5. Bố cục của luận văn
4.5.2. Đối với huyện Tân Sơn
- Đưa kiến thức, thông tin về biến đổi khí hậu lên các đài phát thanh của xã, thôn để người dân nắm rõ và hiểu biết về biến đổi khí hậu.
- Tích cực tuyên truyền người dân tham gia tập huấn các lớp về biến đổi khí hậu, cũng như các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp.
- Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn để trao đổi, cập nhật các giống lúa, ngô mới, phương thức sản xuất cũng như cách phòng trừ sâu bệnh. - Khuyến khích người dân chuyển đổi phương thức sản xuất, có thể chuyển đổi sang mô hình kinh tế trang trại, chăn nuôi gia súc, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất dịch vụ, công nghiệp.
KẾT LUẬN
Một trong những vấn đề toàn cầu rất cần được quan tâm hiện nay là vấn đề biến đổi khí hậu. BĐKH không còn là vấn đề của riêng quốc gia nào mà cần sự chung tay góp sức của toàn bộ quốc gia trên thế giới. Cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế công nghiệp hiện đại, môi trường khí hậu cũng dần bị ảnh hưởng nặng nề và gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với mỗi quốc gia cũng như con người. Chúng ta có thể thấy hậu quả mà BĐKH gây ra chính là những cơn bão lớn, những mùa nắng nóng dữ dội, lũ lụt hạn hán xảy ra triền miên ở nhiều nơi gây ra thiệt hại lớn về tính mạng con người và vật chất, ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi quốc gia.
Luân văn “Tác động của biến đổi khí hậu tới sản xuất nông nghiệp huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ” đã đạt được một số mục tiêu sau:
Một là đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về biến đổi khí hậu bao gồm khái niệm, biểu hiện và nguyên nhân của biến đổi khí đồng thời tác giả chỉ những tác động của biến đổi khí hậu đến ngành sản xuất nông bằng những cơ sở thực tiễn, có số liệu minh chứng. Sự tác động của biến động của BĐKH ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Kinh nghiệm và các biện pháp khắc phục BĐKH.
Hai là đã đánh giá được thực trạng biến đổi khí hậu và các tác động của biến đổi khí hậu tới sản xuất nông nghiệp tại huyện Tân Sơn của tỉnh Phú Thọ trên ba lĩnh vực chính là trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Tác giả đã chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn.
Ba là trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng biến đổi khí hậu và các tác động của biến đổi khí hậu tới sản xuất nông nghiệp tại huyện Tân Sơn. Tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu tới sản xuất nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ bao gồm 2 nhóm giải pháp đó là giải pháp chung (Giáo dục và tuyên truyền; nâng cao năng lực thích ứng BĐKH; giải pháp về nguồn vốn) và giải pháp cụ thể cho từng ngành
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn(2008), Khung Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành Nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2008-2020.
2. Bộ Tài Nguyên & Môi Trường (2010), Công ước của liên hợp quốc về Biến
đổi khí hậu.
3. IPCC, 2007: Climate change 2007: Synthesis report, New Yord USD. 4. Nguồn: Giáo trình “kinh tế nông nghiệp”, Phạm Quang Tuấn.
5. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (1996), Biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong những năm qua và xu thế biến đổi trong những năm tới - Tuyển
tập công trình về biến đổi khí hậu - Tập 1, Hội thảo chuyên đề về đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu: Mối liên quan đến đói nghèo và phát triển bền vững Hà Nội, Ngày 22-23 tháng 05 năm 2007.
6. Nguyễn Hùng Nguyệt (2010), Giáo trình Dịch tễ học môi trường 2010, Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
7. Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Trọng Hiếu, Trần Thục (2010), Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam - viện khoa học khí thượng thủy văn và môi trường, Viện khoa học khí thượng thủy văn và môi trường Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Viết (2002), Biến đổi khí hậu và chiến lược nông nghiệp Việt
Nam - Viện khí tượng thủy văn, Báo cáo hội thảo khoa học viện KH
KTTV& MT năm 2008.
9. S. Rahmstorf, Hans J. Schellnhuber, (2008) “Khí hậu biến đổi thảm kịch vô tiền khoáng hậu trong lịch sử nhân loại”, (Bản dịch của Nguyễn Quang
San, Nhà xuất bản trẻ).
10.Trung tâm kỹ thuật môi trường (CEE), Báo cáo chuyên đề: Tác động của
biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến hoạt động Nông nghiệp,
11.Tác giả bài viết: Phạm Đình Văn - Đài KTTV khu vực Việt Bắc. 12.Theo tài liệu của WHO và Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế.
13.Trung tâm kỹ thuật môi trường (CEE), Báo cáo chuyên đề: Tác động của
biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến hoạt động Nông nghiệp,
www.soctrang.gov.vn/wps/ …/chuyen+de+19-nong+nghiep.doc
14.UBND huyện Tân Sơn, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh Năm 2015; Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện năm 2016.
15.UBND huyện Tân Sơn, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh Năm 2016; Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện năm 2017.
16.UBND huyện Tân Sơn, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh Năm 2017; Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện năm 2018.
17.Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2011), Tài liệu hướng
dẫn Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng, Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà
Nội.
18.Vũ Chi Cương (2010), “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, môi trường đến
chăn nuôi và chiến lược chăn nuôi nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, môi trường”, Tạp chí khoa học chăn nuôi.
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ TÁC ĐỘN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Thông tin phỏng vấn
Mã số bảng hỏi: ...
Thời gian phỏng vấn (giờ, ngày tháng năm): ...
Họ và tên người phỏng vấn: ...
Họ và tên người trả lời:………Số điện thoại:…… ...
Bản – Xã - Huyện - Tỉnh:...
...
I. ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU
1. Hộ gia đình của anh/chị được xếp vào nhóm hộ nào (theo đánh giá của xã/bản/thôn) ?
1: Nghèo 2: Cận nghèo 3: TB 4: Khá, Giàu
2. Anh/chị thuộc dân tộc gì?
1: Kinh; 2: H’mong; 3: Tày; 4: Nùng; 5: Dao; 6: Sán chay; 7: Hoa; 8. Cao Lan
3.Gia đình chị có bao nhiêu người, giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp? TT Họ và tên Quan hệ với chủ hộ Giới tính Nam…1 Nữ …. 0 Tuổi Trình độ học vấn (1-8)1 Nghề nghiệp A B C D E F 1 Chủ hộ: 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Ghi chú: 11: Không biết đọc, biết viết; 2: Biết đọc, biết viết; 3: Tiểu học; 4: Trung học cơ sở; 5: Trung học phổ thông; 6: Dạy nghề ngắn hạn, dài hạn; 7: Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng; 8: Đại học và Sau đại học.
4. Tổng số năm đi học của chủ hộ:…..……....năm
5. Tổng số năm đi học của thành viên quan trọng thứ 2 trong gia đình:……..…….….năm
6. Số năm kinh nghiệm làm nông nghiệp của chủ hộ?...năm
7. Số năm kinh nghiệm làm nông nghiệp của thành viên quan trọng thứ 2 trong gia đình? ... năm
8. Gia đình anh/chị đã có ai tham gia khóa tập huấn nào về sản xuất nông nghiệp chưa?
9. Anh/chị thấy các khóa tập huấn này có ích cho anh/chị trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của gia đình không?
1. Rất không có ích 2. Không có ích 3. Bình thường 4. Có ích 5. Rất có ích
10. Anh/chị có thường xuyên tiếp cận với các hoạt động khuyến nông tại địa phương không?
1. 0 lần/năm 2. 1-2 lần/năm 3. 1-2 lần/quý 4. 1-2 lần/tháng
11. Anh/chị thấy các hoạt động khuyến nông tại địa phương có ích trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của gia đình không?
1. Rất không có ích 2. Không có ích 3. Bình thường 4. Có ích 5. Rất có ích
12. Trong 1 năm vừa qua, có bao nhiều lần cán bộ khuyến nông đến làm việc với gia đình anh/chị?...
II.TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1. Trong 5 năm vừa qua, có các hiện tượng thiên tai nào ảnh hưởng đến cuộc sống của gia đình anh/chị? (có thể lựa chọn nhiều hơn một đáp án).
1: Bão, áp thấp nhiệt đới; 2: Mưa lớn; 3: Lốc, sét, mưa đá; 4: Lũ, ngập lụt; 5: Lũ quét; 6: Nắng nóng; 7: Hạn hán; 8: Rét đậm, rét hại; 9: Sương muối ; 10: Khác:………….
2. Theo đánh giá của anh/chị, các hiện tượng thiên tai này ảnh hưởng như thế nào đến việc trồng trọt của các gia đinh.
2.1.Về diện tích đất nông nghiệp
2.2. Về năng suất cây trồng
Tăng ít Tăng nhiều Không đổi Giảm ít Giảm nhiều 2.3 Về thời vụ
Thay đổi Không thay đổi Không biết 2.4 Về sâu hại dịch bệnh
Tăng ít Tăng nhiều Không đổi Giảm ít Giảm nhiều
3. Theo đánh giá của anh/chị, các hiện tượng thiên tai này ảnh hưởng như thế nào đến việc chăn nuôi của các gia đinh.
TT Hiện tượng thiên tai
Chăn nuôi Thủy sản Nguồn lương thực Tăng nguy cơ dịch bệnh Giảm sản lượng Giảm chất lượng Tăng chi phí
1 Bão, áp thấp nhiệt đới 2 Mưa lớn 3 Lốc, sét, mưa đá 4 Lũ, ngập lụt 5 Lũ quét 6 Nắng nóng 7 Hạn hán 8 Rét đậm, rét hại 9 Sương muối 10 Khác:
4. Anh/chị đã thực hiện các biện pháp nào để ứng phó với các hiện tượng thiên tai hay không, hiệu quả của các biện pháp này?
STT Tên biện pháp
Áp dụng 1: Có 0: Không
Hiệu quả của biện pháp
(1-5) 1
1 Thay đổi thời gian trồng trồng
2 Thay đổi cơ cấu giống cây trồng/ Loại cây trồng
3 Luân canh cây trồng 4 Thay đổi giống cây trồng
5 Trồng nhiều giống cây khác nhau 6 Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
7 Sử dụng biện pháp bảo vệ đất nông nghiệp 8 Chuyển đổi đất trồng trọt sang mục đích sử
dụng khác
9 Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người dân bị ảnh hưởng
Ghi chú: 11: Rất không hiệu quả; 2: Không hiệu quả; 3: Bình thường; 4: Hiệu quả; 5: Rất hiệu quả