phần 2: Đánh giá của các hộ dân về tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tại địa phương trong thời gian qua.