Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.5. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.5.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thực hiện thông qua việc sử dụng số tuyệt đối, số bình quân, số tối đa, số tối thiểu. Phương pháp này tập trung vào khai thác, đánh giá, phân tích số liệu về chỉ số thu hút đầu tư Nhật Bản.
2.2.5.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp này dùng để so sánh kết quả nghiên cứu ở những thời điểm và không gian khác nhau, so sánh số thực hiện kỳ này với kỳ trước để thấy rõ được sự biến động hay khác biệt của từng chỉ tiêu phân tích. Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh kết quả đầu tư giữa các hình thức đầu tư khác nhau. So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất tương tự nhau. Đối chiếu các kết quả phân tích mẫu điều tra với chỉ số trung bình của các tỉnh trong cả nước để đánh giá thực trạng, vị trí của Quảng Ninh so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước.
2.2.5.3. Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian
Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Phương pháp này cho phép nghiên cứu đặc điểm biến động của hiện tượng theo thời gian để làm rõ xu hướng và tính quy luật của sự biến động, đồng thời dự đoán các mức độ của hiện tượng trong tương lai. Về kết cấu, dãy số thời gian gồm hai thành phần: thời gian và chỉ tiêu của hiện tượng được nghiên cứu. Thời gian có thể đo bằng ngày, tháng, năm… tùy theo mục đích nghiên cứu.
2.2.5.4. Phương pháp đồ thị
Phương pháp này dùng các đồ thị, biểu đồ, sơ đồ để biểu hiện kết quả nghiên cứu ở những thời điểm khác nhau.