Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài từ nhật bản của tỉnh quảng ninh (Trang 86 - 90)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân những hạn chế

3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

3.4.3.1. Chưa xác định đúng tầm quan trọng của nguồn vốn FDI

Trong một thời gian dài, do dựa nhiều vào nguồn thu từ xuất khẩu và khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là than đá và đất đai (77% nguồn thu từ khai thác than và thuế quyền sử dụng đất) nên tỉnh chưa đầu tư nhiều vào cải thiện môi trường đầu tư cũng như chú trọng tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm lôi kéo và tranh thủ nguồn lực bên ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bình quân giai đoạn từ 2001-2010, vốn FDI tại Quảng

9 Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Vấn đề và giải pháp – Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thu hút các doanh nghiệp vừa

và nhỏ Nhật Bản nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tại các KCN, KCX và KKT”. Hà Nội ngày

22/3/2012.

10 Báo cáo Điều tra so sánh bối cảnh, biện pháp chính sách và kết quả phát triển công nghiệp hỗ trợ ở ASEAN do Văn phòng JICA tại Việt Nam và và Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF) công bố tháng

Ninh chỉ chiếm 6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh Quảng Ninh trong khi tỷ lệ này của cả nước năm 2010 là 25,8%.

Thời gian vừa qua Quảng Ninh chưa xác định được vị trí, vai trò quan trọng của công tác xúc tiến đầu tư, các cơ quan chức năng của tỉnh chưa quan tâm đúng mức đến công tác xúc tiến đầu tư nói chung, chưa tham mưu cho lãnh đạo tỉnh để có định hướng cụ thể trong việc thúc đẩy hợp tác và thu hút vốn đầu tư từ Nhật Bản, chưa có sự nghiên cứu thấu đáo về yêu cầu của các nhà đầu tư Nhật Bản, dẫn đến hệ thống hạ tầng cơ sở phục vụ các nhà đầu tư Nhật Bản còn yếu, thiếu, không có sức hấp dẫn.

3.4.3.2. Chưa xác định được ngành, lĩnh vực, địa bàn đầu tư chiến lược

Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh chủ yếu thụ động trong tiếp nhận nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, chưa xác định được những ngành, lĩnh vực đầu tư chiến lược, trọng tâm để tổ chức xúc tiến đầu tư. Chưa có định hướng và chưa lôi kéo được các nhà đầu tư có năng lực, thế mạnh để đầu tư vào những lĩnh vực mà tỉnh đang cần như hạ tầng giao thông, hạ tầng KCN, dịch vụ du lịch, thương mại, nông nghiệp công nghệ cao… Ngoài ra, tỉnh cũng chưa xác định được địa bàn chiến lược, nhà đầu tư chiến lược để có các giải pháp phù hợp, định hướng thu hút các nhà đầu tư đó.

3.4.3.3. Chính sách thu hút, khuyến khích đầu tư còn nhiều bất cập

Để có thể thu hút đầu tư nước ngoài nói chung, đầu tư của Nhật Bản nói riêng, ngoài những ưu đãi đầu tư chung của cả nước, Quảng Ninh cần có những ưu đãi riêng hấp dẫn và không bị “vượt rào”. Tuy nhiên, nếu so với các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư nước ngoài của nhiều tỉnh, thành phố lân cận, đặc biệt là các tỉnh giáp Hà Nội thì những chính sách ưu đãi, chính sách hỗ trợ của Quảng Ninh chưa tạo ra sự khác biệt, chưa đáp ứng được kỳ vọng của các nhà đầu tư nói chung, trong đó có nhà đầu tư Nhật Bản khi họ đến Quảng Ninh khảo sát tìm hiểu cơ hội đầu tư.

3.4.3.4. Năng lực đội ngũ cán bộ làm trong lĩnh vực đầu tư còn hạn chế

Năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài còn hạn chế, chưa được đào tạo bài bản, đặc biệt là việc tiếp cận với luật và điều ước quốc tế trong tình hình mới. Do công tác xúc tiến đầu tư chưa được coi trọng và đánh giá đúng mức nên đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư còn thiếu và yếu, thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác xúc tiến đầu tư, dẫn đến việc tổ chức công tác xúc tiến đầu tư còn lúng túng, bị đô ̣ng.

3.4.3.5. Việc hỗ trợ các nhà đầu tư sau cấp phép chưa được coi trọng

Sau khi dự án được cấp phép đầu tư và đi vào triển khai, cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh thiếu sự kiểm tra hỗ trợ và đôn đốc tiến độ triển khai dự án đầu tư, những cam kết của nhà đầu tư theo luận chứng kinh tế - kỹ thuật, vấn đề xử lý nước thải công nghiệp, ô nhiễm môi trường chưa được tuân thủ và thực hiện nghiêm túc… Ngoài ra, tỉnh cũng cần lắng nghe, hỗ trợ các nhà đầu tư giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình triển khai thực hiện dự án cũng như trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh sau này như những vướng mắc về chính sách thuế, tiền lương của công nhân, tuyển dụng và đào tạo lao động… Trong một số dự án, sự quan tâm cùng đồng hành của tỉnh đối với nhà đầu tư còn chưa được coi trọng và quan tâm đúng mức.

3.4.3.6. Bất lợi, hạn chế mang tính khách quan về vị trí địa lý

Mặc dù Quảng Ninh có vị trí địa chính trị chiến lược so với các tỉnh thành trong cả nước, tuy nhiên đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có nhà đầu tư Nhật Bản, khoảng cách địa lý xa trung tâm thủ đô Hà Nội lại là một yếu tố bất lợi. Hiện Quảng Ninh không nằm trong phạm vi bán kính khoảng cách được ưu tiên đầu tư (khoảng cách Hà Nội - Quảng Ninh 155 km, nằm ngoài bán kính 100 km mà các nhà đầu tư Nhật Bản ưu tiên đầu tư). Qua khảo sát một số nhà đầu tư Nhật Bản đến Quảng Ninh tìm kiếm cơ hội đầu tư,

họ đều cho rằng thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Quảng Ninh trên 3 giờ là một trở ngại lớn đối với các nhà đầu tư.

3.4.3.7. Cạnh tranh gay gắt trong thu hút đầu tư nước ngoài

Ở cấp độ quốc gia, hiện Việt Nam đang phải đối mặt với sức ép cạnh tranh quốc gia trong thu hút đầu tư FDI từ các nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia… Với những cải cách nhanh chóng gần đây, Myanma cũng nổi lên là quốc gia có khả năng thu hút FDI mạnh mẽ trong tương lai gần. Tình hình nói trên ảnh hưởng không nhỏ đến thu hút FDI của Việt Nam nói chung, trong đó có tỉnh Quảng Ninh.

Ở cấp độ cấp tỉnh, nếu so với Hà Nội, Vĩnh Phúc hay Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương thì Quảng Ninh đã đi chậm hơn rất xa trong công tác chuẩn bị cơ sở hạ tầng để kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản vào địa bàn tỉnh. Một số tỉnh, thành như Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh đã hình thành những KCN dành riêng cho các nhà đầu tư Nhật Bản. Về cơ chế ưu đãi, Quảng Ninh cũng không có khu kinh tế nào được Chính phủ lựa chọn trong 5 nhóm khu kinh tế ven biển để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2013 - 2015, không nằm trong nhóm ưu tiên tập trung nguồn vốn từ ngân sách Trung ương.

Ngoài ra, tháng 10/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Biên bản ghi nhớ với Chính phủ Nhật Bản thành lập 2 KCN chuyên sâu đặt tại Bà Rịa - Vũng Tàu và Hải Phòng, ưu tiên định hướng các nhà đầu tư Nhật Bản vào 2 tỉnh, thành này. Thực tế nêu trên cho thấy việc thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản vào Quảng Ninh sẽ gặp không ít cạnh tranh, thách thức do Quảng Ninh không nằm trong địa bàn ưu tiên của Chính phủ.

Qua việc phân tích thực trạng của công tác thu hút đầu tư nước ngoài từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài từ nhật bản của tỉnh quảng ninh (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)