Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng thu hút đầu tư từ Nhật Bản của tỉnh Quảng Ninh
3.2.1. Thực trạng đầu tư FDI của Nhật Bản tại Quảng Ninh giai đoạn
2011 - 2015
3.2.1.1. Tình hình đầu tư FDI của Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015
Theo số liệu của hệ thống thông tin về Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20 tháng 12 năm 2015 cả nước có 2.013 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký là 15,578 tỷ USD, bằng 99,6% so với cùng kỳ năm 2014 (Biểu đồ 3.5). Nhìn chung tình hình và triển vọng kinh tế Việt Nam là tương đối khả quan. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đang có xu hướng vững chắc hơn. Sau một năm suy giảm về thu hút FDI trong năm 2015 cả nước chứng kiến sự gia tăng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
15,618 16,348 22,352 21,920 20,220 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 2011 2012 2013 2014 2015
Thu hút đầu tư FDI cả nước (triệu USD)
Biểu đồ 3.5 Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cả nước
Về đầu tư FDI của Nhật Bản: Trong số các nhà đầu tư tại Việt Nam,
Nhật Bản đang là đối tác đứng thứ hai, chỉ sau là Hàn Quốc1 với 2.883 dự án còn hiệu lực, với tổng số vốn đầu tư là 38,4 tỷ USD chỉ sau Hàn Quốc, tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Britishvirgin Island, Hồng Kông. Tuy nhiên, nếu tính bình quân vốn cho một dự án thì Nhật Bản lại lớn hơn nhiều. Có thể thấy rõ qua biểu đồ 3.6. sau:
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Nhật Bản 28673 35179 36891 38410 Hàn Quốc 24815 29653 37233 44900 Singapore 24671 29942 32745 34716 Đài Loan 24933 28020 28401 30693 BritishVirginIslands 15348 17152 17987 19215 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000 50000
Top 5 thu hút FDI toàn quốc theo đối tác
2012 - 2015 (ĐVT: Triệu USD) Nhật Bản Hàn Quốc Singapore Đài Loan BritishVirginIslands Linear (Nhật Bản)
Biểu đồ 3.6. Top 5 thu hút FDI toàn quốc theo đối tác (2012 - 2015)
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Nhận thấy, xu hướng đầu tư vào Việt Nam của các nhà đầu tư Nhật Bản ngày càng tăng, các nhà đầu tư Nhật Bản có xu hướng chuyển dịch đầu tư dần sang Việt Nam. Đây là một dấu hiệu thuận lợi và là cơ hội trong thu hút đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản của tỉnh Quảng Ninh.
a. Về cơ cấu ngành
Theo số liệu khảo sát của Cục Đầu tư nước ngoài, lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo được các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư nhiều nhất với 1.375 dự án với tổng số vốn đăng ký là 31,4 tỷ USD (chiếm 83,3% tổng vốn đầu tư), đứng thứ 2 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng số vốn là 1,66 tỷ USD (chiếm 4,4% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ 3 là lĩnh vực xây dựng với tổng số vốn đầu tư là 1,17 tỷ USD (chiếm 3,1% tổng vốn đầu tư). Còn lại thuộc về các ngành lĩnh vực khác2. Cho đến nay, nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản đã có mặt tại Việt Nam với các sản phẩm có uy tín, có sức cạnh tranh và hàm lượng kỹ thuật cao, trong đó, có nhiều sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu và tham gia tích cực vào xuất khẩu. Trong lĩnh vực hóa dầu có dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn tại Thanh Hóa, liên doanh giữa các đối tác Idemitsu Kosan Co., Ltd; Mitsui Chemicals, Inc của Nhật Bản; Kuwait Petroleum Europe B.V của Cô Oét và Tập đoàn dầu khí của Việt Nam; tổng vốn đầu tư ban đầu là 6,2 tỷ USD và đến nay dự án đã điều chỉnh tăng vốn lên 9 tỷ USD.
Như vậy, các nhà đầu tư Nhật Bản tập trung nhiều là đầu tư sản xuất, chế biến công nghiệp, tiếp đến là các dự án thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông. Các lĩnh vực khác như kinh doanh bất động sản, xây dựng, vận tải kho bãi, nông, lâm nghiệp, thuỷ sản… chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đăng ký đầu tư tại Việt Nam.
b. Về địa bàn đầu tư
Nhật Bản đã đầu tư vào 49/63 tỉnh thành phố trong cả nước. Trong đó Thanh Hóa thu hút nhiều vốn đầu tư từ Nhật Bản nhất với 10 dự án, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng vốn là 9,68 tỷ USD (chiếm 25,7% tổng vốn đầu tư). Đứng thứ hai là Hà Nội với 661 dự án, với với tổng vốn đầu tư là 4,1 tỷ USD (chiếm 10,9% tổng vốn đầu tư). Bình Dương đứng thứ 3 với 248 dự án với
tổng số vốn là 3,85 tỷ USD (chiếm 10,2% tổng vốn đầu tư). Còn lại là các địa phương khác. Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Số liệu trên cho thấy các dự án đầu tư của Nhật Bản tập trung chủ yếu tại 2 vùng kinh tế trọng điểm là: (i) Hà Nội và các tỉnh lân cận (Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc); (ii) Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận (Đồng Nai, Long An, Bình Dương) với bán kính không quá 100km.
Như vậy, vị trí địa lý gần trung tâm có vai trò rất quan trọng trong việc hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản quyết định đầu tư.
c. Về hình thức đầu tư
Các dự án FDI của Nhật Bản tại Việt Nam chủ yếu theo hình thức 100% vốn nước ngoài với 1.417 dự án, vớ i tổng vốn đăng ký là 15,4 tỷ USD, chiếm 80% số dự án. Tiếp theo là đầu tư theo hình thức liên doanh (JVC) với 303 dự án, tổng vốn đầu tư trên 11,5 tỷ USD, chiếm 17% số dự án. Còn lại là các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), công ty cổ phần, hợp đồng BOT, BT, BTO chiếm 2,1% số dự án.
Cũng như đa số các nhà đầu tư đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác, nhà đầu tư Nhật Bản cũng ưu tiên lựa chọn hình thức thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, tiếp đến là hình thức liên doanh. Các hình thức đầu tư khác như BOT, BT, BTO không được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Riêng hình thức hợp tác công tư (PPP) vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam nên chưa có dự án nào của nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư dưới hình thức này.
Nhận thấy, FDI từ Nhật Bản có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Việt Nam đang đặt vấn đề công nghiệp hoá làm chiến lược hàng đầu. Có thể nói tại Việt Nam, doanh nghiệp Nhật Bản được đánh giá là đóng vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.
3.2.1.2. Tình hình đầu tư FDI của Nhật Bản vào Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2015
a. Tình hình đầu tư FDI tại Quảng Ninh
Thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh Quảng Ninh trong những năm qua có nhiều chuyển biến lớn, đặc biệt là từ năm 2012 (Biểu đồ 3.7). Trong đó có hai mốc đánh dấu sự đột phá của FDI là năm 2012 và năm 2014. Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2012 tăng vọt từ 26 triệu USD hơn 395 triệu USD, tập trung vào 3 dự án lớn3 trong đó có Dự án của Tập đoàn Texhong (300 triệu USD, chiếm 75%). Tương tự như vậy, năm 2014 đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt mức 795 triệu USD, trong đó có 02 dự án4 của Tập đoàn Texhong với tổng vốn 515 triệu (chiếm 65%) và 01 dự án5 của Bỉ 128 triệu (chiếm 16%).
0 100 200 300 400 500 600 700 800 2011 2012 2013 2014 2015 26.4 395.9 385.7 795 648.3 Triệu USD
Biểu đồ 3.7. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Quảng Ninh (2011-2015)
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh)
Vốn FDI năm 2014 tăng 106% so với năm trước, vượt kế hoạch 76% và đứng trong nhóm 10 tỉnh thành có FDI lớn nhất cả nước. Trong số 6 dự án lớn nhất cả nước trong năm 2014, có một dự án của Quảng Ninh là dự án nhà máy dệt Texhong Ngân Hà với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 300 triệu USD.
3 Nhà máy sợi tại KCN Hải Yên (300 triệu USD của Hong Kong); Dự án nhà máy xay lúa mì VFM (47 triệu của Singapore); Dự án khu biệt thự Lam Ngọc (43 triệu USD của Hong Kong)
4 Dựa án đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng KCN Texhong Hải Hà- Giai đoạn I (Trung Quốc, 215 triệu USD); Dự án xây dựng chuỗi dây chuyền công nghiệp dệt may tại Khu công nghiệp Texhong Hải Hà (Hong Kong, 300 triệu USD).
Trong năm 2015, tỉnh Quảng Ninh thu hút mới 11 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 365,5 triệu USD (trong đó dự án Xây dựng cầu Bạch Đằ ng, đường dẫn và nút giao cuố i tuyến của Tập đoàn SE - Nhật Bản liên doanh với các nhà đầu tư Việt Nam thực hiện theo hợp đồng BOT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp, vốn đầu tư 7.388,463 tỷ đồng tương đương 335,8 triệu USD.
Điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư cho 20 lượt dự án và chi nhánh, văn phòng đại diện; trong đó, điều chỉnh tăng vốn 69,7 triệu USD cho 04 lượt dự án, còn lại điều chỉnh các nội dung khác. Tổng số vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 435,2 triệu USD.
Mặc dù vốn đầu tư trực tiếp FDI năm 2015 có sự sụt giảm mạnh so với năm 2014, tuy nhiên tổng vốn đầu tư ngoài ngân sách của tỉnh trong những năm qua tăng liên tục (Biểu đồ 3.8). Trong năm 2015, có 97 dự án ngoài ngân sách được cấp mới, điều chỉnh với tổng vốn đăng ký đầu tư là 54.302 tỷ đồng, tăng 35,8% cùng kỳ.
0 10000 20000 30000 40000 50000 60000
Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013
Vốn trong nước Vốn FDI
Biểu đồ 3.8. Tổng vốn đầu tư ngoài ngân sách tại Quảng Ninh (FDI và trong nước)
Luỹ kế đến hết tháng 12/2015, tổng vốn FDI trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt khoảng 5,2 tỷ USD với 113 dự án, và đang đứng thứ 13 trên tổng số các tỉnh, thành phố dẫn đầu về thu hút FDI của cả nước. Trong số 18 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Quảng Ninh (Biểu đồ 3.11), Hoa Kỳ đang đứng đầu với tổng vốn khoảng 2,4 tỷ USD, tiếp đến là Singapore, Hồng Kông và Trung Quốc.
So sánh vốn FDI của Quảng Ninh so với 7 tỉnh lân cận (Biểu đồ 3.9), nhận thấy:
Về cơ bản tỉnh Quảng Ninh chỉ đứng sau Bắc Ninh, Hải Phòng và Hà Nội. Mặc dù không có xu hướng rõ nét chung qua các năm, xu hướng FDI vào Quảng Ninh có sự tương đồng với tỉnh Hải Dương và TP Hà Nội (năm 2012 và năm 2014 tăng). Tỉnh Bắc Ninh có tốc độ tăng liên tục trong cả giai đoạn 2011-2015.
Biểu đồ 3.9. So sánh FDI của Quảng Ninh với một số tỉnh lân cận
Như vậy, Quảng Ninh đang thu hút đầu tư ngày càng được cải thiện. Năm 2014 là một năm tiến bộ vượt bậc trong công tác thu hút FDI. Năm 2015, tình hình thu hút FDI bị chững lại do xu thế chung của cả nước, tuy nhiên kết quả vẫn là con số đáng kể đối với các địa phương khác.
b. Đầu tư trực tiếp (FDI) của Nhật Bản tại Quảng Ninh
* Theo nguồn vốn (100% vốn từ nhà đầu tư Nhật Bản): Tính đến hết
tháng 12 năm 2015, Nhật Bản có 05 dự án FDI còn hiệu lực tại tỉnh Quảng Ninh với số vốn đầu tư đăng ký 44,165 triệu USD, đứng thứ 10 trong số các quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Quảng Ninh (biểu đồ 3.11). Theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư, từ năm 1999 đến nay, số lượng dự án thu hút FDI Nhật Bản không có dấu hiệu tăng lên đáng kể (gần đây nhất là Dự án Nhà máy sản xuất hệ thống dây dẫn và thiết bị điện ôtô tại KCN Đông Mai của Công ty TNHH Yazaki). Từ năm 2013 đến nay, sau Dự án Nhà máy sản xuất hệ thống dây dẫn và thiết bị điện ôtô tại KCN Đông Mai của Công ty TNHH Yazaki, thì không có thêm dự án đầu tư nào của nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Quảng Ninh, có thể thấy qua biểu đồ 3.10 sau:
0 100 200 300 400 500 600 700 800
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
395.9 385.7 795 648.3 9 44 44 44 Đ V T : T R .U SD Axis Title
Đầu tư FDI của Nhật Bản so với tổng vốn đầu tư FDI tại Quảng Ninh (2012 - 2015)
Tất cả các nước Nhậ t Bả n
tại Quảng Ninh (2012-2015)
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh)
Các dự án của Nhật Bản đầu tư vào Quảng Ninh thường không lớn, chỉ có duy nhất một dự án Nhà máy sản xuất hệ thống dây dẫn và thiết bị điện ô tô với vốn đăng ký đầu tư 35,0 triệu USD, cụ thể:
(1) Dự án nuôi cấy, sản xuất gia công và kinh doanh ngọc trai: Vốn đăng ký đầu tư 1,0 triệu USD (năm 1999).
(2) Nhà máy chế biến dăm gỗ xuất khẩu: Vốn đăng ký 4,6 triệu USD (năm 2004).
(3) Nhà máy gia công sản xuất sản phẩm nhựa gia cường sợi thủy tinh: Vốn đăng ký đầu tư 505.000 USD (năm 2007).
(4) Dự án sản xuất kinh doanh vật liệu lọc nước: Vốn đăng ký đầu tư 1,15 triệu USD (Năm 2006)
(5) Dự án Nhà máy sản xuất hệ thống dây dẫn và thiết bị điện ô tô: Vốn đăng ký đầu tư 35,0 triệu USD (Năm 2013)
Biểu đồ 3.11. Vốn FDI theo quốc gia tại Quảng Ninh
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh)
* Theo lĩnh vực: Trong tổng số 05 dự án của Nhật Bản đầu tư vào Quảng Ninh, có 04/05 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp (Nhà máy chế biến dăm gỗ xuất khẩu; Nhà máy gia công sản xuất sản phẩm nhựa gia cường sợi thủy tinh; Dự án sản xuất kinh doanh vật liệu lọc nước; Nhà máy sản xuất hệ thống dây dẫn và thiết bị điện ô tô) và 01/05 dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp, thương mại (Dự án nuôi cấy, sản xuất gia công và kinh doanh ngọc trai). Như vậy, nhận thấy các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn theo xu hướng chung là tập trung đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp.
* Theo địa bàn: Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh,
có 03/05 dự án được đầu tư tại địa các đô thị (như Nhà máy chế biến dăm gỗ xuất khẩu; Dự án sản xuất kinh doanh vật liệu lọc nước; Nhà máy sản xuất hệ thống dây dẫn và thiết bị điện ô tô ở các TP. Hạ Long, TP. Cẩm Phả), và chỉ có 02/05 dự án được đặt tại các huyện thị (Dự án nuôi cấy, sản xuất gia công và kinh doanh ngọc trai tại Huyện Vân Đồn, Nhà máy gia công sản xuất sản phẩm nhựa gia cường sợi thủy tinh tại huyện Đông Triều). Như vậy, tỉ lệ các dự án đầu tư tại đô thị vẫn cao hơn tại các địa phương
* Như vậy: Đầu tư FDI của Nhật Bản chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với
tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tại Quảng Ninh là 44,165 triệu USD/5,2 tỷ USD chiếm 0,84% trên tổng số vốn đầu tư và đã chững lại trong giai đoạn vừa qua. Có thể thấy rằng các dự án chưa đáp ứng được kỳ vọng của tỉnh Quảng Ninh trong thu hút đầu tư từ Nhật Bản và cũng như chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của các nhà đầu tư Nhật Bản. Điều này cho thấy Quảng Ninh chưa phải là địa bàn hấp dẫn đầu tư đối với các nhà đầu tư Nhật Bản thời gian qua.
- Quy mô vốn đầu tư nhỏ, bình quân dự án FDI của Nhật Bản đầu tư vào Quảng Ninh chỉ là 8,45 triệu USD/dự án, trong khi quy mô trung bình
một dự án FDI đầu tư vào Quảng Ninh là 47,7 triệu USD/dự án và quy mô bình quân của một dự án FDI của Nhật Bản tại Việt Nam là 16,3 triệu USD/dự án. Điều này cho thấy tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua mới chỉ thu hút được các dự án quy mô nhỏ của Nhật Bản, hiện qua khảo sát thì một số dự án này cũng không có kế hoạch tăng vốn hoặc mở rộng quy mô.
- Các dự án FDI của Nhật Bản tập trung đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp sản xuất chế biến, không tạo ra giá trị gia tăng cao, chưa đầu tư vào các ngành mà Nhật Bản có thế mạnh như công nghiệp điện tử, công nghiệp chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp công nghệ cao, môi trường và tiết kiệm năng lượng… và cũng là các lĩnh vực mà tỉnh đang khuyến khích, kêu gọi đầu tư.
- Kết quả phỏng vấn điều tra 4 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Quảng Ninh (có 3 doanh nghiệp trả lời là: Công ty TAIHEIYO SHINJU Việt Nam, Công ty liên doanh sản xuất dăm gỗ Vijachip, Nhà máy gia công