Phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của biến đổi khí hậu tới sản xuất nông nghiệp tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 28 - 30)

5. Bố cục của luận văn

1.1.6. Phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông

nông nghiệp

1.1.6.1. Đánh giá tác động dựa vào kịch bản của biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học đánh giá tác động của biến đổi khí hậu từ quá khứ đến hiện tại và tương lai chủ yếu dựa trên những kịch bản của biến đổi khí hậu. Mục tiêu của việc xây dựng kịch bản về biến đổi khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, nước biển dâng..) là đưa ra những thông tin cơ bản về xu thế biến đổi khí hậu trong tương lai trên cơ sở các kịch bản khác nhau về sự phát triển kinh tế- xã hội ở quy mô toàn cầu và thông qua đó là mức độ phát thải khí nhà kính trong thế kỷ 21.

Khi đánh giá tác động và xác định các giải pháp thích ứng cần tính đến những trường hợp khác nhau về sự thay đổi khí hậu và các kịch bản phát triển có thể xảy ra trong tương lai. Bên cạnh đó, cần có sự am hiểu sâu sắc về lĩnh vực chịu tác động đang xem xét, vị trí địa lý, các đặc điểm khác nhau của địa bàn. Cập nhật khi có các thông tin bổ sung về các kịch bản biến đổi khí hậu hoặc các thay đổi về định hướng phát triển của địa phương. Khi tham gia vào hoạt động đánh giá tác động của biến đổi khí hậu thì các bên cần phải được tập huấn thêm về kiến thức cũng như kỹ năng liên quan đến tổ chức thực hiện đánh giá [3].

Cơ sở để xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu: (1) Sự phát triển kinh tế ở quy mô toàn cầu; (2) Dân số và mức độ tiêu dùng; (3) Chuẩn mực cuộc sống và lối sống; (4) Tiêu thụ năng lượng và tài nguyên năng lượng; (5) Chuyển giao công nghệ; (6) Thay đổi sử dụng đất.

1.1.6.2. Đánh giá tác động dựa vào sự thay đổi các hiện tượng thời tiết cực đoan

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu dựa vào sự thay đổi của các hiện tượng thời tiết cực đoan như: lũ lụt, rét, hạn hán, bão... để chỉ ra được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với địa phương như thế nào, vào thời điểm nào, mức độ thiệt hại ra sao và đối tượng nào bị tác động mạnh nhất.

Trước tiên để đánh giá tác động thì cần phải làm rõ được sự thay đổi của các hiện tượng thời tiết cực đoan về cường độ mạnh hay yếu, tần suất xuất hiện nhiều hay ít, thời gian xuất hiện sớm hay muộn và tính bất thường được thể hiện như thế nào. Đánh giá tác động cần phải xác định được mối liên hệ giữa các hiện tượng thời tiết cực đoan với các đối tượng chịu ảnh hưởng để tìm ra được hiện tượng nào tác động mạnh nhất và đối tượng nào bị tác động nhiều nhất. Trên cơ sở đó, đưa ra được các giải pháp thích ứng để giảm nhẹ thiệt hại do tác động của biến đổi khí hậu gây ra. Hỗ trợ cho việc chuyển đổi từ đối phó sang thích ứng đòi hỏi những nỗ lực hợp tác và cùng tham gia. Tập trung hàng đầu trong tương lai cho việc đầu tư về biến đổi khí hậu là nâng cao

khả năng phục hồi của các hệ thống xã hội và sinh thái. Tuy nhiên, việc này chỉ có thể thực hiện được thông qua sự tham gia tích cực của cộng đồng gắn với những sinh kế của người dân, để có thể quản lý tốt hơn nguồn tài nguyên và cải thiện sự bền vững trong các hoạt động tạo sinh kế của chính họ.

Trong nghiên cứu này, sẽ đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp dựa vào sự thay đổi cường độ, tần suất và tính hoạt động bất thường của các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của biến đổi khí hậu tới sản xuất nông nghiệp tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)