Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài từ nhật bản của tỉnh quảng ninh (Trang 107 - 116)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư từ Nhật Bản

4.2.7. Các giải pháp khác

Ngoài các giải pháp chủ lực trên, còn có thể kết hợp với các giải pháp sau đây:

4.2.7.1. Giải pháp về Khoa học công nghệ

- Tập trung theo hướng ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, kiên quyết không thu hút đầu tư các dự án có sử dụng máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng, nguyên liệu, gây ô nhiễm môi trường,...

- Tăng cường quản lý, kiểm soát công nghệ các dự án thu hút đầu tư trên địa bàn Tỉnh, các dự án đầu tư phát triển kinh tế, xã hội đều được thẩm định về công nghệ và những tác động của nó đến môi trường, xã hội; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về khoa học công nghệ.

4.2.7.2. Giải pháp về quản lý đất đai và môi trường

Xây dựng các chính sách ưu đãi về đất đai như thời gian thuê đất, tiền thuê đất... Nhưng trước mắt tập trung cải cách hành chính giảm các thủ tục hành chính, giảm thành phần hồ sơ, thời gian trong việc lập hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất, ký hợp đồng thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

4.2.7.3. Giải pháp về xúc tiến đầu tư

- Chuyển đổi căn bản nhận thức về vai trò quan trọng của công tác xúc tiến đầu tư, xác định rõ công tác xúc tiến đầu tư là việc làm thường xuyên, là

trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và trách nhiệm trọng tâm là của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các địa phương đặc biệt đối với nguồn vốn FDI và đối với các nhà đầu tư Nhật Bản; xác định rõ những dự án trọng điểm phù hợp với các nhà đầu tư Nhật Bản.

- Phương pháp xúc tiến đầu tư là phải xác định được nhà đầu tư chiến lược tập trung lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, thể hiện tính khu vực, liên ngành, liên vùng bám theo chuỗi giá trị gia tăng; đồng thời phải cụ thể theo từng yêu cầu của nhà đầu tư, từng dự án, xác định rõ năng lực, thế mạnh của nhà đầu tư để có phương pháp tiếp cận phù hợp.

- Hoàn thành việc xây dựng, phát triển hệ thống trang Website bằng ngôn ngữ tiếng Nhật Bản và Bộ tài liệu xúc tiến đầu tư của Quảng Ninh để nhà đầu tư tiếp cận tất cả các thông tin trước khi quyết định đầu tư, từ các thông tin chung như định hướng, kế hoạch, hệ thống luật pháp, hệ thống giao thông, chính sách đến thông tin cụ thể như quy hoạch, công suất phát triển từng ngành, từng lĩnh vực, ưu đãi đầu tư, điều kiện đầu tư, điều kiện hoạt động chung và các dịch vụ hỗ trợ cụ thể của Quảng Ninh.

- Xây dựng chính sách khuyến khích, động viên, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân mời gọi được nhà đầu tư đầu tư vào Quảng Ninh.

- Thông qua các nhà đầu tư mạnh, có uy tín, có kinh nghiệm trong nước để tiếp cận và phối hợp làm công tác xúc tiến đầu tư trong đó tập trung vào những doanh nghiệp trong nước đã có mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức và doanh nghiệp Nhật bản, từ đó tiếp cận trực tiếp các nhà đầu tư Nhật Bản.

- Thông qua hợp tác với một số trường đại học của Nhật Bản để vừa hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu khắt khe của các nhà đầu tư Nhật Bản vừa mở rộng quan hệ hợp tác với doanh nghiệp Nhật Bản.

- Chủ động tìm hiểu và nghiên cứu các nhà đầu tư theo lĩnh vực, chuyên ngành để chọn lựa ra một số nhà đầu tư lớn có tiềm năng, có uy tín và

tiềm lực tài chính, công nghệ trong mỗi lĩnh vực để tập trung xúc tiến vào nhóm đối tác nhà đầu tư tiềm năng chiến lược này.

- Thường xuyên cập nhật, nghiên cứu kỹ về diễn biến dòng FDI của Nhật Bản; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, viên chức làm công tác xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường và củng cố nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác xúc tiến đầu tư tạo ra sự biến đổi về chất.

- Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài được tự nghiên cứu, đề xuất hình thức đầu tư, chính sách phù hợp với khả năng của nhà đầu tư và đặc thù của từng dự án cụ thể trên cơ sở đó xây dựng được các chính sách khuyến khích thu hút các nhà đầu tư, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất để hỗ trợ nhà đầu tư.

- Xúc tiến đầu tư qua các hoạt động, chương trình hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Quảng Ninh với Nhật Bản. Trong đó tổ chức kết nghĩa với một số địa phương của Nhật Bản, trước mắt kết nghĩa với tỉnh Shizuoka để thúc đẩy trao đổi, giao lưu văn hóa, kinh tế, thương mại, đầu tư.

- Xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược với các tổ chức, hiệp hội, công ty tư vấn thương mại, đầu tư của Nhật Bản.

- Xem xét, đề xuất mở Văn phòng đại diện xúc tiến đầu tư, du lịch và thương mại của tỉnh Quảng Ninh tại Nhật Bản do UBND tỉnh quản lý và Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư là cơ quan đầu mối để phối hợp với các sở, ngành liên quan; cùng với sự đề xuất của JETRO Hà Nội đề xuất lộ trình, thời gian thành lập và phải hướng đến cơ chế thị trường.

- Quan tâm, bố trí nguồn kinh phí phù hợp để triển khai có hiệu quả các hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước.

4.2.7.4. Giải pháp về hỗ trợ khác

- Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã có Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện điều hành tổ chức thực hiện Chương trình phối hợp giữa UBND tỉnh Quảng Ninh và Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Hà Nội về triển khai thực hiện Đề án thúc đẩy, hợp tác thu hút đầu tư của

Nhật Bản vào tỉnh Quảng Ninh; UBND tỉnh đã có Quyết định thành lập Văn phòng giúp việc Hội đồng cố vấn và Ban Chỉ đạo điều hành, đây là bộ phận trực tiếp tham mưu, triển khai hỗ trợ trực tiếp cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp khi đến Quảng Ninh tìm hiểu, nghiên cứu cơ hội đầu tư, phát triển dự án chuyên về Nhật Bản.

- Văn phòng giúp việc Hội đồng cố vấn và Ban Chỉ đạo đặt tại Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư với nhiệm vụ thường xuyên tiếp xúc với các nhà đầu tư Nhật Bản khi đến liên hệ công tác, hỗ trợ, giải quyết các thủ tục hành chính theo yêu cầu của nhà đầu tư Nhật Bản, cung cấp các thông tin về lĩnh vực đầu tư cho các nhà đầu tư Nhật Bản.

- Trước mắt, là sử dụng cán bộ Việt Nam biết tiếng Nhật thông thạo theo dõi bộ phận này; trong thời gian tiếp theo sẽ tuyển dụng người Nhật Bản làm tại bộ phận này. Ngoài ra, những cán bộ, chuyên viên thường xuyên tiếp xúc với các nhà đầu tư Nhật Bản cần được tập huấn, quán triệt và tự tìm hiểu về văn hóa của người Nhật Bản để có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất.

- Thành lập bộ phận theo dõi, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản đặt tại Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Quảng Ninh.

- Hỗ trợ và tạo môi trường đầu tư, kinh doanh cho các nhà đầu tư nghiên cứu về địa điểm khi họ có nhu cầu; xây dựng dịch vụ một cửa hỗ trợ thủ tục trước khi đầu tư và có hỗ trợ trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính đầu tư và dịch vụ sau khi đầu tư tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiến hành hoạt động đầu tư.

- Tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp cận tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh để tìm kiếm nguồn vốn vay để thực hiện dự án đầu tư và phát triển dự án theo quy định của pháp luật.

- Nghiên cứu quy hoạch và đầu tư một khu đô thị mang mầu sắc và đậm nét văn hóa Nhật Bản tại Thành phố Hạ Long - Một Thành phố Di sản; khuyến khích phát triển một số dịch vụ có khả năng đáp ứng được nhu cầu

của người Nhật Bản như Nhà hàng ăn uống phong cách của Nhật Bản, khu nghỉ dưỡng chữa bệnh bằng nguồn nước khoáng nóng; tăng cường quảng bá những dấu ấn, hình ảnh của Nhật Bản đã có tại Quảng Ninh như Cầu Bãi Cháy, Cung văn hóa Việt - Nhật, Công viên hoa Anh Đào…

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Bằng việc kết hợp lý thuyết của Chương 1, áp dụng phương pháp nghiên cứu của Chương 2 trên cơ sở phân tích thực trạng tại Chương 3, tác giả đã đưa ra được một số quan điểm, phương hướng, mục tiêu trong việc tăng cường thu hút đầu tư từ Nhật Bản vào Quảng Ninh. Từ đó, trên cơ sở các hạn chế đã phân tích tại Chương 3, tác giả đã đề xuất được nhóm các giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường thu hút đầu tư từ Nhật Bản của Quảng Ninh giai đoạn 2015 đến năm 2020 như các giải pháp về hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh và địa phương tạo cơ sở cho các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư vào Quảng Ninh; giải pháp về tăng cường xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách nhằm tạo tiền đề tốt nhất cho nhà đầu tư; giải pháp cải thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng các Khu công nghiệp, Khu kinh tế nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của nhà đầu tư; giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm tạo đội ngũ lao động mạnh cho nhà đầu tư; giải pháp phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ; tăng cường cải cách hành chính minh bạch, công khai, đơn giản, giúp nhà đầu tư dễ dàng hơn trong quyết định đầu tư và triển khai các thủ tục đầu tư. Với các giải pháp này, tác giả hi vọng sẽ áp dụng được thiết thực và góp phần tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản vào Quảng Ninh.

KẾT LUẬN

Cùng với xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng, mỗi một quốc gia đều cần phải tăng cường phát triển kinh tế, đảm bảo sự vững mạnh và chủ động trong xu hướng chung của thế giới. Thu hút đầu tư nước ngoài chính là một yếu tố cốt lõi trong việc phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. Việc thu hút đầu tư nước ngoài đang dần trở thành bộ phận chủ yếu của quan hệ kinh tế thế giới, là nhân tố quan trọng hàng đầu của nhiều nước nhằm hỗ trợ và phát huy lợi thế của mỗi quốc gia phát triển và là đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển kinh tế xã hội ở mỗi nước. Đối với các nước đang phát triển, đầu tư nước ngoài là một trong những nhân tố chủ yếu cho sự tăng trưởng kinh tế, là một trong những chỉ số căn bản đánh giá khả năng phát triển. Mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, phát triển ngoại thương, thực hiện tốt chương trình hàng xuất khẩu thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là những nhiệm vụ có tầm chiến lược quan trọng trước mắt, là lâu dài của Đảng và Nhà nước ta. Thu hút đầu tư nước ngoài luôn là bài toán khó đối với các nước tiếp nhận đầu tư.

Nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Quảng Ninh cũng đã có rất nhiều bước tiến mới để tăng cường nguồn vốn thu hút đầu tư nước ngoài. Đồng thời, xác định thu hút đầu tư nước ngoài là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Quảng Ninh luôn quan tâm và tích cực tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác đầu tư nước ngoài. Quảng Ninh cũng đã xác định nhà đầu tư Nhật Bản là các nhà đầu tư chiến lược. Hiện nay, số lượng các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm đến Quảng Ninh ngày càng lớn. Đặc biệt kể từ sau khi tỉnh Quảng Ninh ký chương trình hợp tác với Văn phòng Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội, lượng quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản ngày càng cao. Nhưng thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài từ

Nhật Bản vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng mà tỉnh và các nhà đầu tư đặt ra.

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về lý luận và phân tích đánh giá thực trạng thu hút đầu tư Nhật Bản của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012-2014, luận văn đã chỉ ra được các yếu tố có tác động đến tình hình thu hút đầu tư Nhật Bản của Quảng Ninh như cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng của kinh tế chung…, từ đó đề xuất các giải pháp cần triển khai đồng bộ trong giai đoạn 2015 - 2020, đó là:

Thứ nhất, hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của

toàn tỉnh và địa phương tạo cơ sở cho các nhà đầu tư ra quyết định đầu tư vào Quảng Ninh.

Thứ hai, tăng cường xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách

nhằm tạo tiền đề tốt nhất cho nhà đầu tư.

Thứ ba, cải thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng các

Khu công nghiệp, Khu kinh tế nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của nhà đầu tư.

Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm tạo đội ngũ lao động

mạnh cho nhà đầu tư.

Thứ năm, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ.

Thứ sáu, tăng cường cải cách hành chính minh bạch, công khai, đơn

giản, giúp nhà đầu tư dễ dàng hơn trong quyết định đầu tư và triển khai các thủ tục đầu tư.

Bên cạnh đó, cần đồng thời triển khai các giải pháp khác như giải pháp về khoa học công nghệ, xúc tiến đầu tư, quản lý đất đai, môi trường...

Tác giả tin rằng, với cách thức phù hợp, sáng tạo, với lòng nhiệt tâm kiên trì, đồng tâm kêu gọi và sẵn sàng hợp tác, Quảng Ninh sẽ trở thành nơi sinh sống và làm việc, kinh doanh, đảm bảo môi trường đầu tư ổn định, thân thiện, an toàn và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Nhật Bản trong tương lai./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu

1. Phạm Trung Chính (2012), Thu hút đầu tư của Nhật Bản vào nước ta và

giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á -

Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.

2. Cục Thống kê Quảng Ninh (2013), Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Ninh 2012.

3. Trung Hiếu (2012), Kinh nghiệm thu hút FDI ở một số nước, Báo Đấu

thầu - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội.

4. Trần Quang Minh (2008), Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: Thành tựu và triển vọng, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, Hà Nội.

5. Đinh Thu Nga (2011), Kinh nghiệm thu hút vốn FDI của các nước phát triển, Trung tâm thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế

hoạch và Đầu tư, Hà Nội

6. Nguyễn Bạch Nguyệt (2010), Giáo trình kinh tế đầu tư, NXB Thống kê, Hà Nội.

7. Trần Anh Phương (2006), 33 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, Tạp chí Những vấn đề kinh tế chính trị thế giới, số 9 (125) tháng 9/2006, Hà Nội. 8. Nguyễn Sơn (2012), Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản: Linh hoạt trong hoạt

động xúc tiến, Thời báo kinh doanh, Hà Nội.

9. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh (2015), Báo cáo tổng hợp tình

hình thu hút FDI và ODA trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

10. Bùi Thị Kim Thu (2011), Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật

Bản dành cho Việt Nam từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức WTO đến nay (2010), Tạp chí Khoa học và Công nghệ số 87 (11).

11. Bùi Thị Kim Thu (2012), So sánh viện trợ phát triển chính thức (ODA)

của Nhật Bản với ODA của một số đối tác khác tại Việt Nam, Tạp chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài từ nhật bản của tỉnh quảng ninh (Trang 107 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)