Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của biến đổi khí hậu tới sản xuất nông nghiệp tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 53 - 55)

5. Bố cục của luận văn

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Tình hình phát triển kinh tế có tác động chi phối thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn huyện. Trong những năm qua, kinh tế huyện Tân Sơn tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, một số ngành có mức tăng trưởng nhanh và toàn diện.

* Về tốc độ phát triển kinh tế: Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức

nhưng nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân chung có xu hướng tăng lên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2015-2017 bình quân chung đạt 12,07%, năm 2017 đạt 14,11%.

Năm 2017, tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn ước đạt 3.468 tỷ đồng, tăng 6,06% so với thực hiện năm 2016. Trong đó: Giá trị tăng thêm nông,

lâm, thuỷ sản đạt 881 tỷ đồng, tăng 5,71%; công nghiệp xây dựng đạt 1.560 tỷ đồng, tăng 5,83%; dịch vụ đạt 427 tỷ đồng, tăng 7,29% so với năm 2016. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn: Nông lâm thuỷ sản 19,17%; công nghiệp - xây dựng 62,83%; dịch vụ 18,01%.

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 322,3 tỷ đồng, đạt 146,2% dự toán tình giao và bằng 110,8% Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện; trong đó thu trên địa bàn 82,24 tỷ đồng đạt 119,7% dự toán tỉnh giao và bằng 100% Nghị quyết HĐND huyện. Tổng chi ngân sách nhà nước 273 tỷ đồng, đạt 113,1% Nghị quyết HĐND huyện, bằng 77,6% so với năm 2016. Thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm

Bảng 3.1: GDP bình quân giai đoạn 2015 - 2017

Năm Đơn vị tính Năm

2015

Năm 2016

Năm 2017

GDP bình quân đầu người Triệu đồng 12,12 13,41 16,59

Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội huyện Tân Sơn

Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tiến bộ, sản xuất lương thực tăng trưởng cao. Công nghiệp, dịch vụ, nhất là công nghiệp nông thôn được phát triển thích ứng dần với cơ chế thị trường. Tân Sơn có tới 12 làng nghề, trong đó có 6 làng nghề truyền thống, hiện đang phát triển thành thế mạnh và tiềm năng lớn của huyện; Tân Sơn có khu công nghiệp tập trung lớn quan trọng đang được đầu tư xây dựng, đến nay, trên phạm vi cả huyện có 2 cụm công nghiệp với tổng diện tích 730ha. Chính sách kinh tế nhiều thành phần được thực hiện nhất quán bằng việc sửa đổi, bổ sung hành lang pháp lý nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển bình đẳng.

3.1.2.2. Tình hình nhân khẩu và lao động

Dân số trung bình huyện Tân Sơn năm 2017 là 108.873 người, mật độ dân số trung bình toàn huyện là 1.043 người/km2. Tỷ suất sinh thô là 17,22‰, tỷ suất chết thô là 6,01‰, tăng dân số tự nhiên là 11,34‰.

Cơ cấu lao động của huyện Tân Sơn có sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp, xây dựng và các ngành dịch vụ khác. Lao động trong ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần: năm 2015 lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 54,94% trong tổng số lao động, đến năm 2016 giảm chỉ còn 51,01%, đến năm 2017 chỉ còn 48,35%. Tỷ lệ lao động ngành công nghiệp - xây dựng tương đối ổn định trong các năm gần đây ở mức trung bình 35%. Lao động trong lĩnh vực dịch vụ - thương mại tăng từ 10,72% năm 2015 lên 16,03% năm 2017. Lao động dịch chuyển kéo theo sự dịch chuyển trong cơ cấu ngành nghề và phát triển kinh tế nông hộ. Khi cơ cấu và trình độ lao động hợp lý sẽ làm cho hiệu quả sản xuất được nâng cao, ngược lại trình độ lao động thấp sẽ khiến cho người lao động khó tiếp cận với công nghệ cao. Tuy nhiên trình độ lao động qua đào tạo nghề tăng thì họ có cơ hội tham gia các lĩnh vực ngành nghề khác nhiều hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của biến đổi khí hậu tới sản xuất nông nghiệp tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)