Thực trạng thanh khoản trên TTCK Việt Nam

Một phần của tài liệu 111 đánh giá các nhân tố tác động đến mức độ thanh khoản của thị trường chứng khoán việt nam trong bối cảnh hội nhập tài chính,khoá luận tốt nghiệp (Trang 46)

Biểu đồ 3.3: Biểu đồ về xu hướng tăng của chỉ số Vnindex qua các năm giai đoạn 2000-2018

Nguồn: Tác giả tự vẽ từ số liệu từ Fiinpro

Ngày 20/7/2000, TTCK Việt Nam chính thức ra đời, với sự kiện khai trương Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP HCM. Sau khi đi vào hoạt động 5 tháng, với 65 phiên giao dịch, tổng GTGD là 91 tỷ 767 triệu đồng. Thanh khoản trung bình phiên ước đạt 1,41tỷ đồng/phiên.

Năm 2001, là năm bước đầu thử nghiệm các quy định giao dịch, như: quy định khối lượng cổ phiếu đặt mua, thay đổi biên độ giao động giá cổ phiếu, thí điểm giá thả nổi, quy định cấm hủy lệnh. Danh mục trên thị trường được đa dạng trên thị trường được bổ sung 5 mã cổ phiếu và 12 loại trái phiếu. Việc chỉ số Vnindex tạo đỉnh và sụt giảm bán tháo trong hoảng loạn tạo nên 1 năm thanh khoản thiếu tính ổn định của thị trường.

Năm 2002 ghi nhận cuộc đua giảm phí môi giới của các công ty chứng khoán và thay đổi số phiên giao dịch trong một tuần tăng từ 3 lên 5 (từ ngày 1/3). Cả năm, chỉ có xấp xỉ 1.070 tỷ đồng giá trị cổ phiếu và trái phiếu được khớp lệnh, tăng 4% so với 2001. Trong năm, 2,36% giao dịch toàn thị trường thuộc về nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên đây lại là năm nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng bán ra vì lợi nhuận không được như kỳ vọng khi thị trường hồi phục.

Phải đến năm 2005, vấn đề nới rộng tỷ lệ sở hữu của nhà ĐTNN trên TTCK lên 49% mới được thông qua. sự kiện này ngay lập tức làm TTCK trở lên sôi động, GTGD và chỉ số chứng khoán tăng lên một tầm cao mới. Ngày 8/3/2005 là ngày ra đời của Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGD) Hà Nội. Trung tâm đã tổ chức đấu giá thành công cho 3 DN, chứng minh tính hiệu quả của kênh đấu giá mới. Năm 2005, VN-Index tăng 30% chạm mốc 307,5 điểm, tổng giá trị giao đạt 26.878 tỷ đồng.

Ngày 20/12/2006, chỉ số VN-Index đạt mức cao nhất trong lịch sử TTCK: 809,86 điểm. TTCK cũng ghi dấu ấn với hơn 100.000 tài khoản được mở tính đến thời điểm này. Tổng GTGD đạt 28.168 tỷ đồng, ước tính GTGD trung bình phiên là 144,11 tỷ đồng/ phiên. Sau khi dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán được công bố vào tháng 8/2006 với dự kiến nâng mức vốn điều lệ của một công ty chứng khoán lên tối thiểu 170 tỷ đồng và của một công ty quản lý quỹ lên tối thiểu 25 tỷ đồng, hàng loạt cá nhân và tổ chức đã gấp rút nộp hồ sơ xin thành lập 2 loại công ty này để được áp dụng tiêu chí vốn ở mức thấp hơn theo Nghị định 144/2003/NĐ-Chính phủ.Tính đến ngày 22/12/2006, toàn TTCK Việt Nam đã có 30 công ty chứng khoán và 10 công ty quản lý quỹ được cấp phép thành lập. Đây cũng là năm mà có phiên sập sàn vào sáng 15/12, toàn bộ hệ thống giao dịch của Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và công ty chứng khoán bị tê liệt sau vài giờ giao dịch.

Luật chứng khoán có hiệu lực vào ngày 1/1/2007, tạo ra hành lang pháp lý quan trọng cho chứng khoán Việt Nam phát triển. Tính đến hết năm 2007 tổng giá trị vốn hóa TTCK VN đạt gần 500.000 tỉ đồng, bằng khoảng 43,7% GDP của năm 2007. Bùng nổ về mặt truyền thông, đưa chứng khoán và TTCK trở thành đề tài của

năm 2007. Qua đo tạo bước nhảy vọt về thanh khoản khi ghi nhận con số 969,44 tỷ đồng/ phiên.

Năm 2008, lần đầu tiên chỉ số giá chứng khoán giảm gần 70% trong một năm. Năm 2008, có sự đồng điệu của TTCK Việt Nam với TTCK Mỹ được ghi nhận. Hiện tượng Mỹ hoá TTCK này được giải thích là cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ có ảnh hưởng lớn đến các TTCK toàn cầu, trong đó có Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nước ta đã gia nhập WTO. Thanh khoản bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tính đến thời điểm cuối năm 2008, ghi nhận thanh khoản 715,94 tỷ đồng/phiên.

Đầu năm 2009, kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục có diễn biến xấu khiến VN-Index kéo dài xu hướng giảm, đến ngày 24/2 chỉ còn 235,5 điểm, mức thấp nhất kể từ tháng 3/2005. Phải đến tháng 3, mọi sự mới trở lại khởi sắc, VN-Index tăng 57%, kết thúc năm ở 494,77 điểm. KLGD và GTGD tăng cao, đặc biệt là khi các công ty chứng khoán cung cấp đòn bầy tài chính cho Nhà đầu tư. Phiên kỷ lục, 23/10 GTGD kỷ lục ghi nhận tới 9.181 tỷ đồng. Qua đó thanh khoản trung bình phiên là 2413,57 tỷ đồng/phiên.

Sóng đầu cơ vàng, ngoại tệ và cả lãi suất gần như làm trao đảo hoàn toàn TTCK nếu như không có sự vào cuộc của khối ngoại. Với động cơ nhằm cứu vãn tình huống sụt giảm và giá trị danh mục của họ không bị mất nhiều, 16.000 tỷ đồng được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng. Năm 2010, cũng ghi nhận những bất ổn trong khâu quản lý, nhiều cổ phiếu được sàng đẩy phát hành quá tải và rồi thao túng giá từ sự kết hợp của lãnh đạo doanh nghiệp và đội lái. Và ngày 24/11/2010, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/7/2011.Các nội dung được sửa đổi tập trung vào một số hoạt động như chào bán chứng khoán riêng lẻ, chào mua công khai, công bố thông tin... dưới sự tác động của nhiều nguyên nhân nhưng thanh khoản năm 2010 vẫn duy trì ở mức 2479,66 tỷ đồng/phiên.

Năm 2011, trên thị trường có 65 công ty chứng khoán thua lỗ và 71 công ty chứng khoán có lỗ lũy kế.Giá trị vốn hóa thị trường chỉ còn hơn 20% GDP là nhưng con số mà các công ty chứng khoán ghi nhận năm 2011.Thị trường đi xuống thảm hại dẫn đến việc thanh khoản sụt giảm, thị giá nhiều cổ phiếu xuống rất thấp. Không

ít cổ phiếu đã mất tới 80-90% giá trị so với đầu năm 2011.Thông tin tăng giá điện (bắt đầu từ 20/12/2011) là cú knock out cuối cùng đánh thẳng trực diện khiến TTCK Việt Nam lại lao dốc không phanh. Cả VN - Index lẫn HNX - Index đều lập đáy mới trong năm sau thông tin tăng giá điện.

Năm 2012, chính sách tiền tệ năm 2012 vẫn theo hướng chặt chẽ linh loạt với mức tăng trưởng tín dụng từ 15-17% và do đó dòng tiền vào chứng khoán không nhiều cơ hội. Ngày 21/8/2012, thị trường phản ứng tiêu cực với sự kiện ông Nguyễn Đức Kiên, cổ đông lớn của ngân hàng ACB bị bắt. Chỉ số giá chứng khoán hai sàn giảm liền 6 phiên với mức (-11,8%) trên sàn HSX và (-15,4%) trên sàn Hà Nội (HNX). Quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 1.918 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2011. Phần lớn lý giải cho điều này là thời gian giao dịch được kéo dài và áp dụng lệnh thị trường vào giao dịch.

Biểu đồ 3.4: Biểu đồ về GTGD trung bình phiên của thị trường

GTGD bình quân phiên ( đơn vị: tỷ đồng) 9000

■HOSE BHNX BUpcom BToàn thị trường

Nguồn: Tác giả tự vẽ từ số liệu từ Fiinpro và Tổng cục thống kê

Năm 2013, được coi là năm bản lề của công cuộc cải cách thị trường chứng khoán. nhiều loại lệnh mới được áp dụng trong giao dịch, kéo dài thời gian giao dịch, sôi động thành lập Quỹ mở, hoàn thiện bộ chỉ số chứng khoán, lần đầu tiên chấm điểm minh bạch quản trị doanh nghiệp, ...Theo số liệu từ UBCKNN, các chỉ số giá chứng khoán đều tăng so với cuối năm 2012, VN-Index tăng trên 22%, HNX-

Index tăng 13%. Sự gia tăng của các chỉ số chứng khoán trong năm 2013 đã đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có mức độ phục hồi mạnh nhất thế giới. ghi nhận GTGD trung bình phiên mở mức gần 2000 tỷ đồng/phiên.

Năm 2014, thị trường chứng khoản sự tăng trưởng theo chiều hướng tốt, mặc dù có những giai đoạn điều chỉnh giảm trong năm. Chỉ số VNIndex đã lập đỉnh tại mức điểm 640,75 vào ngày 3/9, trong khi chỉ số HNXIndex cũng đã lập đỉnh tại mức điểm 92,99 vào ngày 24/3, điều này cho thấy TTCK năm 2014 có sự phát triển hơn về thanh khoản, quy mô cũng như hiệu quả hoạt động so với năm 2013.Nhìn chung tính đến cuối năm 2014, chỉ số VNIndex đạt 571,68 điểm tăng 14% so với cuối năm 2013, còn chỉ số HNXIndex đạt 87,17 điểm tăng 28,5% so với cuối năm 2013.

Năm 2014, tổng GTGD toàn thị trường đạt hơn 1,160 tỷ đồng, tăng 90% so với năm 2013; GTGD bình quân mỗi phiên đạt 5.448 tỷ đồng, trong đó GTGD bình quân mỗi phiên của toàn thị trường đạt 2,986 tỷ đồng, cao gấp đôi so với năm 2013.

Năm 2014 chứng khiến một sự tăng đáng kể trong GTGD mua ròng của khối ngoại khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh mua ròng cổ phiếu trên thị trường trong 6 tháng đầu năm 2014. Sau khi bán ròng vào các tháng cuối năm, khối ngoại đã quay trở lại mua ròng trong tháng 12/2014, tổng GTGD của các nhà đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 12,5% tổng KLGD trên TTCK năm 2014.Việc đẩy mạnh giao dịch trên TTCK của khối ngoại đã làm tăng thanh khoản thị trường một cách đáng kể vào năm 2014.

Biểu đồ 3.5: Biểu đồ về tổng GTGD của cổ phiếu trên toàn thị trường

Nguồn: Tác giả tự vẽ từ số liệu từ Fiinpro

Năm 2015, tổng KLGD trên thị trường đạt gần 39,7 tỷ cổ phiếu, tương ứng GTGD đạt hơn 617 nghìn tỷ đồng, giảm 16,3% về khối lượng và 15,8% về GTGD của năm 2014. Trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh ( HSX ), tổng KLGD đạt 28,13 tỷ, giảm 7,6% so với dữ liệu cùng kỳ, GTGD tương ứng đạt 482,046 nghìn tỷ đồng, giảm 9,6% so với số liệu năm trước. Trên sàn HNX, so với thời điểm cuối năm 2014, tổng KLGD trong năm 2015 đạt trên 11,55 tỷ cổ phiếu, giảm mạnh 32% so với năm 2014, tổng GTGD cũng giảm 32,3% xuống mức hơn 135 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, cũng trong năm 2015,TTCK Việt Nam cũng đánh dấu việc chính thức nới room cho nhà đầu tư nước ngoài, thu hút dòng vốn từ nước ngoài cực lớn, cụ thể là việc khối ngoại đẩy mạnh việc mua ròng cổ phiếu trên cả 2 sàn HSX và HNX, ngay cả khi thị trường bước vào giai đoạn rơi mạnh vào các tháng 6, 7 và 12 thì sức mua của khối ngoại vẫn là rất lớn.Mặc dù, việc khối ngoại đẩy mạnh dòng tiền vào thị trường thanh khoản Việt Nam chứng kiến sự giảm so với năm trước, tuy nhiên, thanh khoản của thị trường năm 2015 đạt hơn 2,892 tỷ đồng, KLGD đạt trên 280 tỷ cổ phiếu.

TTCK Việt Nam năm 2016 đã ghi nhận những kết quả tích cực về thanh khoản

cũng như hoạt động của thị trường. Chỉ số VN-Index tăng 16%, mức vốn hóa thị trường đạt 1,923 tỷ đồng, tương đương 46% GDP, tăng 40%; thanh khoản cải thiện

mạnh, quy mô giao dịch bình quân phiên đạt 6,888 tỷ đồng, trong đó GTGD bình quân phiên trên thị trường cổ phiếu là hơn 3,040 tỷ, tăng 39% so với cuối năm 2015.

Năm 2017, là năm với nhiều cuộc thoái vốn thần kỳ của các đại diện tiêu như VNM, SAB, BMP, ... kết thúc năm, tính trên cả 3 sàn tổng GTGD bình quân phiên toàn thị trường đạt 13,870 tỷ đồng, tăng 46,3%so với bình quân cả năm trước, trong đó giao dịch trái phiếu đạt gần 8.890 tỷ đồng/phiên, tăng 38%; giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt hơn 5,060 tỷ đồng/phiên, tăng 63% so với năm 2016. Theo số liệu từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến ngày 19/12/2017,chỉ số VN-Index đạt 951,42 điểm, tăng 43% so với cuối năm 2016. Chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 111,61 điểm, tăng 41,5% so với cuối năm 2016.

Song song với câu chuyện thoái vốn của các doanh nghiệp lớn nhà nước là việc các ngân hàng ước đạt năm đỉnh điểm lợi nhuận đi đầu với VCB. Với 2 câu chuyện hay nhất trong lịch sử hơn gần 20 năm, TTCK Việt Nam đã được đón nhận dòng vốn đầu tư nước ngoài đồng loạt vào các doanh nghiệp trên toàn thị trường. Việc này đã thúc đẩy thanh khoản trong năm 2017 có những phiên giao dịch với con số trên dưới 10 nghìn tỷ đồng vào những tháng cuối năm, mặc dù đầu năm con số này chỉ duy trì ở quanh mức 5-6 nghìn tỷ.

Giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì tạo ấn tượng khi duy trì con số kỷ lục mới. Năm 2017, khối ngoại mua ròng hơn 26 nghìn tỷ đồng cổ phiếu, và hơn 18 nghìn tỷ đồngtrải phiếu tổng GTGD của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 31,4 tỷ USD, tăng 81,3% so với cuối năm 2016, đánh dấu sự tham gia mạnh mẽ của dòng tiền khối ngoại trong khi 2 quý ETFs lớn nhất duy trì trạng thái rút ròng. Khối ngoại không chỉ tham gia mua vào các cổ phiếu niêm yết mà dịch chuyển tích cực sang các cổ phiếu mới niêm yết, cổ phiếu thoái vốn, IPO hay M&A. Việc khối ngoại đẩy mạnh mua ròng cổ phiếu trên TTCK 2017 đã khiến cho thanh khoản TTCK Việt Nam chứng kiến thời kỳ tăng mạnh nhất so với giai đoạn 5 năm về trước.

Đà tăng của năm 2017 tiếp tục được duy trì trong 4 tháng đầu năm 2018, thành tích được nâng lên với điểm số vượt đỉnh lịch sử đi kèm với thanh khoản phiên đỉnh điểm đạt hơn 10 nghìn tỷ đồng. Việc vượt đỉnh nhưng thiếu dư địa tăng của nhóm ngành dẫn dắt là ngân hàng kéo theo hệ luỵ điểm số sụt giảm liên tiếp

hơn 4 tháng sau đó. GTGD bình quân phiên trong năm 2018 đạt trên 6,76 nghìn tỷ đồng/phiên tăng 39,5% so với bình quân năm 2017. Năm 2018, thanh khoản thị trường cũng được cải thiện rõ rệt với tỷ lệ tăng trưởng về GTGD bình quân phiên đã tăng khoảng 32% trong vòng 5 năm trở lại đây. GTGD bình quân phiên cũng tăng từ 50,54 triệu USD lên 280,98 triệu USD. Thị trường UPCOM có 778 mã cổ phiếu, giá trị vốn hoá đạt 774 nghìn tỷ đồng, tăng 11% so với cuối năm 2017, GTGD bình quân phiên đạt 392 tỷ đồng/phiên, tăng 62% so với năm 2017.

Trong năm 2018, VN-Index từng lập đỉnh mới trong lịch sử ở mức 1.211 điểm nhưng sau đó lại có quá trình sụt giảm mạnh 27% xuống đáy 888 điểm trong những tháng cuối năm. Chỉ số HNX Index sau quá trình tăng trưởng mạnh trong quý 1 cũng đã có sự sụt giảm mạnh, đạt 106,17 điểm, giảm 9,1% so với phiên cuối năm 2017.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Đến hết năm 2018, thị trường chứng khoán đã có những thay đổi và phát triển nhất định. Quy mô vốn hóa thị trường thăng từ 986 nghìn tỷ đồng đến cuối năm 2018 là 3.157.057 nghìn tỷ đồng (thời điểm cao nhất là 3.519.570 nghìn tỷ đồng vào năm 2017). Tỷ lệ vốn hóa thị trường trên GDP được duy trì quanh mức 54%. Thời kỳ mở đầu chỉ với 2 mã cổ phiếu được niêm yết thì tính đến hết năm 2018 con số này là 1553 mã cổ phiếu. Qua đây cũng thấy được mức tăng nhanh về quy mô cũng như mức độ ảnh hưởng tích cực của thị trường chứng khoán đến nền kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua.

Về mặt điểm số và thanh khoản đã ghi nhận nhiều con số ấn tượng. 2 lần vào các năm 2007 và 2018 VN-Index lập đỉnh lịch sử 1.200 điểm, thanh khoản có phiên giao dịch 9.000-10.000 tỷ đồng, có phiên giao dịch với kỷ lục hơn 35.000 tỷ đồng. hay những phiên chỉ số trong giai đoạn VN-Index sụt giảm chỉ còn 235 điểm. Nhưng con só thần kỹ cho thấy những thăng trầm của thị trường chứng khoán Việt Nam, ở đây, Chính phủ cần có những quan tâm nhất định đến kênh huy động vốn này vì tiềm năng là vô cùng lớn mà nó đem lại.

Tông giá trị giao dịch trong năm t Số cô phiếu đang lưu hành trung bình trong năm t

Một phần của tài liệu 111 đánh giá các nhân tố tác động đến mức độ thanh khoản của thị trường chứng khoán việt nam trong bối cảnh hội nhập tài chính,khoá luận tốt nghiệp (Trang 46)

w