Những tồn tại, hạn chế trong thu hút đầu tư của Nhật Bản vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài từ nhật bản của tỉnh quảng ninh (Trang 80 - 86)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân những hạn chế

3.4.2. Những tồn tại, hạn chế trong thu hút đầu tư của Nhật Bản vào

Về kết quả FDI: Tính đến hiện tại, Nhật Bản có 05 dự án FDI còn hiệu lực tại tỉnh Quảng Ninh với số vốn đầu tư đăng ký 44,165 triệu USD, đứng thứ 10 trong số các quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Quảng Ninh6. Gần đây nhất là Dự án Nhà máy sản xuất hệ thống dây dẫn và thiết bị điện ôtô tại KCN Đông Mai của Công ty TNHH Yazaki.

Về kết quả thu hút vốn ODA Nhật Bản: Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Quảng Ninh, Nhật Bản là quốc gia viện trợ vốn vay ODA lớn nhất với 13 dự án, tổng vốn cam kết 200 triệu USD (vốn vay ODA là 193 triệu USD, vốn viện trợ hơn 6 triệu USD), tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như: xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp giao thông nông thôn; xây dựng công trình thủy lợi; hỗ trợ trang thiết bị, hạ tầng cơ sở phục vụ cho tuyến y tế cấp huyện; cấp thoát nước, bảo vệ môi trường; trồng và chăm sóc rừng; nâng cấp hồ chứa, đập thủy lợi...

Đến nay mới chỉ 05 dự án của Nhật đầu tư vào Quảng Ninh với tổng vốn đầu tư đăng ký 44,165 triệu USD, đứng thứ 10 trong số các quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Quảng Ninh). Do vậy, việc đánh giá và nhìn nhận nguyên nhân về kết quả đầu tư của Nhật Bản vào Quảng Ninh còn hạn chế trong thời gian qua là một vấn đề hết sức quan trọng để có thể đưa ra các giải pháp phù hợp trong thời gian tới.

3.4.2. Những tồn tại, hạn chế trong thu hút đầu tư của Nhật Bản vào Quảng Ninh Quảng Ninh

6 Các dự án đầu tư của Nhật Bản tại Quảng Ninh: (1) Dự án nuôi cấy, sản xuất gia công và kinh doanh ngọc trai tại KKT Vân Đồn của Công ty TAIHEIYO SHINJU Việt Nam (2 triệu USD). (2) Nhà máy chế biến dăm gỗ xuất khẩu tại KCN Cái Lân của Công ty TNHH sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật Cái Lân (4,6 triệu USD). (3) Nhà máy gia công sản phẩm nhựa gia cường sợi thủy tinh tại Đông Triều của Công ty TNHH 1TV Nhựa gia cường sợi thủy tinh (505 nghìn USD). (4) Dự án sản xuất kinh doanh vật liệu lọc nước tại Tp. Cẩm Phả của Công ty Tonkemy Corporation và Công ty TNHH Dương Nhật Đầu tư (2,059 triệu USD). (5) Nhà máy sản xuất hệ thống dây dẫn và thiết bị điện ô tô tại KCN Đông Mai của Chi nhánh Công ty TNHH Yazaki

Số lượng các dự án FDI của Nhật Bản tại Quảng Ninh chưa nhiều, chủ yếu là các dự án FDI có vốn đầu tư thấp, quy mô nhỏ, thiếu những dự án có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Hàm lượng chất xám, hàm lượng công nghệ trong các dự án FDI của Nhật Bản tại Quảng Ninh nhìn chung chưa cao, chủ yếu là khai thác, chế biến sơ bộ, dựa nhiều vào nguồn tài nguyên; chưa có các dự án chế biến sâu, công nghệ hiện đại để tạo giá trị gia tăng của sản phẩm; chưa thực sự khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là các dự án về du lịch, phát triển kinh tế biển, trung tâm thương mại và xây dựng hạ tầng KCN. Các dự án đầu tư của Nhật Bản tại Quảng Ninh cũng không nằm trong nhóm các lĩnh vực Nhật Bản có thế mạnh như công nghiệp điện tử, lắp ráp, công nghiệp hỗ trợ… Thực tế hiện nay rất ít các nhà đầu tư Nhật Bản đang đầu tư tại Quảng Ninh trong khi các nhà đầu tư Nhật Bản lại có tính cộng đồng rất cao. Có thể nhận thấy các tồn tại, hạn chế trong thu hút đầu tư từ Nhật Bản của Quảng Ninh như sau:

3.4.2.1. Chưa có hệ thống quy hoạch hoàn chỉnh

Hiện nay, Quảng Ninh vẫn chưa hoàn thiện hết các Quy hoạch vùng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển của từng địa phương… Các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài rất coi trọng các quy hoạch định hướng của tỉnh, từ đó có một nền tảng vững chắc để ra quyết định đầu tư và có các hướng đầu tư phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh. Quy hoạch chưa ổn định, công tác quản lý quy hoạch đôi khi còn thiếu nhất quán. Khả năng tiếp cận đất đai còn khó khăn do công tác giải phóng mặt bằng chậm, thiếu quỹ đất sạch hoặc thiếu thông tin. Quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực về đất đai, đô thị, tài nguyên... có mặt còn hạn chế. Việc thu hồi, xử lý các dự án chậm tiến độ và vi phạm quy định của pháp luật còn chậm, chưa triệt để.

3.4.2.2. Thiếu các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư đối với các nhà đầu tư Nhật Bản

Ngoài các cơ chế ưu đãi chung của cả nước, Quảng Ninh vẫn chưa xây dựng và hoàn thiện được khung ưu đãi riêng dành cho các nhà đầu tư Nhật Bản. Đây là một điểm hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản đến đầu tư và kinh doanh tại đây.

3.4.2.3. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém, thiếu hạ tầng xã hội thiết yếu phục vụ nhà đầu tư

Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp, Chỉ số cơ sở hạ tầng là một chỉ số đặc biệt hữu ích để Nhà đầu tư đặc biệt các Nhà đầu tư nước ngoài tham khảo khảo khi ra quyết định đầu tư hay tăng quy mô kinh doanh. Tuy nhiên theo đánh giá của VCCI, chỉ số phát triển cơ sở hạ tầng của tỉnh Quảng Ninh năm 2014 chỉ đứng thứ 37/63 tỉnh, thành, giảm 28 bậc (năm 2013 đứng thứ 9/63 tỉnh, thành), điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút FDI của tỉnh Quảng Ninh.

Bên cạnh đó, hầu hết các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư Nhật Bản, cho rằng khoảng cách di chuyển từ Quảng Ninh đi Hà Nội là một trở ngại lớn đối với nỗ lực thu hút đầu tư vào tỉnh Quảng Ninh. Xuất phát từ quan điểm kinh doanh quốc tế, các công ty nước ngoài quan tâm tới việc mất bao lâu để hàng hóa của họ có thể phủ khắp thị trường thế giới. Do đó, hạ tầng giao thông (sân bay, cao tốc, cảng biển) đóng vai trò hết sức quan trọng.

Mặc dù Quảng Ninh là một trọng điểm trong tam giác phát triển kinh tế vùng Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) nhưng so với Hà Nội và Hải Phòng thì điều kiện cơ sở hạ tầng của Quảng Ninh còn nhiều hạn chế. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung ưu tiên đầu tư vào hệ thống hạ tầng giao thông, như nâng cấp Quốc lộ 18A, quốc lộ 18C xây dựng cầu Bãi Cháy, nâng cấp cảng Cái Lân… góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong vận chuyển hàng hóa, dịch vụ và đi lại. Tuy nhiên, hiện nay việc di chuyển từ Hà Nội đi Quảng Ninh vẫn còn gặp khó khăn, mất nhiều thời gian (trên 3 giờ đến Hạ Long) và thường xuyên quá tải, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nói chung

và công tác thu hút đầu tư nước ngoài tại Quảng Ninh nói riêng. Đặc biệt vấn đề này tác động, ảnh hưởng rất lớn đến các nhà đầu tư nói chung và các nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng khi đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Quảng Ninh.

Hệ thống hạ tầng các KCN củ a tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư Nhật Bản. Các nhà đầu tư Nhật Bản thường yêu cầu cao về hạ tầng KCN cần hoàn thiện, các dịch vụ phụ trợ như hải quan, logistics… sẵn sàng, có KCN dành riêng cho nhà đầu tư Nhật Bản và có khu hạ tầng xã hội được xây dựng liền kề các KCN, nhưng tại Quảng Ninh chưa có KCN nào đáp ứng được yêu cầu như vậy. Bên cạnh đó, các dịch vụ bổ trợ như ngân hàng, bưu chính, viễn thông còn kém, gây cản trở cho doanh nghiệp trong việc thực hiện kết nối thông tin và giao dịch quốc tế.

Nhìn chung, kết cấu hạ tầng kỹ thuật của các KCN của tỉnh hiện nay chưa được đầu tư thích đáng. Riêng KCN Cái Lân đã lấp đầy nhưng chất lượng hạ tầng kỹ thuật không cao, quy mô đầu tư nhỏ, công nghệ lạc hậu, thiếu hạ tầng xã hội; hầu hết các KCN chưa có mặt bằng sạch, chưa có sự chuẩn bị sẵn sàng hạ tầng kỹ thuật để đón nhận các nhà đầu tư nước ngoài mà chủ yếu dưới hình thức nhà đầu tư cần đến đâu sẽ san lấp, giải phóng mặt bằng đến đó. Do đó, tính hấp dẫn, thuyết phục các nhà đầu tư nước ngoài không cao khi họ đến Quảng Ninh khảo sát tìm hiểu cơ hội đầu tư.

Mặt khác, khi các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam, họ không chỉ quan tâm đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho đầu tư, sản xuất mà họ còn quan tâm đến môi trường hạ tầng xã hội để nhà đầu tư và gia đình của họ có một môi trường sống ổn định lâu dài. Do vậy, đối với các KCN, nhiều nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản kỳ vọng xây dựng các KCN dưới dạng như một mô hình “Thành phố thu nhỏ” có cả khu đô thị và dịch vụ như y tế, nhà ở, nhà trẻ, trường học… để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho họ không chỉ đầu tư mà còn sinh sống ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay các dịch vụ tiện ích của Quảng Ninh chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài như: Trường học tiêu chuẩn quốc tế, bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế…

chưa có. Trên địa bàn tỉnh chưa có KCN nào được xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật cùng với các khu nhà ở và các khu dịch vụ tiện ích khác liền kề phù hợp với nhu cầu lưu trú lâu dài của nhà đầu tư.

Các công trình nhà ở, khách sạn và dịch vụ bên cạnh các KCN chưa phát triển, không thuận lợi cho nhà đầu tư trong quá trình thực hiện công việc tại địa điểm dự án. Nhà đầu tư thường phải thuê chỗ ở cách xa dự án hoặc phải về trung tâm các thành phố lớn, gây tốn kém thời gian, chi phí di chuyển và gián đoạn trong việc chỉ đạo điều hành công việc sản xuất, kinh doanh.

Hiện nay, các KCN nói chung và KCN chuyên sâu vẫn thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ nên không được xây dựng các dịch vụ tiện ích bên trong như: nhà ở, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí… vì thế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư Nhật Bản. Do đó, dù Quảng Ninh có nhiều lợi thế nhưng cơ hội, điều kiện để hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư là rất khó. Đây là thách thức không nhỏ để đưa các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư ngành công nghiệp hỗ trợ đầu tư vào Quảng Ninh.

3.4.2.4. Nguồn nhân lực có trình độ, tay nghề còn thiếu

Hiện tại nguồn nhân lực của Quảng Ninh vừa thiếu lại vừa yếu, đặc biệt là nguồn nhân lực lao động kỹ thuật cao và đội ngũ nhân lực quản lý. Năm 2010, Quảng Ninh có 1,16 triệu người (dân số thành thị 50,75%, dân số nông thôn 49,25%). Mật độ dân số bình quân ta ̣i Quảng Ninh chỉ đạt 191 người/km2 thấp nhất vùng đồng bằng sông Hồng, trong khi mật độ trung bình của cả nước là 263 người/km2. Chất lượng nguồn nhân lực của Quảng Ninh hiện nay thiếu về số lượng, yếu về chất lượng; chỉ có 50% nguồn nhân lực được qua đào tạo, trong đó 2,58% đạt trình độ cao đẳng, 4,75% đạt trình độ đại học, 0,04% đạt trình độ sau đại học. Quảng Ninh cũng thiếu lao động phục vụ phát triển, tỷ lệ lao động Quảng Ninh chỉ chiếm 1,3% tổng số lao động cả nước7.

Vì vâ ̣y, nhà đầu tư khó tuyển dụng được lao động kỹ thuật đã qua đào tạo và kỹ sư lành nghề; chi phí về nhân sự quản lý cao. Một số doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc tiếp xúc với sinh viên năm cuối tại các trường đại học, cao đẳng để giới thiệu công việc và tuyển dụng lao động trực tiếp. Tính ổn định việc làm của công nhân còn thấp, tình trạng bỏ việc hoặc người lao động chuyển sang làm tại doanh nghiệp khác thường xuyên xảy ra, tính kỷ luật lao động không cao. Khả năng tự cập nhật kiến thức và ý thức nâng cao chuyên môn của người lao động chưa cao; người lao động bị hạn chế về trình độ ngoại ngữ nói chung và đặc biệt tiếng Nhật, khả năng giao tiếp kém, dễ xung đột, bất hòa do khác biệt về văn hóa. Việc tuyển dụng cán bộ quản lý, kỹ sư biết sử dụng tiếng Nhật tại Quảng Ninh rất khó khăn. Hiện nay, Quảng Ninh chưa gặp tình trạng thiếu hụt lao động cục bộ do sự phát triển ồ ạt các KCN nhưng trong tương lai, vấn đề này vẫn có thể xảy ra8.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) của Nhật Bản lần đầu đầu tư ra nước ngoài, chỉ giao tiếp bằng tiếng Nhật, giao tiếp tiếng Anh hạn chế. Do vậy, Quảng Ninh cần chuẩn bị nguồn nhân lực tiếng Nhật thật tốt để hỗ trợ các nhà đầu tư cũng như đào tạo nhân công, cán bộ quản lý và kỹ thuật biết tiếng Nhật nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp đầu tư của Nhật Bản. Hiện nay, Quảng Ninh đã có một số cơ sở đào tạo nghề nhưng các cơ sở này vẫn chưa đáp ứng yêu cầu về dạy nghề của các nhà đầu tư Nhật Bản, dẫn đến học viên được đào tạo thiếu tính thực tế, không được thực hành nhiều trên các máy móc kỹ thuật thiết yếu, yếu về ngoại ngữ.

3.4.2.5. Thiếu các ngành công nghiệp hỗ trợ

Công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam nhìn chung chủ yếu dựa vào nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu và chỉ sản xuất các sản phẩm thông dụng. Tỉ lệ nội địa hóa của ngành cơ khí ở Việt Nam nói chung chỉ đạt 26,5% trong khi tỉ lệ này ở các nước trong khu vực như Thái Lan là 53,9%, Malaysia là 41,3% và Indonesia là 39,5%. Số liệu thống kê cho thấy khoảng 80-90% sản phẩm công

8 Báo cáo kết quả khảo sát về thực tiễn vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam của Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố ngày 01/10/2012.

nghiệp hỗ trợ của các ngành công nghiệp lắp ráp của Việt Nam vẫn phải nhập khẩu. Vì vâ ̣y, khả năng cạnh tranh của công nghiệp hỗ trợ Việt Nam thấp hơn so với các nước trong khu vực về giá cả và thời hạn giao hàng9.

Các kết quả điều tra, khảo sát đều cho thấy công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam nói chung và ở Quảng Ninh nói riêng tuy mới đang ở giai đoạn đầu phát triển nhưng đã gặp nhiều khó khăn, thử thách: Khung pháp lý chưa đầy đủ, năng lực doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, thiếu nguồn nhân lực công nghiệp chất lượng cao, chưa có chính sách hỗ trợ, ưu đãi dành cho công nghiệp hỗ trợ, và chưa có cơ quan chuyên trách về công nghiệp hỗ trợ. Bên cạnh đó, năng lực của các doanh nghiệp trong nước và nguồn lao động kỹ thuật còn hạn chế; thiếu cơ chế phối hợp giữa các bên có liên quan trong việc triển khai đồng bộ các hoạt động thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ10.

3.4.2.6. Thủ tục hành chính còn khá rườm rà

Theo điều tra cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài đều khá quan ngại khi đến đầu tư tại Việt Nam vì thủ tục hành chính còn chưa minh bạch, công khai, các bước quá nhiều và rườm rà, phức tạp. Đây là một trở ngại lớn trong việc thu hút đầu tư các nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài từ nhật bản của tỉnh quảng ninh (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)