Thực tiễn về thu hút đầu tư Nhật Bản tại một số tỉnh, thành của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài từ nhật bản của tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 40)

5. Kết cấu của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn về thu hút đầu tư nước ngoài

1.2.1. Thực tiễn về thu hút đầu tư Nhật Bản tại một số tỉnh, thành của Việt Nam

Việt Nam

1.2.1.1. Thực tiễn về thu hút đầu tư Nhật Bản tại Hà Nội

Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của cả nước. Hà Nội hiện là một trong những địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI. Năm 2015 và 2016, Hà Nội phấn đấu thu hút được từ 1,4 - 1,5 tỷ USD; tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn, thuận lợi; triển khai hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư FDI trên địa bàn thành phố… Đại

diện Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2015, trong đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn thành phố thu hút được 201 dự án đầu tư cả cấp mới và tăng vốn với tổng vốn đầu tư là 554,8 triệu USD. Trong đó, cấp mới là 151 dự án với vốn đăng ký là 414,8 triệu USD; 50 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn với giá trị tăng thêm là 140 triệu USD. Về vốn đầu tư thực hiện trong 6 tháng ước tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong quý 2/2015, kinh doanh bất động sản tiếp tục là lĩnh vực chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất (72,1%); tiếp đến là lĩnh vực mua bán hàng hóa (15,8%), hoạt động tư vấn kỹ thuật, tư vấn đầu tư (4,2%). Singapore đứng đầu với vốn đăng ký chiếm tới 63%; Nhật Bản đứng thứ hai (chiếm 12,4%), Hàn Quốc đứng thứ ba (6,6%). Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI đầu năm 2015 cũng khá ấn tượng với doanh thu ước đạt 5,13 tỷ USD, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2014.

Hà Nội đã thu hút đầu tư từ Nhật Bản với 661 dự án, với với tổng vốn đầu tư là 4,1 tỷ USD (chiếm 10,9% tổng vốn đầu tư), đứng thứ 2/49 tỉnh thành mà các doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam. Hà Nội có KCN Thăng Long I và II dành riêng cho nhà đầu tư Nhật Bản.

1.2.1.2. Thực tiễn về thu hút đầu tư Nhật Bản tại Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội. Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, Hải Dương ở phía Đông Nam, Hưng Yên ở phía Nam và thủ đô Hà Nội ở phía Tây. Theo số liệu thống kê năm 2010 tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên 823km2 với tổng dân số 1.038.229 người. Bắc Ninh ở vị tri thuận lợi về giao thông đường bộ và đường không. Các tuyến đường huyết mạch: Quốc lộ 1A, 1B, quốc lộ 18, quốc lộ 38, đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn, Hà Nội- Quảng Ninh nối liền Bắc Ninh với các trung tâm kinh tế, văn hóa và thương mại của khu vực phía Bắc Việt Nam, với cảng hàng không quốc tế Nội Bài và liên thông với hệ thống các trục đường quốc lộ đến với mọi miền trong cả nước.

Tính tới ngày 20/6/2015, Bắc Ninh đứng thứ 9/63 địa phương trên cả nước và đứng thứ 3/11 địa phương của vùng đồng bằng sông Hồng về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 622 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký là 7,83 tỷ USD. Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh đã đầu tư vào 15 trên tổng số 21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó vốn đầu tư tập trung nhiều vào lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo với 526 dự án, tổng vốn đầu tư 7,12 tỷ USD (chiếm 91% tổng vốn FDI đăng ký của tỉnh Bắc Ninh). Đứng thứ hai là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 6 dự án và vốn đăng ký là 332,06 triệu USD (chiếm 4,2 % tổng vốn FDI đăng ký của tỉnh Bắc Ninh). Hai lĩnh vực này đã chiếm hơn 95% tổng vốn đầu tư đăng ký trên toàn địa bàn tỉnh. Còn lại là một số lĩnh vực khác như xây dựng, dịch vụ lưu trú và ăn uống...

Tính đến nay, đã có 29 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Các nhà đầu tư Singapore dẫn đầu với 21 dự án và 2,79 tỷ USD (chiếm 35,6% tổng vốn FDI đăng ký của tỉnh Bắc Ninh). Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 2,59 tỷ USD (chiếm 33,1% tổng vốn FDI đăng ký của tỉnh Bắc Ninh) trên 360 dự án. Nhật Bản đứng thứ ba, có 66 dự án với tổng vốn đầu tư là 819,27 triệu USD (chiếm 10,5 % tổng vốn FDI đăng ký của tỉnh Bắc Ninh). Còn lại là nhà đầu tư đến từ các quốc gia khác như Đài Loan, Phần Lan, Thái Lan...

1.2.1.3. Thực tiễn về thu hút đầu tư Nhật Bản tại Vĩnh Phúc

Tỉnh Vĩnh Phúc thuộc Vùng đồng bằng Sông Hồng, Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng Thủ đô Hà Nội. Vĩnh Phúc có nhiều tuyến giao thông quan trọng: đường bộ, đường sắt, đường sông, gần sân bay quốc tế Nội Bài. Đến cuối năm 2014, trong tổng số 184 dự án FDI của 15 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký 3.077 triệu USD, Nhật Bản có 23 dự án, tổng vốn đăng ký gần 800 triệu USD đứng đầu về số vốn thực hiện và tỷ lệ vốn thực hiện. Tập đoàn Toyota và Honda đầu tư rất sớm vào tỉnh Vĩnh Phúc

(năm 1995) đã tạo bước phát triển đột phá cho ngành công nghiệp của tỉnh, đồng thời tạo hiệu ứng thu hút thêm nhiều dự án FDI đầu tư vào Vĩnh Phúc. Vĩnh Phúc cũng có KCN Thăng Long III dành riêng cho nhà đầu tư Nhật Bản. Kinh nghiệm thu hút đầu tư Nhật Bản của tỉnh Vĩnh Phúc được thể hiện qua các lợi thế sau:

(1) Lãnh đạo tỉnh dành cho các nhà đầu tư sự ủng hộ cao nhất; (2) Giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư theo cơ chế một cửa liên thông, giao tiếp bằng tiếng Anh, Nhật, Hàn, Trung, Việt; (3) Vị trí địa lý và giao thông thuận lợi: Vĩnh Phúc nằm trong 03 vùng quy hoạch: Vùng Đồng bằng Sông Hồng, Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ và Vùng Thủ đô Hà Nội; Nằm trong hành lang kinh tế Vân Nam (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng (Việt Nam) và vành đai phát triển công nghiệp phía Bắc Việt Nam. Có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt quốc gia, đường xuyên Á chạy qua, đường thủy có 02 sông lớn: Hồng và Lô chảy qua; tiếp giáp cảng hàng không quốc tế Nội Bài; (4) Khí hậu ôn hòa, cấu tạo địa chất tốt, không xảy ra lũ lụt, động đất: Nhiệt độ trung bình hàng năm 22-230C. Độ cao trung bình trên 40m so mặt nước biển. Nền đất cứng rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp, đô thị, tiết kiệm được chi phí xây dựng nền móng công trình; (5) Là trung tâm phát triển công nghiệp ô tô, xe máy và công nghiệp điện tử - viễn thông phía Bắc Việt Nam: Tập đoàn Toyota, Honda (Nhật Bản), Piaggio (Italy), Daewoo (Hàn Quốc) đã đầu tư sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy thành công tại Vĩnh Phúc; Một số Tập đoàn điện tử lớn của Nhật Bản (Canon), Hàn Quốc (Samsung), Đài Loan, Trung Quốc (Foxconn, Compal), đã đầu tư tại Vĩnh Phúc và các tỉnh, thành phố lân cận là cơ hội cho phát triển ngành công nghiệp phụ trợ về cơ khí, điện tử, tin học, viễn thông; (6) Có cơ quan chuyên trách bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất giao cho nhà đầu tư; có nhà xưởng tiêu chuẩn xây sẵn cho thuê; (7) Giàu tài nguyên du lịch với nhiều danh thắng, văn hóa lịch sử phong phú; (8) Đã quy hoạch đồng bộ, khép kín

theo lãnh thổ định hướng cho đầu tư phát triển bền vững;(9) Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đã và đang được đầu tư đồng bộ, từng bước hiện đại, cả đô thị và nông thôn;(10) Cơ cấu dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào: Cơ cấu dân số vàng, tỷ lệ sống phụ thuộc thấp, tỷ lệ lao động trong tổng dân số chiếm tới 62%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo hằng năm đạt trên 50%, đáp ứng nhu cầu về lao động cho doanh nghiệp; (11) Được hưởng lợi từ các dự án hạ tầng do Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Nhật Bản tài trợ vốn.

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Ninh

Từ sự thành công trong thu hút đầu tư của một số tỉnh, thành phố của Việt Nam như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc… đối với các nhà đầu tư Nhật Bản có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

1.2.2.1. Vị trí địa lý có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định đầu tư

Các tỉnh, thành phố được coi là thành công trong thu hút đầu tư từ Nhật Bản thì hầu hết đây là các thành phố lớn của Việt Nam hoặc các tỉnh liền kề các thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trước đây, các nhà đầu tư Nhật Bản chủ yếu lựa chọn đầu tư vào các các thành phố hoặc những tỉnh trong vòng bán kính 50 km kể từ trung tâm để thuận tiện giao thông và dễ tiếp cận nguồn thông tin. Hiện nay, do một số bất cập phát sinh như thiếu hụt lao động cục bộ, giá thuê đất gia tăng, mở rộng tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu… nên các nhà đầu tư Nhật Bản mở rộng bán kính địa bàn ưu tiên đầu tư lên 100km, như Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tầu…

1.2.2.2. Xây dựng một số Khu công nghiệp dành riêng cho các nhà đầu tư Nhật Bản

Một số tỉnh, thành phố thành công trong thu hút đầu tư từ Nhật Bản do đã quy hoạch và xây dựng những KCN dành riêng cho các nhà đầu tư Nhật Bản. Chủ đầu tư của những KCN này cũng là những nhà đầu tư hạ tầng Nhật

Bản để phát huy được tiềm lực tài chính, mối quan hệ với các doanh nghiệp Nhật Bản cũng như sự am hiểu về yêu cầu của các nhà đầu tư Nhật Bản. Trong số các KCN được coi là thành công có KCN Thăng Long của Hà Nội (chủ đầu tư Tập đoàn Sumitomo, Nhật Bản), KCN Nomura của Hải Phòng (chủ đầu tư Tập đoàn Nomura, Nhật Bản)… Một số KCN mới được xây dựng cũng đã thu hút thành công được nhiều nhà đầu tư Nhật Bản như KCN Hiệp Phước của thành phố Hồ Chí Minh, KCN hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP), KCN Long Đức tại Đồng Nai, KCN Long Hậu 4 tại tỉnh Long An…

Tuy nhiên, không phải KCN dành riêng cho nhà đầu tư Nhật Bản nào cũng thu hút được các nhà đầu tư Nhật Bản và lấp đầy trong một thời gian ngắn mà cũng cần phải có một quá trình chuẩn bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật và thu hút đầu tư các nhà đầu tư Nhật Bản ví dụ như: KCN Nomura Hải Phòng phải mất hơn 15 năm mới lấp đầy diện tích từ tháng 5/2012 vừa qua; KCN Thăng Long Hà Nội khởi công từ năm 2000 và gần đây mới được lấp đầy…

1.2.2.3. Đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư Nhật Bản

Trước hết, phải khẳng định các nhà đầu tư Nhật Bản là những nhà đầu tư rất cẩn trọng và “khó tính”, ngoài vị trí địa lý thuận lợi, gần trung tâm, giao thông thuận tiện, các tỉnh, thành phố thành công trong thu hút đầu tư Nhật Bản là do các địa phương này làm tốt công tác nắm bắt và đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư Nhật Bản. Chủ đầu tư hạ tầng KCN là các nhà đầu tư hạ tầng của Nhật Bản cũng là một lợi thế trong việc hiểu và đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư Nhật Bản, do đó việc tiếp cận xúc tiến, thu hút đầu tư là do các nhà đầu tư hạ tầng kỹ thuật triển khai xúc tiến đầu tư.

1.2.2.4. Tranh thủ được sự hỗ trợ của các cơ quan đại diện chính phủ, các tổ chức của Nhật Bản tại Việt Nam

Ngoài ra, các tỉnh, thành phố thành công trong thu hút đầu tư Nhật Bản là do tranh thủ được sự hỗ trợ hiệu quả của các cơ quan đại diện Chính phủ, các tổ chức của Nhật Bản tại Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư, thiết kế các KCN phù hợp với yêu cầu của nhà đầu tư Nhật Bản. Ví dụ hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc đang được Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tài trợ cho

chương trình cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh; Thành phố Hải Phòng được JICA cử một chuyên gia thường trú tại thành phố để hỗ trợ các nhà đầu tư Nhật Bản tại Hải Phòng…

Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, để thu hút đầu tư từ Nhật Bản, ngoài các biện pháp tích cực như cải thiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đào tạo nhân lực, thì cải cách các thủ tục hành chính luôn được đặt lên hàng đầu, như rút ngắn thời gian cấp phép đầu tư, thủ tục hồ sơ đơn giản, công khai, minh bạch. Đặc biệt tỉnh cần tiếp tục quan tâm có chính sách hỗ trợ cụ thể và giúp đỡ các nhà đầu tư khi đã đầu tư đứng chân trên địa bàn.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Qua những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, từ phân tích tại Chương 1 có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Một là, nêu được khái niệm về đầu tư, đầu tư nước ngoài, đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Hai là, chỉ ra được các hình thức thu hút đầu tư nước ngoài. Ba là, đã phân tích được vai trò của thu hút đầu tư nước ngoài.

Bồn là, đã chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư nước ngoài (các yếu tố trong nước, các yếu tố ngoài nước) từ đó có tính định hướng, góp phần hoàn thiện công tác tăng cường thu hút đầu tư ngày một tốt hơn.

Năm là, trên cơ sở tìm hiểu thực tiễn về thu hút đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản của các địa phương có thành công trong công tác thu hút đầu tư từ Nhật Bản để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp thực hiện tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài từ nhật bản của tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)