thanh khoản thị trường chứng khoán
Bên cạnh định hướng cho hội nhập tài chính, định hướng phát triển mở rộng và cải thiện thanh khoản TTCK cũng rất quan trọng theo đề án Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 của Chính phủ.
Mục đích chính của TTCK là trở thành nguồn huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư và phát triển đất nước, cân bằng giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Qua đây, hỗ trợ cho nhà nước việc cổ phần hoá,đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân; tăng cường mở cửa và hội nhập với
thị trường khu vực và thế giới. Trong đề án trên mục tiêu quan trọng được đề ra là: việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đưa Việt Nam hội nhập tài chính với khu vực và thế giới. Trong đó, mục tiêu cụ thể đặt ra cho thị trường chứng khoán trong bối cảnh này đó là: Quy mô thị trường cổ phiếu đạt mức 100% GDP vào năm 2020 và 120% GDP vào năm 2025, số lượng công ty niêm yết đến năm 2020 tăng 20% so với năm 2017. Số lượng nhà đầu tư trên thị trường bao gồm chủ thể đầu tư trong nước cũng như nước ngoài có thể tăng lên với mức triển vọng là 5% dân số cả nước. Một mục tiêu quan trọng bậc nhất được nêu ra trong đề án này là việc: Trước năm 2025, nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam trên danh sách các thị trường mới nổi. Và việc cần làm để mục tiêu này đạt được là, phát triển nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đa dạng hóa các sản phẩm đầu tư, tối đa hoá thanh khoản thị trường, đảm bảo thanh khoản trên thị trường được cải thiện rõ rệt, đặt biệt là với những sàn giao dịch còn kém thanh khoản như HXN hay Upcom, minh bạch hóa tình hình tài chính, năng lực quản trị của các tổ chức chung gian tài chính dựa trên bộ luật được sửa đổi sắp tới, dự kiến vào năm 2020 được chính thức áp dụng.