việc đưa ra quyết định của nhà đầu tư, người chọn cổ phiếu có tính thanh khoản cao hơn khi mua cổ phiếu của một công ty.
Tóm lại, thanh khoản là một thành phần quan trọng của sức khỏe tổng thể và hiệu quả của thị trường tài chính (Grilli & Roubini, 1992; Chordia et al., 2001; Hameed, Kang & Viswanathan, 2010). Tầm quan trọng trong việc đánh giá các hình thức khác nhau cũng như đo lường khả năng thanh toán có liên quan đến việc thiết lập niềm tin cho nhà đầu tư trong thị trường tài chính và nâng cao hiệu quả tái phân bổ vốn trên TTCK (Chordia và ctv., 2001).
Khi đề cập đến thị trường chứng khoán, hay tính hấp dẫn của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư và các nhà phân tích tài chính luôn đề cập đến tính thanh khoản của cổ phiếu trên thị trường, bởi vì đây là một trong những yếu tố cần thiết mà nhà đầu tư cần xem xét dẫn đến quyết định đầu tư. Bởi vì, những cổ phiếu có tính thanh khoản là những cổ phiếu luôn có sẵn trên thị trường, khiến cho việc mua bán những cổ phiếu này trở nên dễ dàng, trong khi những mã chứng khoán này có giá cả tương đối ổn định theo thời gian, ít có sự bến động về giá, từ đó khi đầu tư vào các chứng khoán này nhà đầu tư có khả năng phục hồi nguồn vốn ban đầu nhanh chóng. Tóm lại, tính thanh khoản cho thấy sự linh hoạt và an toàn của nguồn vốn đầu tư, thị trường càng sôi động và có hoạt động có hiệu quả càng cho thấy tính thanh khoản của cổ phiếu càng cao. Vì vậy tính thanh khoản của cổ phiếu có thể được xem như là dòng huyết mạch, và mang tính quyết định của thị trường chứng khoán.
2.3.2. Các phương pháp đo lường tính thanh khoản trên thị trườngchứng khoán chứng khoán
Tính thanh khoản nhìn chung không dễ để đo lường vì nó đại diện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Mỗi một tác giả lại cho thấy những quan điểm khác nhau khi tiến hành nghiên cứu về thanh khoản trên thị trường chứng khoán.
a. Tỷ số bid- ask spread
Absolute spread: S = p^ - PB
Relative spead:
S = (PA- PB) / {(PA + PB)/2)
Tính thanh khoản được tính bằng tiền lãi từ việc mua bán cổ phiếu, là độ chênh lệch giữa giá bán thấp nhất và giá mua cao nhất. Độ chênh lệch giá càng nhỏ thì tính thanh khoản càng lớn.
Khối lượng giao dịch
Q=ịq'
-^i = i=1
Nt là số lượng giao dịch trong khoảng thời gian từ t-1 đến t,
q là số lượng cổ phiếu của giao dịch thứ i. Doanh số
Cũng như khối lượng giao dịch, doanh số phải được tính trong một khoảng thời gian nhất định:
ɪ
Vt =∑ Pi q
pi là giá của giao dịch thứ i
Độ sâu
Thị trường được đánh giá có độ sâu khi có nhiều lệnh giao dịch hoặc nhiều mã cổ phiếu được giao dịch nhưng lại có tác động không đáng kể lên giá trên thị trường.
DVNDt = (q^* Pt+qt*Pt^)∕2
Pt : giá hỏi mua tốt nhất tại thời điểm t
Pt : giá hỏi bán tốt nhất tại thời điểm t
qt : khối lượng mua tốt nhất tại thời điểm t qf: khối lượng bán tốt nhất tại thời điểm t Độ rộng:
Thị trường được nhận định là có độ rộng nếu KLGD trên thị trường trong lệnh đặt lớn nhưng không có tác động đáng kể lên biến động giá.
Từ những giải thích trên về độ rộng và độ sâu thị trường, Quỹ tiền tệ thế giới IMF đã giới thiệu một vài chỉ số để đo lường tính thanh khoản của thị trường cổ phiếu đã được áp dụng tại Việt Nam:
∣%ΔP∣: Giá trị tuyệt đối biến động giá hàng ngày N: Số lượng mã bình quân giao dịch ngày
V: GTGD bình quân ngày
K: Vốn hóa thị trường bình quân ngày Tn=V/K: Tỷ lệ chuyển đổi
∣%ΔP∣∕N: Chỉ số thanh khoản (biến động của giá với số lượng mã giao dịch bình quân ngày)
∣%ΔP∣∕V: Chỉ số thanh khoản (biến động của giá với GTGD bình quân ngày)
∣%ΔP∣∕Tn: Chỉ số thanh khoản (biến động giá với tỷ lệ chuyển đổi bình quân ngày)