Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Để phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam, đề tài sử dụng hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả thu hút vốn đầu tư FDI, ODA:
Số lượng dự án: Chỉ tiêu này phản ánh số lượng dự án đầu tư vào tỉnh qua các năm và các giai đoạn. Đây là biểu hiện đầu tiên về kết quả thu hút FDI và ODA. Thông thường, số dự án đầu tư lớn là minh chứng cho hoạt động thu hút đầu tư FDI và ODA tốt. Tuy nhiên, để có kết luận chính xác cần gắn chỉ tiêu này với các chỉ tiêu khác như quy mô vốn đầu tư, tốc độ thu hút vốn hay cơ cấu của vốn đầu tư…
Quy mô vốn: Chỉ tiêu này phản ánh tổng vốn FDI và ODA trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hoạt động thu hút đầu tư càng đạt kết quả cao.
Số vốn bình quân của một dự án: Chỉ tiêu này cho biết quy mô bình quân của mỗi dự án. Chỉ tiêu này thấp cho thấy các dự án chủ yếu là nhỏ lẻ, do vậy thường gắn với điều đó là công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế xã hội không cao.
Tốc độ thu hút: Chỉ tiêu phản ánh quy mô vốn FDI tăng hay giảm và tăng, giảm nhanh hay chậm, đây là cơ sở so sánh kết quả thu hút đầu tư giữa các thời kỳ.
Cơ cấu FDI: được phân thành nhiều loa ̣i như cơ cấu FDI theo lĩnh vực, theo vùng, theo đối tác đầu tư, theo hình thức đầu tư. Cơ cấu FDI theo ngành, lĩnh vực đầu tư biểu hiện sự phân bố FDI trong các ngành, theo lĩnh vực có tuân theo quy hoa ̣ch phát triển ngành của địa phương tiếp nhận đầu tư hay không và tác động như thế nào đến cơ cấu kinh tế của địa phương đó. Cơ cấu
FDI theo vùng cho biết sự phân bố FDI theo không gian, qua đó cho thấy tác động của FDI đối với sự phát triển của các đơn vị hành chính cơ sở. Cơ cấu FDI theo đối tác đầu tư cho biết tên tuổi cũng như quốc tịch của chủ đầu tư. Đây là thông tin phản ánh mối quan tâm cũng như đóng góp của các nhóm nhà đầu tư từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đối với ngành, lĩnh vực đầu tư của địa phương. Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư cho biết xu hướng vận động, phát triển của các hình thức đầu tư là cơ sở cho địa phương định hướng và khuyến khích phát triển.
* Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu trên đây phản ánh những khía cạnh khác nhau của môi trường thu hút đầu tư ở Quảng Ninh. Nó vừa đánh giá được tình hình thu hút đầu tư Nhật Bản của Quảng Ninh vừa phản ánh được hiệu quả trong công tác thu hút đầu tư Nhật Bản ở Quảng Ninh. Đây là cơ sở quan trọng để hoàn thiện các giải pháp thu hút đầu tư Nhật Bản tại Quảng Ninh trong thời gian tới.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Qua những nội dung đã được nêu ra tại Chương 2, có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Một là, đề tài đã xây dựng được hệ thống các câu hỏi nghiên cứu khoa học và phù hợp với thực tế nghiên cứu của đề tài.
Hai là, xác định phương pháp nghiên cứu khoa học của đề tài; xác
định các phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin; các phương pháp phân tích thông tin mà đề tài sử dụng;
Ba là, chỉ ra hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu cụ thể phản ánh những khía
cạnh quan trọng khác nhau của công tác thu hút đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản. Từ đó có cơ sở đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư từ Nhật Bản của tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
Chương 3
THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TỪ NHẬT BẢN CỦA TỈNH QUẢNG NINH