5. Kết cấu của luận văn
1.1. Cơ sở lý luận về thu hút đầu tư nước ngoài
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư nước ngoài
1.1.4.1. Các yếu tố trong nước
- Thứ nhất, hệ thống chính trị ổn định: Hệ thống chính trị ổn định là điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất đảm bảo cam kết của chính phủ đối với
các nhà đầu tư về sở hữu vốn, các chính sách ưu đãi đầu tư và định hướng phát triển. Nhân tố này quy định mức độ rủi ro tài sản, hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư. Những bất ổn về kinh tế, chính trị không chỉ làm cho dòng vốn thu hút đầu tư bị chững lại, thu hẹp mà còn làm dòng vốn đó bị chảy ngược ra ngoài, tìm đến nơi an toàn và hấp dẫn hơn. Điều kiện này không chỉ bao gồm các yêu cầu về duy trì sự phát triển kinh tế một cách ổn định, chính trị, xã hội đảm bảo trật tự, an toàn cần thiết cho sự vận hành bình thường của đất nước mà còn duy trì được dư luận và tâm lý xã hội của các nhà đầu tư nước ngoài.
- Thứ hai, hệ thống pháp luật đồng bộ, đầy đủ, công khai: Hoạt động thu hút đầu tư có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân và được tiến hành trong thời gian dài. Vì vậy hệ thống pháp luật của một nước cần đảm bảo các yếu tố sau:
+ Tính đầy đủ và đồng bộ của hệ thống pháp luật: các hoạt động thu hút đầu tư chịu tác động bởi nhiều chính sách pháp luật của nước chủ nhà gồm những chính sách tác động trực tiếp như quy định về lĩnh vực đầu tư, quy định về sở hữu của nước ngoài, miễn giảm thuế đầu tư, cạnh tranh, quyền sở hữu trí tuệ… các chính sách tác động gián tiếp như chính sách tài chính, tiền tệ, thương mại, an ninh, đối ngoại… Hệ thống pháp luật quy định không thống nhất sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư không biết thực hiện theo chính sách hoặc quy định nào là đúng, dễ đẩy họ vào tình trạng vi phạm pháp luật của nước chủ nhà.
+ Khả năng thực thi pháp luật: tiến hành sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ quốc gia khác với lượng tài sản lớn nên các nhà đầu tư phải dựa vào pháp luật của nước chủ nhà để đảm bảo quyền lợi cho họ. Nếu thực thi pháp luật không nghiêm, kém hiệu lực thì quyền lợi của các nhà đầu tư sẽ bị đe dọa.
+ Thủ tục hành chính: Các thủ tục liên quan đến tất cả các khâu của quá trình đầu tư, trong việc thành lập dự án, yêu cầu hồ sơ xin cấp phép…; các ngành, các cấp nào sẽ tham gia vào việc cấp giấy phép đầu tư, các nhà đầu tư
có nhận được thông tin trợ giúp từ chính phủ, chính quyền địa phương nước sở tại, thời gian trung bình để có được một giấy phép đầu tư là bao lâu, các thủ tục hành chính thuận lợi hay phiền hà…
+ Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, công khai, công bằng, rõ ràng, minh bạch.
- Thứ ba, các chỉ số kinh tế, tài chính cơ bản:
+ Chỉ số GDP: Thông qua các chỉ tiếu kinh tế cơ bản GDP hoặc tốc độ tăng trưởng GDP nhà đầu tư nhận biết được thực trạng nền kinh tế của quốc gia họ dự định đầu tư. Tốc độc tăng trưởng nhanh của các chỉ tiêu kinh tế trên sẽ tạo ra kỳ vọng cho các nhà đầu tư về một thị trường đầu tư có hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao.
+ Tỷ lệ lạm phát thay đổi: Tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng đến sức mua hàng hóa và giao dịch của đồng nội tệ, khả năng chuyển đổi sang các ngoại tệ khác. Vì vậy, lạm phát hay thiểu phát sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của các nhà đầu tư chuyển lợi nhuận về nước hoặc tiếp tục mở rộng đầu tư.
+ Khả năng chuyển đổi tự do của đồng tiền: Trong trường hợp đồng nội tệ có thể chuyển đổi tự do, thông thường các chính phủ sẽ không đưa ra quy định bắt buộc kèm theo. Đối với đồng tiền khó chuyển đổi, các nhà đầu tư quan tâm có chính phủ có biện pháp gì để nhà đầu tư có thể chuyển đổi đồng nội tệ sang các ngoại tệ khác.
- Thứ tư, chính sách tài chính tiền tệ: Các chính sách tài chính tiền tệ
gắn liền với các chính sách phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Đây là công cụ giúp chính phủ điều tiết tổng cung, tổng cầu của nền kinh tế, điều tiết lạm phát, kích thích hay hạn chế xuất nhập khẩu, di chuyển nguồn ngoại hối đi ra hoặc đi vào quốc gia đó.
- Thứ năm, hệ thống cơ sở hạ tầng và chính sách đất đai: Bao gồm Hệ
thống giao thông (đường bộ, đường hàng không, đường sắt, đường biển), cơ sở hạ tầng (điện, nước, viễn thông…), chính sách đất đai (tiền thuê đất, chính sách ưu đãi…)
- Thứ sáu, nguồn lao động và chính sách lao động: Nguồn lao động dồi
dào hay không, chi phí nhân công, trình độ lao động, chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, quy định tuyển dụng…
- Thứ bảy, yếu tố thị trường: Quy mô và tiềm năng phát triển của thị
trường và một trong những yếu tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Theo UNCTAD, quy mô thị trường là cơ sở quan trọng trong việc thu hút đầu tư tại tất cả các quốc gia và nền kinh tế.
1.1.4.2. Các yếu tố ngoài nước
- Thứ nhất, chính sách kinh tế vĩ mô, bao gồm:
+ Chính sách tài chính tiền tệ: Chính phủ của các quốc gia có thể thay đổi chính sách tiền tệ để điều chỉnh tỷ lệ lạm phát, qua đó tác động gián tiếp làm tăng hoặc giảm đầu tư ra nước ngoài. Khi lạm phát cao sẽ làm cho nội tệ bị mất giá và khi đó cùng một đơn vị nội tệ sẽ mua được ít hơn hàng hóa, dịch vụ đầu tư ở nước ngoài và ngược lại.
+ Chính sách quản lý ngoại hối: Chính phủ của nước đầu tư có thể thực thi chính sách nới lỏng hay thắt chặt quản lý ngoại hối. Nếu nới lỏng quản lý ngoại hối theo hướng tự do hóa thị trường vốn thì các nhà đầu tư được quyền tự do chuyển vốn ra nước ngoài. Ngược lại, họ phải tuân thu các quy định giới hạn chuyển vốn ra khỏi quốc gia
+ Chính sách xuất nhập khẩu: Khi chính phủ các nước đầu tư tích cực tham gia các hiệp định thương mại song phương, đa phương sẽ tạo cơ hội cho hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp trong nước dễ dàng thâm nhập thị trường nước ngoài. Do đó, động lực thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài để hạn chế các rào cản thương mại bị giảm xuống và ngược lại.
- Thứ hai, cơ sở pháp lý quốc tế thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài, bao gồm:
+ Các hiệp định đầu tư song phương, đa phương: Ký kết các hiệp định đầu tư song phương, đa phương là cơ sở pháp lý quan trọng giúp các nhà đầu tư yên tâm thực hiện hoạt động đầu tư ở các quốc gia tham gia ký kết hiệp
định. Nội dung của các hiệp định này quy định nhiều nguyên tắc cơ bản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình tiếp cận và kinh doanh ở nước nhận đầu tư.
+ Các hiệp định tránh đánh thuế hai lần: Các hiệp định tránh đánh thuế hai lần được ký hết giữa nước đầu tư và nước nhận đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển lợi nhuận về nước.
+ Trợ giúp các hoạt động xúc tiến đầu tư: Để khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, nước đầu tư thường giúp các nhà đầu tư của nước mình thông qua việc thành lập các chương trình xúc tiến đầu tư và hỗ trợ đầu tư hải ngoại, ví dụ như các tổ chức xúc tiến và hỗ trợ đầu tư hải ngoại OPIC (Mỹ), JICA (Nhật Bản)... nhằm cung cấp đầy đủ, thường xuyên các thông tin về môi trường đầu tư nước ngoài.
+ Chính sách bảo hiểm vốn đầu tư: Nước đầu tư sử dụng chính sách bảo hiểm vốn đầu tư cho các nhà đầu tư của mình ở nước ngoài sẽ thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài mạnh mẽ hơn vì đầu tư ra nước ngoài, nhất là vào những thị trường mới thường có rủi ro cao hơn so với trong nước nên khi vốn đầu tư được bảo hiểm sẽ khiến nhà đầu tư mạnh dạn và yên tâm hơn khi thực hiện quyết định đầu tư ra nước ngoài.
- Thứ ba, tiềm lực kinh tế, khoa học và công nghệ, bao gồm: tiềm lực
kinh tế, trình độ nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ.
+ Tiềm lực kinh tế: Một quốc gia khó có thể tiến hành đầu tư ra nước ngoài khi mà khả năng tích lũy nội bộ còn thấp. Điều này có nghĩa là nhu cầu vốn đầu tư của nền kinh tế trong nước còn rất cao. Ngược lại, khi nền kinh tế có khả năng tích lũy cao, mức dự trữ ngoại tệ lớn thì việc đầu tư ra nước ngoài sẽ khai thác hiệu quả nguồn vốn dư thừa. Tóm lại, mức độ tích lũy vốn của nền kinh tế có tác động tăng hoặc giảm áp lực đưa dòng vốn ra nước ngoài.
+ Trình độ nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài luôn gắn liền với chuyển giao công nghệ nên nước có tiềm năng công nghệ lớn sẽ khuyến khích các doanh nghiệp của họ đầu tư ra nước ngoài.
- Thứ tư, xu thế hợp tác cùng phát triển giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ: Xu thế hợp tác gia tăng giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ sẽ hạn chế được
đối đầu bằng quân sự, thúc đẩy mở rộng quan hệ giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ. Đây là điều kiện quan trọng để tự do hóa đầu tư. Mặt khác, xu thế đối ngoại sẽ loại bỏ bao vây, cấm vận kinh tế của nước lớn đối với các nước đang phát triển. Từ đó, sẽ loại bỏ rào cản đối với lưu chuyển vốn giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
- Thứ năm, xu thế liên kết khu vực và toàn cầu hóa: Thông qua các chính sách tự do hóa thương mại giữa các thành viên đã loại bỏ các rào cản trong thâm nhập thị trường của các nước thành viên. Vì vậy liên kết khu vực tạo ra sự phát triển ổn định của các nước trong khu vực, qua đó tạo cơ sở vững chắc cho các nước thành viên.
- Thứ sáu, sự hình thành và phát triển của các công ty đa quốc gia: Các
hoạt động thu hút đầu tư được thực hiện hầu hết bởi các công ty đa quốc gia nên hình thành và phát triển các công ty đa quốc gia được thể hiện ở sự gia tăng nhanh về số lượng các công ty mẹ và các chi nhánh của chúng trên phạm vi toàn cầu.