5. Bố cục của luận văn
1.1.5. Tác động của biến đổi khí hậu tới sản xuất nông nghiệp
a. Diện tích đất NN bị thu hẹp
Mực nước biển dâng cao khiến nhiều vùng bị xâm nhập mặn hay bị biển lấn át nên diện tích đất càng bị thu hẹp, trong đó có diện tích đất nông nghiệp. Các vùng canh tác ở hạ lưu sông ngòi bị thu hẹp diện tích và bị nhiễm mặn khiến năng suất và sản lượng bị ảnh hưởng. Hơn nữa, hạn hán cũng là một trong những hiện tượng khiến hoạt động sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Hạn hán làm thiếu nguồn nước tưới tiêu, đất khô cằn, nứt nẻ khiến cây cối không thể sinh trưởng, phát triển. Bão lũ cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến năng suất sản xuất nông nghiệp giảm mạnh khi có thể cuốn trôi hoặc phá tan diện tích lớn cây trồng và làm hư hỏng lương thực dự trữ.
b. Thiếu hụt nguồn nước
Nhiệt độ trung bình tăng cao, mưa gió, nắng nóng thất thường, lượng mưa thay đổi khiến không đủ nguồn nước cho tưới tiêu cũng như sinh hoạt. Sản xuất nông nghiệp lại là hoạt động luôn cần đến nguồn nước dồi dào, phong phú cho sự sinh trưởng của cây trồng. Khi nhiệt độ tăng lên 1°C thì nhu cầu tưới nước cho cây trồng sẽ tăng lên 10% nên các công trình thủy lợi sẽ không thể kịp thời đáp ứng lượng nước lớn cho sản xuất nông nghiệp trên vùng rộng lớn. Như vậy, sản xuất nông nghiệp sẽ khó đạt hiệu quả, năng suất cao khi gặp phải vấn đề thiếu hụt nguồn nước. Ở nước ta, khu vực miền Trung và Tây Nguyên là nơi thường xuyên nắng nóng với nhiệt độ cao, có thể xảy ra hạn hán, thiếu nước trầm trọng nên việc sản xuất nông nghiệp luôn bị ảnh hưởng, không đủ cung ứng nguồn lương thực cho người dân, ảnh hưởng tới đời sống của mọi người.
c. Gia tăng dịch bệnh
BĐKH làm thay đổi quy luật thủy văn của các con sông, gây nên hạn hán. Sự biến đổi về đất đai, nguồn nước, nhiệt độ sẽ kéo theo sự thay đổi về cơ cấu cây trồng và mùa vụ. BĐKH cũng làm thay đổi điều kiện sinh sống
của các loài sinh vật, làm mất đi hoặc thay đổi các mắc xích trong chuỗi và lưới thức ăn dẫn đến tình trạng biến mất của một số loài sinh vật ngược lại xuất hiện nguy cơ gia tăng các loại thiên dịch. Nhiệt độ tăng trong mùa đông tạo điều kiện cho nguồn sâu bệnh có khả năng phát triển nhanh và gây hại mạnh hơn. BĐKH làm phát sinh một số chủng, nòi sâu mới, gây hại cho SX và bảo quản nông sản, thực phẩm.
Trong thời gian qua, các dịch bệnh tai xanh, lở mồm long móng, cúm AH5N1 ở gia súc, gia cầm đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của ngành chăn nuôi. Mức độ trở nên nghiêm trọng hơn khi các dịch bệnh này lây lan sang người đe dọa tính mạng của con người trên toàn cầu.
Nhiệt độ Trái đất nóng hơn làm gia tăng mật độ côn trùng. Nhiều loài ruồi muỗi chỉ phát triển trong điều kiện thời tiết nóng và ẩm nay phát triển thuận lợi hơn khi không gian và môi trường sống của chúng được mở rộng. Hệ quả là những vùng có vĩ độ cao hơn sẽ xuất hiện những đàn ruồi muỗi và côn trùng vốn sống ở vùng có vĩ độ thấp. Nhiều người sống ở vùng lạnh trước kia nay phải đối đầu thêm một loạt chứng bệnh từ ruồi muỗi đem đến. Trong khi ở vùng nhiệt đới, sự dễ dàng thích nghi và biến thái của các vi khuẩn, vi rút sẽ là tiền đề cho những dịch bệnh mới mà trước đây hiếm khi xuất hiện.
d. Giảm năng suất và sản lượng
BĐKH tác động đến quá trình sinh trưởng, thời vụ gieo trồng, nguy cơ sâu bệnh của cây trồng vì vậy sẽ không thể mang lại năng suất cao cho nền sản xuất nông nghiệp của người dân. Nghiên cứu ở Viện lúa gạo quốc tế (IRRI, Philippines) trong giai đoạn 1979 - 2003, năng suất lúa đã giảm 10% khi nhiệt độ tối thiểu gia tăng thêm 1°C. Theo nghiên cứu tại đại học Reading (Anh), khi nhiệt độ tăng chỉ vài độ trên mức bình thường trong vài ba ngày ở thời kỳ ra hoa, thụ phấn của lúa nước, lúa mì, đậu phộng, đậu nành sẽ làm giảm năng suất rất trầm trọng. Các nhà khoa học ước tính nếu nhiệt độ tăng thêm 1°C thì năng suất lương thực sẽ giảm 17%. Hậu quả là đẩy giá lương thực tăng cao và nạn đói sẽ gia tăng ở các quốc gia, ngày nay có 1 tỷ người
đang thiếu dinh dưỡng. Vì vậy, sự cạnh tranh nguồn cung thức ăn giữa con người và vật nuôi sẽ ngày càng trở nên gay gắt hơn.
Báo cáo đánh giá của IPCC về tác động của BĐKH lên cây lương thực cho thấy ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ tăng lên sẽ ảnh hưởng xấu tới năng suất do ảnh hưởng trực tiếp đến thời kỳ nở hoa, thụ phấn (1°C đối với lúa mì và ngô, 2°C đối với lúa nước), nếu tăng lên 3°C sẽ gây ra tình trạng cực kỳ căng thẳng cho các loại cây trồng ở hầu hết các vùng. Nhiệt độ tăng lên 1°C, ngô giảm năng suất từ 5 - 20% và giảm đến 60% nếu nhiệt độ tăng thêm 4°C (Nguyễn Đức Ngữ, 1996). Tương tự, năng suất lúa giảm đến 10% đối với mỗi độ tăng lên. Năng suất các loại cây này có khả năng giảm đáng kể khi nhiệt độ mùa đông tăng cao. Nhiệt độ cũng làm cho tính bất dục đực của các dòng mẹ lúa lai bị đảo lộn, việc SX giống lúa lai sẽ gặp khó khăn hơn.
BĐKH và NN có mối quan hệ hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau. Đối với nhà nông, thời tiết đóng vai trò quyết định cho thành công hay thất bại, được mùa hay mất mùa. Ngược lại, NN cũng ảnh hưởng đến KH, vì thải ra các khí làm tăng HƯNK. Sự phát quang, phá rừng để trồng trọt, hoang hoá hay sa mạc hoá đất đai cũng làm thay đổi mặt vỏ Trái Đất, làm mất quân bình cán cân bức xạ nhiệt. BĐKH ảnh hưởng đến toàn bộ ngành NN&PTNT.