Biểu hiện của biến đổi khí hậu trên địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của biến đổi khí hậu tới sản xuất nông nghiệp tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 60 - 63)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2. Biểu hiện của biến đổi khí hậu trên địa bàn nghiên cứu

Tại địa phương trong mấy năm gần đây chủ yếu là thời tiết nắng nóng kéo dài, rét đậm rét hại, mưa nhiều do ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh, mưa bão thất thường không theo mùa như trước đây. BĐKH có khả năng làm tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, tố, lốc, các thiên tai liên quan đến nhiệt độ và mưa như thời tiết khô nóng, lũ lụt, ngập úng hay hạn hán, rét hại, sâu bệnh, làm giảm năng suất và sản lượng của cây trồng và vật nuôi.

BĐKH gây nguy cơ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Sự thay đổi nhiệt độ trên địa bàn huyện Tân Sơn được thể hiện trên 3 giá trị: nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tối thiểu và nhiệt độ tối cao.

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 240C, nhiệt độ tối cao trung bình là 300C và nhiệt độ tối thấp trung bình là 16,20C. Biểu hiện chênh lệch nhiệt độ

gia tăng.Nhiệt độ cao nhất thường vào tháng 7 trong năm, do đây là thời kỳ gió mùa Tây Nam, là thời kỳ nóng nhất trong mùa khô.

Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, chiếm 70% lượng mưa cả năm, tập trung vào các tháng 6, 7, 8. Hướng gió chính là Nam và Đông Nam, mùa này lượng mưa lớn, gần như lượng mưa tập chung vào cả mùa nóng.

Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chiếm 10 - 20% lượng mưa cả năm. Hướng gió chủ yếu là hướng Bắc và hướng Đông Bắc. Mùa này thường có rét kéo dài, nhiệt độ thấp, lượng nước bốc hơi lớn. Gió: Có 2 loại gió chính là gió mùa Đông Bắc và gió Đông Nam.

+ Gió mùa Đông Bắc kèm theo khí hậu lạnh làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng vụ đông xuân, thường xuất hiện vào tháng 12 đến tháng 3 năm sau.

+ Gió Đông Nam xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 11 trong năm mang lại khí hậu mát mẻ kèm theo mưa nhiều.

+ Ngoài ra còn có gió Tây Nam thường xuất hiện xen kẽ trong mùa thịnh hành của gió Đông Nam, mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày. Gió Đông Nam khô, nóng ẩm, độ ẩm không khí thấp, nhiều khi xuất hiện sương muối.

Mùa nóng nhiệt độ không khí cao, độ ẩm không khí cũng cao.Tháng 4 là tháng chuyển từ mùa lạnh sang mùa nóng và tháng 10 là tháng chuyển từ mùa nóng sang mùa lạnh. Độ ẩm: độ ẩm trung bình năm dao động từ 78% - 87%, trong đó tháng 3 là tháng có độ ẩm cao nhất: 87%, tháng 12 có độ ẩm thấp nhất: 76%.

Lượng mưa trung bình tháng là 119,63mm, lượng mưa thấp nhất thường xảy ra vào tháng 1- 4. Hiện tượng “mưa nắng thất thường” do ảnh hưởng của BĐKH trên toàn cầu được biểu hiện: Vào mùa mưa, tần suất mưa và chu kỳ mưa đã có sự thay đổi đáng kể.

Trong những năm qua mưa thường đến sớm, kéo dài và kết thúc muộn. Mưa kéo dài lũ về khiến cho nhiều nơi bị ngập. Đối với hiện tượng mưa do

ảnh hưởng của bão, áp thấp thường kèm theo sấm chớp, gió lốc, gió lốc gây ra nhiều thiệt hại đối với hoa màu và cơ sở vật chất của bà con, nhiều đợt mưa kèm theo gió lốc diện tích cây keo, cây trồng ăn quả, nhiều nhà cửa bị tốc mái, hỏng hóc…

Lũ lụt thường xảy ra ít hơn vì chỉ những hộ gần kênh và mương nước khi có mưa lớn kéo dài mới xảy ra tình trạng lũ lụt gập úng. Hạn hán xảy ra do mưa quá ít, lượng mưa nhận được không đáng kể trong một thời gian dài, có thể hầu như quanh năm, do lượng mưa trên khu vực trong một thời gian dài thấp.

Lượng mưa tuy không ít lắm, nhưng trong một thời gian nhất định trước đó không mưa hoặc lượng mưa chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của sản xuất và môi trường xung quanh.

Nắng nóng: Thời tiết mấy năm gần đây ngày càng kéo dài những ngày nắng nóng, mỗi năm có thể phải chịu từ 2 - 3 đợt nắng nóng nhất là vào những vụ hè đợt nắng nóng từ tháng 5 - 9 trong những đợt nắng nóng có thời điểm nhiệt độ lên đến 29oC gây nhiều khó khăn trong sản xuất và sinh hoạt do nắng nóng nên năng suất lao động cũng giảm, nhiều người dân làm việc còn bị mệt, say nắng bên cạnh đó nắng nóng kéo dài cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây lúa, ngô, lạc… Đặc biệt là các loại cây trồng chính của bà con như lúa,cây chè bị cháy lá cây khô cằn và có thể làm chết cây chè hàng loạt, những loại sâu bệnh như rầy xanh, bọ xít muỗi, nhện đỏ… gặp nhiệt độ thích hợp thì các loại sâu bệnh càng gia tăng phát triển làm giảm năng suất thu hoạch của bà con.

Nắng làm mực nước sông, suối bị giảm, gây nguy cơ cháy rừng cao, công tác quản lý rừng gặp khó khăn. Mưa nhiều: Ngoài nắng nóng ra thì mưa nhiều cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây nếu với lượng mưa vừa đủ có thể cung cấp nước cho cây thêm xanh tốt, tuy nhiên nếu mưa kéo

còn làm cho đất bị bạc màu mất dinh dưỡng do bị nước mưa cuốn trôi, do mưa nhiều không kịp thời phun trừ sâu bệnh đúng thời gian làm phát sinh nhiều sâu bệnh sâu cuốn lá…

Ảnh hưởng lớn đến sản xuất chè của bà con, chính vì vậy trong những ngày này cần thực hiện tốt các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cho cây để đảm bảo năng suất, chất lượng. Rét hại, hạn hán: ảnh hưởng mà các cây trồng, nếu thời tiết rét mướt, rét đậm, rét hại sẽ cản trở sinh trưởng phát triển của cây chậm, còi cọc.

Vào những vụ đông do thời tiết rét khô cây bị thiếu nước, không phát triển được chất lượng bị giảm đi, hạn hán kéo dài nguồn nước tưới tiêu cho cây trồng thiếu cây không thể phát triển lá bị khô héo cây có thể bị chết gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thu nhập các hộ. Sự thay đổi thời tiết bất thường nắng nóng kéo dài,mưa nhiều không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp mà còn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, sinh kế của người dân.

Những năm gần đây các hiện tượng BĐKH ngày càng xuất hiện nhiều hơn do ảnh hưởng từ BĐKH, mưa bão lũ lụt nhiều hơn mỗi năm người dân phải hứng chịu từ 2 - 3 cơn lũ gây thiệt hại nặng nề về lúa và hoa màu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của biến đổi khí hậu tới sản xuất nông nghiệp tại huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)