Phân loại hội nhập theo nhóm ngành
Theo Cusack, Thomas R (1995), hội nhập của khu vực công là nơi mà các quốc gia đi vay bằng cách phát hành các công cụ nợ bằng tiền nước ngoài và tiền
trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài có thể tự do mua và đầu tư trên các công cụ nợ này trên thị trường nước phát hành.
Theo Peter.B Kenen (2007), hội nhập của khu vực doanh nghiệp thường bao gồm FDI - loại vốn có nhiều ưu điểm, nhất là đối với các nước đang phát triển, khi khả năng tổ chức sản xuất đạt hiệu quả còn thấp thì hiệu quả càng rõ rệt. Các doanh nghiệp đã phát triển sẽ đầu tư mở rộng phạm vi hoạt động bằng cách mở thêm những cơ sở sản xuất ở các nước khác, các nước được đầu tư cũng sẽ đi vay vốn từ các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh nội địa.
Hội nhập của khu vực thị trường vốn hay còn gọi là hội nhập của khu vực doanh nghiệp (Peter, 2007) là nơi mà nhà đầu tư cá nhân và có tổ chức mua, bán cổ phiếu và trái phiếu của các doanh nghiệp của các nước khác nhau ở các thị trường tài sản của các quốc gia này thông qua các công ty môi giới địa phương.
Hội nhập của khu vực ngân hàng là thị trường liên ngân hàng quốc tế - nơi mà các ngân hàng có thể đi vay hoặc cho vay tạm thời với nhau. Ngoài ra, hội nhập của khu vực này cũng cho phép ngân hàng quốc tế được hưởng sự đối xử như các ngân hàng trong nước, cho phép các ngân hàng hoạt động vượt biên giới.
Phân loại hội nhập theo mức độ hội nhập
Theo Baele, Lieven và cộng sự (2004), hội nhập một phần là nơi mà các quốc gia chỉ tham gia hội nhập ở một ngành nghề hay một lĩnh vực nào đó với các khác gia khác. Ngược lại, hội nhập toàn phần là các quốc gia sẽ tham gia tiến trình hội nhập trên mọi lĩnh vực.
Cũng theo nhóm tác giả, hội nhập khu vực dựa trên sự thỏa thuận giữa các nước trong cùng một khu vực địa lý, ví dụ như sự gia nhập ASEAN của Việt Nam trong khu vực Châu A,... Còn hội nhập thế giới là những thỏa thuận cùng với những nước khác trên toàn thế giới, sự gia nhập WTO của Việt Nam là ví dụ điển hình cho tiến trình hội nhập thế giới.