Lợi ích và chi phí của hội nhập tài chính

Một phần của tài liệu 111 đánh giá các nhân tố tác động đến mức độ thanh khoản của thị trường chứng khoán việt nam trong bối cảnh hội nhập tài chính,khoá luận tốt nghiệp (Trang 27 - 29)

Hiện nay, ngày càng nhiều các quốc gia trên thế giới tiến hành hội nhập tài chính, bởi các quốc gia đó đều nhận biết được những lợi ích quan trọng mà hội nhập tài chính đem lại. Từ quan điểm của 2 nhà kinh tế đã đưa ra trong các nghiên cứu của mình, N.W. Ho (2008) và Amir Nasry Rofael Armanious (2007), có thể thấy hội nhập tài chính đem lại ba lợi ích chính cho thị trường, bao gồm nâng cao tính thanh khoản và rủi ro giảm thiểu từ việc đa dạng hóa danh mục, giảm thiểu bất cân xứng thông tin khiến cho việc quản lý doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn, và nâng cao khả năng huy động vốn nhàn rỗi trong dân chúng.

Thứ nhất là lợi ích làm giảm thiểu rủi ro đến từ tính thanh khoản, đặc biệt là ở các thị trường nhỏ luôn tồn tại sức hấp dẫn để duy trì ổn định của thanh khoản. Khi đứng trước những cú sốc bên ngoài, mặt yếu kém sẽ lộ ra, thanh khoản sẽ bị yếu đi do sự tháo chạy của nhà đầu tư nhỏ lẻ. Nhưng với việc hội nhập tài chính, bước vào một thị trường chung, tính thanh khoản của các thị trường nhỏ này có thể tăng lên do sẽ có thêm một lượng nhà đầu tư lớn tham gia thị trường, giảm thiểu rủi ro thị trường.

Thứ hai, hội nhập tài chính cũng giúp các quốc gia phát triển toàn diện hệ thống tài chính. Việc Chính phủ thúc đẩy tiến trình hội nhập tài chính giúp cho các quy định về quản lý tài chính được cải thiện, nâng cao tính minh bạch của thị trường, đảm bảo các quy trình công bố thông tin của doanh nghiệp luôn kịp thời, đầy đủ cho các nhà đầu tư. Sự tham gia của các yếu tố nước ngoài sẽ làm hệ thống tài chính phát triển mạnh mẽ hơn. Thể hiện ở việc, có thêm các ngân hàng nước ngoài, hay các thị trường đầu tư nước ngoài xuất hiện trong nước, các định chế tài chính trong nước phải thay đổi, nâng cao trình độ, thực hiện chuyển giao công nghệ, cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo tư duy làm việc mới để tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao năng suất. Hơn nữa, hội nhập tài chính tạo ra sự tiếp cận với các công cụ tài chính mới tuân theo chuẩn quốc tế.

Thứ ba, một trong những lợi ích quan trọng nhất mà các quốc gia hướng đến khi hội nhập tài chính đó chính là đem lại cơ hội tiếp cận vốn cho doanh nghiệp.

Việc huy động vốn không còn chỉ thông qua ngân hàng hoặc các thị trường vốn trong nước mà còn gọi vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Cuối cùng, lợi ích tiêu biểu trên đều dẫn đến một mục tiêu cuối cùng mà các quốc gia đều hướng đến, đó chính là phát triển kinh tế. Nhờ hội nhập tài chính, việc phân bổ nguồn vốn trở nên hiệu quả hơn, các nước đang phát triển có thể tiếp cận nguồn vốn dồi dào, các nước đã phát triển có thể sử dụng vốn một cách hiệu quả hơn. Thị trường vốn trong nước cũng có cơ hội phát triển ổn định hơn, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn. Phát triển tài chính cũng sẽ làm tăng các khoản đầu tư có lợi nhuận cao, tăng khả năng cạnh tranh giữa các nước, làm giảm những chi phí trung gian, từ đó cùng phát triển kinh tế.

Rủi ro mà hội nhập tài chính đem lại

Bên cạnh những lợi ích mà hội nhập tài chính đem lại, hội nhập tài chính cũng đem lại nhiều rủi ro. Theo Boyd and Smith (1992), nếu một quốc gia có nền tảng pháp lý và cơ sở hạ tầng yếu nhưng vẫn cố tham gia hội nhập tài chính sẽ tạo nên tình trạng bất ổn tài chính. Về ngắn hạn, dòng vốn vào lớn có thể gây ra tình trạng lạm phát, làm tăng giá hàng hóa nội địa. Những khoản vay thương mại với lãi suất cao, và bằng những ngoại tệ không ổn định theo xu hướng đắt lên sẽ chứa đựng những nguy cơ lạm phát. Ngoài ra, trong một quốc gia với nền tảng tài chính chưa tốt, việc cần thiết là giữ lại nguồn vốn để có thể phát triển đầu tư trong nước. Tuy nhiên, nếu hội nhập tài chính được mở ra thì theo các quy luật kinh tế, nguồn vốn này sẽ chảy từ các quốc gia với cơ chế và chính sách lạc hậu sang các quốc gia phát triển hơn, với thị trường ổn định và hấp dẫn hơn. Về dài hạn, nguồn vốn vào lớn đem đến nguy cơ thoái vốn mạnh, đặc biệt khi thị trường gặp khủng hoảng, tạo ra nguy cơ bất ổn. Nguy cơ này đến từ những nhà đầu cơ thâm nhập thị trường với lượng vốn lớn, và việc đột ngột rút vốn hoàn toàn có thể làm giảm giá trị đồng tiền quốc gia, lũng đoạn thị trường, tạo nên khủng hoảng kinh tế, như những gì George Soros đã làm với đồng Bảng Anh năm 1992 hay TTCK Thái Lan và châu Á năm 1997 (nguồn tài liệu tham khảo). Một vấn đề khác đó chính là việc phân bổ nguồn vốn không đồng đều trong thị trường nội địa, sẽ dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo

nặng nề trong cùng một quốc gia. Đây cũng là rủi ro rõ ràng nhất của việc hội nhập tài chính.

Ngoài ra, việc giảm thiểu rủi ro qua đa dạng hóa danh mục cũng là một rủi ro đối với hệ thống tài chính trong quá trình hội nhập. Tác giả T.W.Ho (2007) đã lấy ví dụ về hiệu ứng tác động ngầm đến nền kinh tế các quốc gia khác của nước Mỹ. Tác giả nhận định rằng, dù có được chia sẻ bởi nhiều quốc gia và thị trường, tuy nhiên rủi ro không hề biến mất, mà thậm chí còn tạo nên một tác động mạnh mẽ qua lại giữa các quốc gia. Các sản phẩm tài chính mới không hề giảm thiểu rủi ro, mà chỉ che giấu đi rủi ro thật sự đằng sau nó, dẫn đến một mức rủi ro phi hệ thống không thể đo đếm được. Một quốc gia gặp vấn đề, dù là nhỏ bé, cũng có thể dẫn đến khủng hoảng ở nhiều quốc gia, nền kinh tế và hệ thống tài chính khác nhau.

Rủi ro cuối cùng mà các quốc gia khi hội nhập tài chính phải đối mặt đó là nguy cơ từ các ngân hàng nước ngoài. Theo Pierre-Richard Agénor (2001), bên cạnh những lợi ích của việc hợp tác với các ngân hàng nước ngoài, nó còn đem lại những rủi ro tiềm tàng. Các ngân hàng nội địa sẽ bị áp lực nặng nề khi cùng cạnh tranh với các ngân hàng quốc tế khi mà tỷ lệ giữa chi phí hoạt động trên nguồn vốn đối với họ là thấp, nhưng đối với những ngân hàng trong nước lại là cao. Việc một ngân hàng nội lớn phá sản cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả một thị trường tài chính. Việc này có thể xảy ra khi một doanh nghiệp tích lũy nợ ngoại tệ lớn, khả năng thanh khoản giảm sút, dẫn đến nguy cơ vỡ nợ dây chuyền kéo theo các ngân hàng. Tỉ lệ nợ ngắn hạn càng lớn, thì rủi ro vỡ nợ của các ngân hàng càng cao, dẫn đến khủng hoảng tài chính.

Một phần của tài liệu 111 đánh giá các nhân tố tác động đến mức độ thanh khoản của thị trường chứng khoán việt nam trong bối cảnh hội nhập tài chính,khoá luận tốt nghiệp (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w