5. Bố cục của luận văn
4.3. Định hướng cụ thể từng ngành từ năm 2018 2020
Phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp chất lượng cao - Tỷ trọng hàng hóa trong sản phẩm nông nghiệp từ 60 - 65%.
- Các mặt hàng nông sản có chất lương và giá trị cao của hộ gia đình huyện Tân Sơn chiếm 50% thu nhập hộ.
- Giá trị hàng hóa nông sản trong hộ gia đình trong trổng giá trị sản phẩm hàng hóa nói chung của vùng, trong đó:
* Trồng trọt
Phát triển ngành trồng trọt, hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, thực hiện đầu tư thâm canh, áp dụng các giống và quy trình sản xuất mới có năng suất, chất lượng cao.Bố trí lại cơ cấu cây trồng, mùa vụ và giống để giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh phù hợp cụ thể như sau:
- Sản xuất lương thực: Phát triển ổn định sản xuất lương thực theo hướng
ưu tiên diện tích có điều kiện nước tưới.
- Các cây trồng khác: Phát triển các loại cây trồng ít cần nước, chuyển một phần diện tích đất lúa năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản hoặc trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn.
Phát triển trồng các loại rau, đậu thực phẩm, đặc biệt là rau mầu vụ Đông và Đông Xuân, nâng diện tích trồng rau trong vùng. Ưu tiên phát triển rau sạch, rau an toàn; xây dựng một số vùng sản xuất rau sạch, rau an toàn tại các khu vực có điều kiện như: ven xã Tân Phú.
* Ngành chăn nuôi
- Quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư. Tập hợp các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thành một tổ chức có quyền lợi chung nhằm phát huy sức mạnh tập thể trong cơ chế thị trường, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, xác lập giá trị và mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Mỗi hộ tham gia thực hiện dự án, số lượng nuôi phải có quy mô lớn. - Lựa chọn các con giống phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện.
* Thuỷ sản
- Tiến hành lựa chọn những vùng trên địa bàn huyện có môi trường nuôi trồng thủy sản phù hợp để phát triển bền vững.
- Gia cố các ao, hồ thủy lợi, tránh vỡ, quấn trôi vào các mùa mưa lũ.