Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm của tỉnh Quảng Ninh
3.1.3. Tác động của phát triển kinh tế xã hội đến thu hút đầu tư nước ngoài từ
từ Nhật Bản của tỉnh Quảng Ninh
3.1.3.1. Thuận lợi
Quảng Ninh là một địa bàn động lực phát triển với nhiều tiềm năng, lợi thế. Được ví như Việt Nam thu nhỏ, Quảng Ninh hội tụ đầy đủ những lợi thế để thu hút FDI. Nhìn nhận những lợi thế đó của Quảng Ninh theo hướng những giá trị khác biệt của Quảng Ninh trong tương quan với các tỉnh, thành trên cả nước được thể hiện ở những điểm như sau:
(1) Là tỉnh duy nhất của Việt Nam hội tụ đầy đủ các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội toàn diện và được ví như ”một Việt Nam thu nhỏ” với các tiềm năng phát triển lớn cả về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và dịch vụ - du lịch - thương mại - biên giới…
(2) Là tỉnh duy nhất có cả đường biên giới trên đất liền và trên biển với Trung Quốc, có ưu thế cạnh tranh về thương mại, du lịch và vận chuyển hàng hóa với Trung Quốc và quốc tế (so với 24 tỉnh khác cũng có đường biên giới với Trung Quốc).
(3) Là trung tâm lớn nhất Việt Nam về tài nguyên than đá, công nghiệp điện, xi măng, vật liệu xây dựng.
(4) Tỉnh có thế mạnh đặc biệt về phát triển du lịch: Có vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới (là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới); Có nền văn hóa lịch sử lâu đời với nhiều lễ hội, di tích lịch sử và danh thắng nổi tiếng: Yên Tử, Bạch Đằng, Cửa Ông, Vân Đồn, Trà Cổ,... Quảng Ninh - trung tâm du lịch chất lượng cao. Quảng Ninh hiện được đánh giá là trung tâm phát triển du lịch, dịch vụ chất lượng cao,
tầm cỡ quốc tế với vịnh Ha ̣ Long, hai lần được UNESCO vinh danh là di sản thiên nhiên thế giới và được Tổ chức New7Wonders công nhận là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Tỉnh đã xây dựng được 4 Trung tâm du lịch lớn gồm: Trung tâm du lịch tâm linh và di tích lịch sử; Trung tâm du lịch di sản thiên thiên; Trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao và Trung tâm du lịch biên giới gắn với du lịch mua sắm hàng hoá.
(5) Tỉnh có chiều dài đường ven biển lớn nhất 250km với 2077 hòn đảo, chiếm 2/3 số đảo của cả nước, trong đó trên 1000 đảo đã có tên. Là tỉnh duy nhất được Trung ương chọn triển khai thí điểm Chiến lược biển của Việt Nam. Biển và tài nguyên biển là điều kiện để phát triển kinh tế biển-một mũi nhọn đột phá của tỉnh trong tương lai Biển Quảng Ninh là một hệ sinh thái có tính đa da ̣ng cao về cảnh quan và các hệ động thực vật phong phú. Có tới 400 loài cá, 500 loa ̣i động vật biển, 160 loài san hô, 140 loài rong biển, … Theo kết quả điều tra, khả năng khai thác cá biển của Quảng Ninh khoảng 20.000 - 26.000 tấn/năm. Ngoài ra tỉnh còn có thể mở rộng khai thác trên 20.000 T/năm ta ̣i các ngư trường khác thuộc vùng khơi Vịnh Bắc Bộ. Các loa ̣i đă ̣c sản như tôm, cua, mực, nhuyễn thể... rất phong phú, phân bố rộng khắp ở các khu vực vùng triều, vùng nước ven bờ và quanh các đảo… Trữ lượng khai thác ta ̣i vùng biển của tỉnh có thể đa ̣t tới trên 100.000 tấn/năm phục vụ khách du lịch và chế biến xuất khẩu. Quảng Ninh có trên 40.000 ha bãi triều, 20.000 ha eo vịnh và hàng chục vạn hecta vũng nông ven bờ thuộc Vịnh Ha ̣ Long, Bái Tử Long là môi trường rất thuận tiện để phát triển nuôi tôm, cá và hải đă ̣c sản xuất khẩu. Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến vào nuôi trồng thủy, hải sản ở biển và ven biển sẽ cho phép ngành thuỷ sản của Quảng Ninh phát triển thành một ngành kinh tế ma ̣nh.
(6) Là tỉnh duy nhất của Việt Nam có 4 thành phố trực thuộc: Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí, Cẩm Phả; là thị trường tiềm năng với nhiều đô thị phát triển
(7) Tỉnh tập trung đông nhất công nhân mỏ có thu nhập cao, là thị trường đầy tiềm năng cho các nhà cung cấp, phân phối hàng hóa.
(8) Tỉnh được Trung ương chỉ định, cho phép thí điểm thành lập mô hình Đặc khu kinh tế Vân Đồn là một trong ba đặc khu kinh tế đầu tiên của Việt Nam. Quảng Ninh với đột phá khu kinh tế Vân Đồn, là một trong hai tỉnh (Quảng Ninh và Kiên Giang) được Chính phủ phê duyệt xây dựng Khu kinh tế (Vân Đồn và Phú Quốc) với tầm cỡ là trung tâm du lịch biển - đảo chất lượng cao; trung tâm dịch vụ hàng không, cảng biển, tài chính cấp vùng và khu vực. trong thời gian tới sẽ trở thành trung tâm du lịch, giải trí tầm cỡ quốc tế. Khu kinh tế Vân Đồn được định hướng phát triển theo Nghị quyết 54 và các Quyết định của Chính phủ. Đến nay, Tỉnh đang triển khai thực hiện 22 dự án với tổng mức đầu tư được phê duyệt là: 4.586 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư cho các dự án đến năm 2011 là 387 tỷ đồng bằng 11,9% nhu cầu. Trong đó vốn Trung ương cấp là 307 tỷ chiếm 79,3%; Ngân sách tỉnh là 80 tỷ, chiếm 20,7 % tổng nguồn vốn đã thực hiện. Những dự án đang triển khai thực hiện đều là những dự án ha ̣ tầng cơ bản như cải ta ̣o, nâng cấp một số tuyến đường, điện, vệ sinh môi trường, chuẩn bị đầu đầu tư đối với một số dự án quan trọng để chuẩn bị ta ̣o mọi điều kiện tốt nhất nhằm thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư cho KKT Vân Đồn.
KKT Vân Đồn được đi vào hoạt động sẽ là những ưu thế, điểm mạnh trong thu hút các nhà đầu tư nói chung và các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản nói riêng với những ưu đãi riêng liên quan đến “Luật Đặc khu kinh tế Vân Đồn”. Đây được coi như là một điểm đặc biệt, điểm sáng trong thu hút các nhà đầu tư đến với Quảng Ninh. Việc Vân Đồn được Chính phủ quy hoạch là đặc khu kinh tế đang khiến nơi đây đón một làn sóng đầu tư vô cùng lớn, hầu hết các
tập đoàn kinh tế mạnh đều đã xuất hiện tại Quảng Ninh với những dự án khủng lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Trong tương lai gần, khi đặc khu kinh tế Vân Đồn hình thành, sân bay được đưa vào khai thác, Quảng Ninh sẽ là điểm đến của rất nhiều khách du lịch và các nhà đầu tư quốc tế. Chính vì vậy, Sungroup rất quyết tâm triển khai các dự án đầu tư vào tỉnh Quảng Ninh nói chung và KKT Vân Đồn nói riêng. Bằng kinh nghiệm đã thực hiện thành công các dự án tại Đà Nẵng chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư và tham gia quản lý hiệu quả các dự án tại Quảng Ninh theo mô hình đối tác công - tư. Quyết định 2428 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế chính sách đặc thù đối với tỉnh Quảng Ninh và KKT Vân Đồn đã xác định rõ những ưu đãi về ưu tiên huy động vốn ODA, hỗ trợ từ nguồn trái phiếu Chính phủ, ngân sách nhà nước, vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ… để đầu tư một số dự án kết cấu hạ tầng trong KKT. Vận hội đã tới, những ưu đãi đặc thù, những nhà đầu tư chiến lược, sự quyết liệt, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh chắc chắn Vân Đồn sẽ tận dụng tốt cơ hội.
3.1.3.2. Khó khăn
Bên ca ̣nh những lợi thế được thiên nhiên ưu đãi, địa hình Quảng Ninh trải dài, 80% diện tích là địa hình đồi núi, không cách quá xa Hà Nội nhưng hệ thống giao thông chưa thực sự thuận lợi cũng là một khó khăn trong việc kết nối các điều kiện phát triển kinh tế xã hội như: chất lượng dịch vụ, nguồn nhân lực,... Hệ thống kết cấu ha ̣ tầng tuy đã được đầu tư lớn các năm qua nhưng so với nhu cầu phát triển thì còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ, đă ̣c biệt là thiếu hệ thống giao thông đường bộ (chỉ có Quốc lộ 18A, hiện tại lưu lượng xe đã quá tải), hàng không, đường thủy, hệ thống cảng biển và hệ thống giao thông đường sắt. Là tỉnh duy nhất cả nước có cả đường biên giới đất liền
và đường biên giới trên biển với Trung Quốc và rất nhiều tài nguyên nhiên nhiên, tài nguyên khoáng sản. Để khai thác được cơ hội nổi trội đó Quảng Ninh cần đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đa ̣i (sân bay, đường sắt, đường cao tốc, cảng biển, ha ̣ tầng du lịch tiêu chuẩn quốc tế, hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế và ha ̣ tầng xã hội) với nguồn lực đầu tư lớn. Dự kiến 10 năm (2011-2020) tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội cần khoảng 52 tỷ USD. Nếu chỉ dựa vào nguồn lực (nhất là nguồn nhân lực và nguồn vốn) tại chỗ thì sự phát triển của Quảng Ninh sẽ bị chậm và ha ̣n chế. Là trung tâm khai thác than, nhiệt điện, vật liệu xây dựng của cả nước, cùng với đô thị hóa nhanh, yêu cầu về bảo vệ môi trường hết sức nặng nề, khó khăn, đòi hỏi phải có đầu tư lớn về nguồn lực. Bên ca ̣nh đó, những trung tâm sản xuất công nghiệp (than, nhiệt điện, xi măng, đóng tàu, khu công nghiệp...) và đô thị lớn la ̣i tập trung chủ yếu ở ven bờ Vịnh Ha ̣ Long, Vịnh Bái Tử Long. Vì vậy, ô nhiễm môi trường ta ̣i Quảng Ninh rất nghiêm trọng và luôn ở trong tình tra ̣ng báo động, đòi hỏi, phải được khẩn trương khắc phục, nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phát triển các ngành kinh tế có tính bền vững là du lịch, dịch vụ.
Ngoài lợi thế có cửa khẩu và đường biên giới còn đă ̣t ra cho Quảng Ninh thách thức giữa vừa phát triển nhanh, bền vững và hội nhập thương ma ̣i quốc tế; vừa phải giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội tại một tỉnh biên giới.
Mặc dù những năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh cao, song chất lượng tăng trưởng chưa bền vững. Phát triển kinh tế của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa đảm bảo sự cân đối và
hài hòa giữa các ngành và lĩnh vực như phát triển kinh tế biển, du lịch, thương ma ̣i và công nghiệp.
3.1.3.3. Cơ hội
Trong những năm qua, hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, giao lưu văn hóa, thể thao giữa Quảng Ninh với Nhật Bản đã không ngừng được mở rộng, mang lại hiệu quả thiết thực và để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó tạo được những cơ hội cho Quảng Ninh.
Hiện nay, Quảng Ninh đang có rất nhiều cơ hội tranh thủ được sự đầu tư từ Nhật Bản, có thể kể đến như:
- Tỉnh Quảng Ninh là tỉnh duy nhất ký với JETRO Hà Nội chương trình hợp tác. Tỉnh đã xây dựng Đề án “Thúc đẩy hợp tác, thu hút đầu tư của Nhật Bản vào tỉnh Quảng Ninh”; Thành lập Hội đồng cố vấn Nhật Bản và định kỳ hàng năm đều tổ chức phiên họp đánh giá, tư vấn hỗ trợ thu hút đầu tư Nhật Bản vào Quảng Ninh. Từ năm 2013, hàng năm tỉnh Quảng Ninh cũng đã tiếp nhận thực tập sinh Nhật Bản đến làm việc và nghiên cứu tại Quảng Ninh.
- Tỉnh Quảng Ninh đã thành lập Bộ phận Hỗ trợ doanh nghiệp Nhật Bản (Japan Desk) tại Quảng Ninh (Tháng 12/2014). Từ khi thành lập đến nay, Japan Desk đã giữ vai trò làm cầu nối để liên hệ, gặp gỡ và trao đổi với các doanh nghiệp Nhật Bản tại Quảng Ninh nhằm nắm bắt tình hình hoạt động, lắng nghe ý kiến và hỗ trợ giải quyết các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp.
- Tỉnh Quảng Ninh đã mở Văn phòng đại diện Đầu tư, Thương mại, Du lịch tại Tokyo, Nhật Bản nhằm quảng bá, xúc tiến đầu tư hình ảnh Quảng Ninh tới nước bạn (Tháng 6/2015).
- Bên cạnh đó, Tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức nhiều chuyến thăm và tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại các tỉnh: Kanagawa, Ibaraki, Mie, Saikai, Shizuoka,Tottori, của Nhật Bản, qua các chuyến thăm và làm việc hai bên khẳng định triển vọng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học trong canh tác, chế biến nông sản giữa tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam và Nhật Bản còn rất lớn.
- Liên tục từ năm 2013 đến nay tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ hội Hoa Anh đào Nhật Bản tại thành phố Hạ Long; thông qua Lễ hội để nhân dân hiểu hơn về những nét văn hóa đặc sắc của Nhật Bản, giúp các bạn Nhật Bản hiểu hơn về lòng hiếu khách của nhân dân Quảng Ninh với bạn bè quốc tế.
Đây là những cơ hội dành cho Quảng Ninh trong công tác tăng cường thu hút đầu tư từ Nhật Bản vào tỉnh.
3.1.3.4. Thách thức
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội là những thách thức mà Quảng Ninh phải đối mặt trong quá trình thu hút đầu tư Nhật Bản.
Đó là, sự cạnh tranh của các địa phương trong quá trình cùng nhau thu hút đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản, thách thức đổi mới và cải thiện môi trường đầu tư, thách thức trong đổi mới cải cách hành chính, thách thức trong có các chính sách ưu đãi phù hợp với nhà đầu tư Nhật Bản. Hiện nay, các địa phương trong toàn quốc cũng đang tích cực đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư
đến từ Nhật Bản như Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Bắc Ninh… Mặt khác, thách thức đổi mới và cải thiện môi trường đầu tư luôn là bài toán khó đối với việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các địa phương.