Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu 111 đánh giá các nhân tố tác động đến mức độ thanh khoản của thị trường chứng khoán việt nam trong bối cảnh hội nhập tài chính,khoá luận tốt nghiệp (Trang 44 - 46)

Với sự ra đời ban đầu là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vào ngày 28/11/1996 đến nay, sau hơn 18 năm chính thức giao dịch, cùng với sự tác động của hội nhập tài chính, TTCK Việt Nam đã phát triển một cách mạnh mẽ về quy mô, đã và đang dần trở thành kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế. Trong đó, theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê cũng như của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tổng vốn hóa 3 sàn giao dịch đạt hơn ba triệu tỷ đồng, số công ty niêm yết và đăng ký giao dịch hơn 1,500 mã tính đến năm 2018.

Biểu đồ 3.1: Sự phát triển của quy mô TTCK từ 2000-2018

4000000 3500000 3000000 2500000 2000000 1500000 1000000 500000 0

Quy mô thị trường

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% -10% Vốn hóa thị trường (đv: nghìn tỷ đồng)

—- Tỷ lệ vốn hóa thị trường trên GDP (đv:%)

...Linear (Tỷ lệ vốn hóa thị trường trên GDP (đv:%))

Nguồn: Tác giả tự vẽ từ số liệu từ Fiinpro và Tổng cục thống kê

Nếu như trong giai đoạn 5 năm đầu từ 2000-2005 vốn hoá TTCK Việt Nam chỉ đạt khoảng 986 tỷ đồng, chiếm khoảng 1% GDP thì giai đoạn 5 năm tiếp theo TTCK chứng kiến sự tăng lên đáng kể ở quy mô thị trường cũng như số lượng cổ phiếu niêm yết trên các sàn chứng khoán, đặc biệt là sau khi Việt Nam tổ chức thành công hội nghị APEC và ra nhập WTO vào năm 2007, đánh dấu thời điểm Việt Nam đang hội nhập tài chính với khu vực cũng như với thế giới, tỷ lệ vốn hóa

thị trường/GDP đã có bước nhảy vọt mạnh mẽ lên 14% GDP vào năm 2006 và tiếp tục tăng lên mức trên 29% vào năm 2007. Sau khi trải qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn thế giới vào năm 2008, tỷ lệ vốn hoá/GDP giảm xuống còn 10% thì đến 2009, thị trường trong giai đoạn từ 2009 đến 2018 đã chứng kiến sự tăng tích cực và mạnh mẽ của tỷ lệ vốn hoá/GDP của thị trường, đạt đỉnh khoảng 52% vào năm 2017, đạt chỉ tiêu 70% so với kế hoạch mà Uỷ ban chứng khoán nhà nước đề ra trong giai đoạn 2011-2020. Đây là thành tựu nổi bật của TTCK Việt Nam, đánh dấu sự phát triển không ngừng của quy mô thị trường sau khi tiến hành hội nhập tài chính.

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ thể hiện xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ của số lượng cổ phiếu niêm yết trên toàn thị trường

■Số cổ phiếu niêm yết Hose

■Số cổ phiếu niêm yết Upcom

■ Số cổ phiếu niêm yết HNX

■ Số cổ phiếu niêm yết Toàn thị trường

Nguồn: Tác giả tự vẽ từ số liệu từ Fiinpro và Uỷ ban chứng khoán nhà nước

Năm 2000, sàn chứng khoán Việt Nam chỉ có duy nhất hai công ty niêm yết và giao dịch đó là SAM và REE, giá trị thị trường ban đầu chỉ đạt khoảng hơn 400 triệu đồng. Sau khi Việt Nam tiến hành hội nhập quốc tế vào năm 2007, khi chính thức trở thành thành viên của WTO, thì số lượng cổ phiếu trên sàn chứng khoán Việt Nam chứng kiến một giai đoạn tăng mạnh mẽ, đặc biệt là sự ra đời của sàn Upcom, tạo điều kiện cho các công ty ở nhiều lĩnh vực có cơ hội được IPO huy động vốn từ thị trương chứng khoán. Sau đó, số lượng cổ phiếu liên tục tăng đều qua các năm và cho đến năm 2018, đã có 1553 mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn

trong đó sàn HSX có 373 mã, HNX có 376 mã và có đến 804 mã được niêm yết trên sàn UPCOM. Chứng khoán Việt Nam cũng chứng kiến sự tăng vượt bậc cua chỉ số Vnidex khi đạt đỉnh vào năm 2007 trước khi bước vào giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 2008. Ngay sau đó, chỉ số Vnindex có dấu hiệu hồi phục và tăng đều trong giai đoạn 10 năm trở lại đây, đạt hơn 1000 điểm tính đến thời điểm 2018.

Một phần của tài liệu 111 đánh giá các nhân tố tác động đến mức độ thanh khoản của thị trường chứng khoán việt nam trong bối cảnh hội nhập tài chính,khoá luận tốt nghiệp (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w