Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài từ nhật bản của tỉnh quảng ninh (Trang 51 - 55)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm của tỉnh Quảng Ninh

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình dân số, lao động

Tỉnh tập trung đông nhất công nhân mỏ (118.000 công nhân trong tổng số 130.000 công nhân mỏ của cả nước) với bề dày truyền thống, kỷ luật và đồng tâm. Theo kết quả điều tra sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2014, dân số Quảng Ninh hiện nay có khoảng 1.200.000 người, trong đó nữ có 558.793 người; Tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị của Quảng Ninh đứng thứ 3 trên toàn quốc (sau thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng), dân số thành thị là 575.939 người (chiếm tỷ lệ 50,3%); Dân số ở khu vực nông thôn là 568.442 người. Quảng Ninh thuộc diện tỉnh có số dân trung bình trong cả nước. Tỷ lệ tăng dân số bình quân từ năm 1999 đến 2009 là 1,3% (trung bình cả nước là 1,2%). Kết cấu dân số ở Quảng Ninh là "dân số trẻ", tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tới 37,6%. Người già trên 60 tuổi (với nam) và trên 55 tuổi (với nữ) là 7,1%. Các huyện miền núi tỉ lệ trẻ em dưới tuổi lao động còn lên tới 45%. Tỷ lệ dân số nam nhiều hơn nữ (nam chiếm 50,9 %, nữ chiếm 49,1%). Nguyên nhân là do nơi đây tập trung công nghiệp khai thác mỏ. Cơ cấu lao động đã có bước chuyển dịch rõ nét theo cơ cấu kinh tế của tỉnh (Giảm dần sự đóng góp của khu vực nông, lâm, ngư ,công nghiệp tăng dần sự đóng góp của dịch vụ), cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Cơ cấu lao động theo cơ cấu kinh tế của Quảng Ninh

ĐVT:% Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Cơ cấu BQ

Nông, lâm, ngư 43,5 38,6 37,2 35,9 32,6 37,56 Công nghiệp, xây dựng 27,3 29,5 30,3 30,5 31,5 29,82

Dịch vụ 29,2 31,9 32,5 33,5 35.9 32,62

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh)

Để đưa Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo ta ̣i các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật và thành lập mới trường Đại học công nghiệp Quảng Ninh; thành lập phân hiệu trường Đại học Ngoa ̣i thương; liên kết đào ta ̣o sau đa ̣i học với trường Đa ̣i học Thái Nguyên, Đa ̣i học quốc gia Hà Nội, và gần đây nhất là thành lập trường Đại học Hạ Long.

3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh

Tiếp tục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ và đồng bộ, động viên mọi nguồn lực để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; phấn đấu phát triển kinh tế với tốc độ cao, ổn định, bền vững, gắn kết với các lĩnh vực văn hoá - xã hội; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị; bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; phấn đấu xây dựng Quảng Ninh thực sử trở thành một địa bàn động lực, phát triển năng động trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Những năm qua, cùng với những thuận lợi từ kết quả đa ̣t được sau 25 năm đổi mới, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tỉnh Quảng Ninh đã nhận được sự chỉ đa ̣o, định hướng kịp thời của Đảng, Chính phủ, sự quan tâm, tạo điều kiện của các bộ, ban, ngành Trung ương.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn cao hơn mức trung bình của cả nước. Trong đó năm 2015 GDP ước tăng 11% so với cùng kỳ, cao nhất trong 7 tỉnh,

thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cao hơn mặt bằng chung của cả nước, đặc biệt là cao nhất trong những năm gần đây (trong khi đó Hà Nội 9,4%, Hải Phòng 10,1%, Hải Dương 8,5%, Vĩnh Phúc 6,97%). Thu nhập bình quân đầu người và thu ngân sách luôn ở top đứng đầu cả nước. Mặt khác, xu hướng dịch chuyển cơ cấu giảm dần công nghiệp và tăng dần dịch vụ đã ngày càng thể hiện rõ. Có thể thấy tình hình kinh tế của tỉnh qua các bảng sau:

11.7 7.4 7.5 8.8 11 5.89 5.03 5.42 5.98 6.5 0 2 4 6 8 10 12 14

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP QUẢNG NINH SO VỚI BÌNH QUÂN CẢ NƯỚC (%)

(2011-2015)

Quảng Ninh Bình quân cả nước

Biểu đồ 3.1. Tốc độ tăng trưởng GDP Quảng Ninh so với bình quân cả nước (2011 - 2015)

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh)

0 1000 2000 3000 4000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

2560 2816 3092

3428 3600

THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI TẠI QUẢNG NINH

(USD)

2011-2015

Biểu đồ 3.2. Thu nhập bình quân đầu người tại Quảng Ninh (2011 - 2015)

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh)

5.9 6.1 5.5 6.6 6 59.2 55.3 54.7 50.5 50.6 34.9 38.6 39.8 42.9 43.4

NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015

XU HƯỚNG DỊCH CHUYỂN CƠ CẤU KINH TẾ QUẢNG NINH

2011-2015

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Biểu đồ 3.3. Xu hướng dịch chuyển cơ cấu kinh tế Quảng Ninh (2011 - 2015)

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh)

26000 27000 28000 29000 30000 31000 32000 33000 34000 35000

NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015 29100

29880

34184

33000 33350

THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI QUẢNG NINH

(TỶ ĐỒNG)

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh)

Có thể thấy, giai đoạn 2011 - 2015, kinh tế Quảng Ninh ngày càng phát triển và theo chiều hướng tích cực. Đây là cơ sở tốt để thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài từ nhật bản của tỉnh quảng ninh (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)