7. Kết cấu của khoá luận
2.3.2. Những mặt hạn chế
Bên cạnh những điểm sáng thì vẫn còn những hạn chế như sau tồn tại trong công tác tuyển dụng của Công ty CPCK Tân Việt:
Thứ nhất, quy trình tuyển dụng của công ty bắt đầu bằng việc xác định nhu cầu tuyển dụng rồi chờ phê duyệt của Ban giám đốc rồi mới bắt đầu thực hiện. Tuy đây là điểm khiến cho quy trình tuyển dụng của công ty trở nên chặt chẽ nhưng đó cũng là điểm khiến cho công tác tuyển dụng bị chậm trễ, trì hoãn hơn so với dự kiến. Việc phải chờ xét duyệt quá nhiều lần với các vị trí đang cần tuyển gấp do khối lượng công việc phát sinh lớn sẽ làm tăng khả năng công ty sẽ không kịp tuyển nhân sự, làm giảm thiểu hiệu quả công việc.
Thứ hai là về công tác đăng tuyển. Tính đến thời điểm tháng 5/2021, công ty mới chỉ đăng ký gói đăng tin tuyển dụng trên trang Vietnamworks cho tổng cộng 10 vị trí với chi phí là 20.000.000 đồng. Hiện tại công ty đang trong giai đoạn phát triển thị trường mạnh mẽ, do đó nhu cầu tuyển dụng là rất lớn, số vị trí cần tuyển dụng cũng rất nhiều. Việc chỉ có thể sử nguồn chi phí tuyển dụng có hạn khiến việc đăng tin tuyển dụng rộng rãi trên các trang thông tin tuyển dụng uy tín là không thể. Và điều đó cũng khiến cho công ty có thể lỡ mất cơ hội để thu hút được các ứng viên tiềm năng. Không những thế, việc chỉ đăng tuyển trên Vietnamworks mà bỏ qua rất nhiều các trang thông tin việc làm với số lượng người dùng đông đảo khác như Careerlink, Careerbuilder, TOPCV,YBOX.vn là một sự thiếu sót có thể khiến công ty bỏ lỡ những ứng viên tiềm năng phù hợp với vị trí cần tuyển.
Thứ ba, phòng Nhân sự hiện nay vẫn chưa xây dựng và thiết kế được một bộ lưu trữ dữ liệu thông tin cùng kết quả phỏng vấn của những ứng viên đã ứng tuyển vào công ty. Việc tất cả hồ sơ ứng viên chỉ được lưu trữ một cách thủ công trong hòm thư của chuyên viên tuyển dụng khiến cho việc kiểm soát số lượng ứng viên ứng tuyển cũng như đo lường các chỉ số như số lượng hồ sơ phù hợp, số ứng viên trúng tuyển, số người từ chối phỏng vấn, những người đã được mời phỏng vấn, hiệu quả của chi phí đăng tin tuyển dụng, kết quả của hoạt động tuyển dụng... trở nên khó khăn hơn. Việc không có một bộ dữ liệu thông tin các ứng viên cũng có thể khiến công ty mất đi cơ hội tuyển được ứng viên phù hợp với vị trí cần tuyển trong tương lai.
Thứ tư là về việc quyết định chế độ đãi ngộ. Số lượng ứng viên từ chối nhận việc vì cảm thấy mức lương chưa xứng đáng và số nhân viên nghỉ việc do không hài lòng về mức lương và chế độ của công ty vẫn còn khá nhiều. Điều này cho thấy công tác thỏa thuận chế độ lương thưởng đối với ứng viên của công ty vẫn chưa tốt.
Thứ năm, trong tổng số 443 nhân sự của công ty thì có đến 170 người tương đương 95,13% nhân sự của khối môi giới và 377 người tương đương 95,68% nhân sự của các khối phòng ban kinh doanh chưa có các chứng chỉ đào tạo về nghiệp vụ chứng khoán. Đây là một điểm trừ lớn trong hoạt động tuyển dụng của công ty vì nó đồng nghĩa với việc chất lượng ứng viên sẽ bị giảm đi so với mong muốn, cần thêm
thời gian để ứng viên chứng tỏ năng lực của mình. Không những thế, việc tuyển dụng nhiều ứng viên vào các khối kinh doanh chưa có chứng chỉ sẽ khiến cho công ty phải tiêu tốn một lượng chi phí khổng lồ cho công tác hỗ trợ chi phí học tập để lấy chứng chỉ đào tạo cho nhân viên. Ước tính công ty sẽ phải bỏ ra một lượng chi phí khoảng 7.880 triệu đồng tiền chi phí đào tạo chứng chỉ cho cán bộ nhân viên. Con số này sẽ làm gia tăng chi phí quản lý doanh nghiệp và tổng chi phí của toàn công ty.
Cuối cùng, việc lưu trữ hồ sơ, giấy tờ cần thiết để nắm được thông tin của các nhân viên mới sau khi ký kết hợp đồng lao động của công ty cũng chưa tốt. Tuy rằng tất cả các nhân sự mới vào đều được yêu cầu phải cung cấp đầy đủ các thông tin và bản sao công chứng các giấy tờ cần thiết, tuy nhiên có tới khoảng 95% nhân sự trong công ty không cung cấp đầy đủ các hồ sơ, bản sao giấy tờ cần thiết sau khi vào làm việc. Thậm chí còn có rất nhiều nhân viên thiếu hầu hết các giấy tờ quan trọng, cần thiết để soạn thảo hợp đồng lao động giữa hai bên. Ngoài ra công tác lưu trữ hồ sơ mà người lao động đã nộp cũng rất thủ công và lộn xộn, không được sắp xếp theo một trật tự nhất định, gây ra nhiều cản trở trong các hoạt động, công việc hàng ngày của Phòng Nhân sự.
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân khách quan:
Hoạt động thu hút nhân tài của các CTCK hiện nay có sự cạnh tranh rất lớn: Ngành Tài chính - chứng khoán đang rất phát triển, nhiều CTCK với tiềm lực tài chính lớn cũng đang mở rộng quy mô hoạt động và phát triển thị trường. Do đó, nhu cầu tuyển dụng của các công ty trong ngành này đều ở mức cao. Các CTCK hiện nay đều có quy chế lương thưởng và đãi ngộ, những chính sách nhân sự vô cùng hấp dẫn, khác biệt, có sức cạnh tranh mạnh mẽ trong thị trường lao động của ngành Tài chính - Chứng khoán. Khi ứng viên có nhiều cơ hội để lựa chọn chỗ làm thì họ sẽ dễ bỏ việc, từ chối nhận việc nếu thấy chế độ đãi ngộ của công ty chưa thỏa đáng.
Ở nước ta nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế. Tuy rằng nguồn lao động nước ta rất dồi dào nhưng lao động trong ngành Tài chính - Chứng khoán mà
vừa được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, vừa có kinh nghiệm làm việc dày dặn không nhiều, hầu hết là những người đã lớn tuổi, thời gian làm việc không còn lâu. Còn các sinh viên mới ra trường thì hầu hết đều chưa đáp ứng được các yêu cầu của công việc do chỉ được đào tạo bằng các chương trình giáo dục đặt nặng về mặt lý thiếu và thiếu tính thực hành, tính thực tế.
Nguyên nhân chủ quan:
Công ty vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức cho hoạt động tuyển dụng, vẫn để cho quy trình có những sự rườm rà với nhiều bước phê duyệt, gây cản trở tiến độ của việc tuyển dụng.
Ngoài ra, việc đánh giá hoạt động tuyển dụng cũng chưa được chú trọng khi công ty mới chỉ có những sự đánh giá mang tính chủ quan mà chưa có sự khảo sát thu thập ý kiến, nhân xét và phản hồi của người được tuyển dụng. Điều đó vô hình chung đã tạo ra sự thiếu khách quan trong việc đánh giá cũng như tạo sự khó khăn trong việc đưa ra những giải pháp khắc phục các vấn đề còn tồn đọng để hoàn thiện hoạt động tuyển dụng.
Cuối cùng, việc nhu cầu tuyển dụng tăng cao đã gây ra áp lực cho hoạt động tuyển dụng. Từ đó dẫn đến việc thực hiện quy trình tuyển dụng dễ gặp nhiều thiếu sót và chưa được đánh giá triệt để.
Ket luận chương 2
Hoạt động tuyển dụng nhân lực tại Công ty CPCK Tân Việt đang được thực hiện một cách chặt chẽ, tuyển dụng được nhiều nhân viên phù hợp, có trình độ học thức cao, đáp ứng tốt các yêu cầu công việc. Cùng với những thành tựu đã đạt được thì hoạt động tuyển dụng của công ty vẫn còn một số hạn chế hiện hữu cần sớm được giải quyết trong tương lai. Ban Giám đốc cũng như Phòng Nhân sự của công ty nên nhìn nhận thẳng thắn những nhược điểm còn đang hiện hữu để tìm ra nguyên nhân gốc rễ để đưa ra những giải pháp phù hợp. Quy trình tuyển dụng của Công ty cần phải bổ sung thêm và thay đổi một số yếu tố để có thể hoàn thiện và trở nên phù hợp hơn với tình hình thực tế.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TÂN VIỆT 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt trong thời gian tới
Mỗi một công ty, doanh nghiệp hay tổ chức nào muốn phát triển bền vững và lâu dài thì đều phải có được những chiến lược, định hướng và mục tiêu rõ ràng. Thị trường chứng khoán ngày càng khó khăn và biến động khôn lường, các vấn đề xã hội lớn như dịch bệnh ngày càng căng thẳng, tiềm ẩn rất nhiều cơ hội nhưng cũng đem đến rất nhiều thách thức cho một CTCK. Đứng trước thực tế đó, công ty CPCK Tân Việt cần phải xây dựng những mục tiêu, chiến lược phát triển cụ thể cho từng năm, từng giai đoạn và từng thời kỳ.
3.1.1. Mục tiêu
- Tiếp tục thực hiện các mục tiêu dài hạn mà công ty đã đề ra:
+ “Phát triển thương hiệu TVSI trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán”.
+ “Trở thành tổ chức tài chính hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực môi giới trực tuyến và đầu tư - tư vấn tài chính”.
+ “Đào tạo, phát triển chất lượng nhân sự là yếu tố cốt lõi”.
+ “Tối đa hóa giá trị tài sản của các cổ đông”.
- Tiếp tục thực hiện các mục tiêu đối với môi trường, xã hội và cộng đồng mà công ty đã và đang thực hiện:
+ “Đóng góp vào sự phát triển của ngành chứng khoán và nền kinh tế”.
+ “Xây dựng đội ngũ cán bộ/nhân viên có kinh nghiệm, trình độ và gắn bó với nghề nghiệp”.
+ “Tích cực tham gia vào các hoạt động có ích cho xã hội và cộng đồng”. - Nâng vốn điều lệ lên 2.000.000.000 đồng
- Doanh thu đạt trên 1.042.700.000.000 đồng
- Lợi nhuận trước thuế đạt mốc 293.100.000.000 đồng
- Kiểm soát tốt các loại chi phí cũng như giảm thiểu chi phí hoạt động xuống dưới mức 50% doanh thu hoạt động.
- Tiếp tục mở thêm 2 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và 4 chi nhánh tại các tỉnh miền Trung.
- Tiếp tục đẩy mạnh các dịch vụ giao dịch trực tuyến để phục vụ cho công tác phòng - chống dịch bệnh COVID-19.
3.1.2. Định hướng
Trong suốt 15 năm hoạt động trên thị trường chứng khoán, TVSI đã khẳng định được vị thế của mình, là một trong những CTCK hàng đầu nước ta với rất nhiều thành tích nổi bật, hàng loạt giải thưởng danh giá và sự công nhận đến từ các công ty đối thủ cũng như là nhà đầu tư và khách hàng.
Bước vào năm một 2021 với đầy rẫy những khó khăn và biến động trong đời sống xã hội cũng như trên thị trường. Đầu tiên là những khó khăn đến từ bất ổn nội tại của nền kinh tế như: Chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế thấp, Nợ công cao, Nợ xấu Ngân hàng chưa được giải quyết triệt để, giá dầu biến động khó lường dưới tác động của đại dịch COVID-19. Lương tối thiểu, lương đóng bảo hiểm tăng mạnh khiến các doanh nghiệp sẽ gặp thêm rất nhiều khó khăn. Chất lượng hoạt động đầu tư, thất thoát lãng phí trong đầu tư, mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt khi hội nhập toàn cầu. Sự phụ thuộc của nền kinh tế vào bên ngoài vẫn rất lớn. Ngoài ra, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ chịu tác động, ảnh hưởng trước dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, đặc biệt sự đi xuống của kinh tế của một số nước lớn như Hoa Kỳ, Ấn Độ và Liên minh Châu Âu do những diễn biến phức tạp của dịch bệnh tại các khu vực này. Tác động của những sự kiện này đối với Việt Nam tuy chậm, nhưng kéo dài hơn so với nhiều nước. Tựu chung lại thì thị trường chứng khoán trong những năm tới sẽ có chút kỳ vọng vào một số điểm sáng như dự báo. Kinh tế vĩ mô sẽ ổn định và tăng trưởng, việc hội nhập sâu rộng vào các Hiệp định Thương mại tự do, hay các chính sách hỗ trợ thị trường chứng khoán sẽ có tác dụng tích cực hơn. Tuy nhiên, nhìn chung, thị trường chứng khoán trong những năm tới được dự báo sẽ còn rất nhiều khó khăn và khó có thay đổi tích cực mang tính đột biến.
Nhận thức được điều đó, về phía TVSI, với góc nhìn thị trường những năm tới là còn nhiều khó khăn. Rủi ro lớn nhất của năm 2021 và các năm sau đó chính là
sự bất ổn của thị trường và xã hội do những tác động tiêu cực của đại dịch COVD- 19. Chủ trương chung của TVSI là tiếp tục cố gắng đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh cốt lõi như môi giới, dịch vụ tài chính, tăng cường công tác quản trị rủi ro và tận dụng thành công cơ hội đầu tư phát sinh trong năm. Tiếp tục tập trung vào hoạt động chăm sóc nâng cao độ thỏa mãn khách hàng về dịch vụ, chính sách chăm sóc khách hàng chuyên biệt, phát triển sản phẩm và chính sách giao dịch ký quỹ ổn định thu hút khách hàng sử dụng linh hoạt dịch vụ tài chính là chiến lược trọng tâm của TVSI là cơ cở để TVSI giữ vững và giành lại thị phần trong năm 2021 cũng như các năm tới. Thị trường còn nhiều bất ổn, quy mô doanh nghiệp phát triển nên TVSI chú trọng vào hoạt động quản trị rủi ro, kiểm soát tốt các rủi ro, đảm bảo sự minh bạch trong hoạt động và đầu tư bởi các bộ phận độc lập, khách quan. TVSI lên kế hoạch từng bước nâng cao năng lực vốn tài chính bằng việc thông qua tăng vốn điều lệ để không bỏ lỡ những cơ hội phát triển thị trường mới: Phái sinh, giao dịch T+0 và nguồn khách hàng trực tuyến. Liên kết với các đối tác chiến lược để có những hoạt động hiệp trợ trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ mới cho nhà đầu tư, tăng cường nhận diện thương hiệu của TVSI.
Chiến lược của TVSI trong giai đoạn 2021-2025 là:
- Chiến lược dẫn đầu: “Luôn luôn đi đầu phát triển sản phẩm mới”.
- Tạo sự khác biệt: “Cung cấp giá trị gia tăng cho khách hàng so với đối thủ cạnh tranh với cùng quy mô, và tránh đối thủ sao chép dịch vụ”.
- Chiến lược tập trung: “Tập trung vào hoạt động môi giới, và dịch vụ tín dụng làm nền tảng”.
- “Tăng trưởng thông qua hợp tác, liên minh đối tác chiến lược”.
Như vậy, trong cả ngắn hạn và dài hạn, Chứng khoán Tân Việt đều đã có kế hoạch phát triển cụ thể vỡi những mục tiêu cũng như lộ trình phát triển cụ thể và rõ ràng. Vẫn còn rất nhiều thách thức và cơ hội vẫn đang chờ đợi Tân Việt trong chặng đường phía trước. TVSI vẫn đang không ngừng nỗ lực để có thể hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ hơn nữa. TVSI luôn lấy khách hàng làm trung tâm và lấy việc tạo ra ấn tượng riêng trong lòng khách hàng cùng với việc đáp ứng, thoả mãn nhu cầu của khách hàng làm cốt lõi. Cùng với đó, Tân Việt tiếp tục áp dụng đầy đủ và chính xác
các quy định, quy trình chuyên nghiệp đã được công ty xây dựng và ngày càng nâng cao và cải thiện công tác quản trị rủi ro. TVSI đang nỗ lực tìm kiếm, xây dựng và khai thác nguồn nhân lực trẻ với trình độ kiến thức chuyên môn và năng lực cao.
3.1.3. Định hướng phát triển nguồn nhân lực và hoạt động quản trị nhân lực, hoạt động tuyển dụng của công ty trong thời gian tới
Cùng với phát triển nguồn vốn và sản phẩm, với sứ mệnh được xác định tạo điều kiện tốt cho phát triển con người để phát triển bền vững, TVSI luôn chú trọng phát triển con người bằng các khóa đào tạo và thông qua chính sách ESOP để gắn bó hơn với người lao động. Trong thời gian sắp với, Tân Việt sẽ tiếp tục cải thiện