Giải pháp thúc đẩy thị trường hội nhập, tăng thanh khoản thị trường

Một phần của tài liệu 111 đánh giá các nhân tố tác động đến mức độ thanh khoản của thị trường chứng khoán việt nam trong bối cảnh hội nhập tài chính,khoá luận tốt nghiệp (Trang 84 - 86)

Việt Nam.

UBCKN cũng cần tạo điều kiện cho các loại hình quỹ đầu tư ETF, quỹ hưu trí thành lập và hoạt động nhằm đa dạng hóa danh mục các sản phẩm quỹ, thu hút vốn nước ngoài. Việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài sẽ giúp tăng thanh khoản trên thị trường.

Giải pháp nâng cao vai trò của công ty chứng khoán

Trong thị trường chứng khoán, khái niệm nhà tạo lập đã được phổ biến rộng rãi và là một phẩn không thể thiếu của mọi thị trường. Nhưng với chứng khoán Việt Nam, bộ phận này chưa thực sự hiện hữu. với vai trò là nhân tố tạo thanh khoản cho các chứng khoán có thanh khoản thấp hoặc không có giao dịch, qua đó góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh và đi theo hướng tích cực.

Sở dĩ nhà tạo lập chưa mặn mà tham gia vào thị trường là do còn thiếu dư địa và đièu kiện cho công ty chứng khoán cũng như các loại hình Quỹ...Vấn đề về cơ hội kiếm lời trong khi thị trường vẫn còn tiềm ẩn rủi ro khi chưa được hoạt động dưới hình thức giao dịch T0 trên thị trường cơ sở, khiến nhà tạo lập vẫn còn hạn chế khi muốn tham gia.Bên cạnh đó, các cơ chế ưu đại về phí, thuế để hấp dẫn nhà tạo lập thị trường phát huy vai trò của mình cũng cần được xem xét.

5.2.3. Giải pháp thúc đẩy thị trường hội nhập, tăng thanh khoản thịtrường trường

Trong bối cảnh hiện nay, để hội nhập an toàn và hiệu quả, Việt Nam cần hoạch định và thực hiện lộ trình hội nhập hợp lý hiệu quả, đó là hội nhập khu vực trước để tạo ra sức mạnh tổng hợp, tăng trọng lượng trong đàm phán với các cường quốc kinh tế, trên cơ sở đó tạo tiền đề để hội nhập toàn cầu. Bên cạnh đó, việc thực hiện lộ trình hội nhập của TTCK cần phải có được sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan khác. Ngoài ra, cần phải xác lập một hệ thống chính sách điều tiết vĩ mô đối với lĩnh vực tài chính linh hoạt và hiệu quả. Trong điều hành chính sách vĩ mô, cần giảm dần các công cụ can thiệp trực tiếp vào TTCK.Khuyến khích sử dụng các công cụ gián tiếp chủ yếu là công cụ kinh tế và điều hành theo hướng để thị trường tự

điều chỉnh, xây dựng một môi trường đầu tư hấp dẫn thông qua việc ban hành các chính sách thu hút đầu tư cho thị trường vốn một cách kịp thời và chính xác để tăng khả năng thu hút các luồng vốn từ NĐTNN, nhất là FII.

Hội nhập tài chính cần được tiến hành theo một lộ trình hợp lý nhưng cũng cần nâng cao năng lực thị trường để tận dụng lợi ích và hạn chế rủi ro cho thị trường.

Thứ nhất, thực hiện theo đúng các cam kết FTA đã ký kết, đồng thời chuẩn bị cho quá trình tham gia ký kết các cam kết FTA mới. Việc làm đúng theo các cam kết là cơ sở để Việt Nam tiến vào hội nhập tài chính với thế giới cũng như khu vực một cách toàn diện hơn. Thứ hai, Chính phủ cần xây dựng kế hoạch cụ thể về cam kết thuế xuất-nhập khẩu, đồng thời nghiên cứu đề xuất sửa đổi sao cho phù hợp với cam kết cũng như chuẩn bị sẵn sàng để thực thi khi các Hiệp định về tự do hoá và hội nhập tài chính có hiệu lực. Việc chủ động đàm phán với mục tiêu cân bằng lợi ích của Việt Nam cũng như các đối tác của hiệp định trong các lĩnh vực thuế nhập khẩu, dịch vụ tài chính cũng đóng vai trò quan trọng. Để đảm bảo việc ký các hiệp định với các đối tác thương mại lớn trên thế giới và trong khu vực, Chính phủ đề ra kế hoạch cụ thể để điều chỉnh chính sách sao cho phù hợp với yêu cầu hội nhập và từ đó theo dõi xát xao. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc hội nhập quốc tế còn nhiều rào cản, thông qua sự hỗ trợ và đồng thuận từ các nước.

Sau khi là thành viên của WTO, định hướng trong các năm gần đây là tiến trình hội nhập quốc tế, đề cao sự kết hợp giữa các thể chế tài chính nhà nước, các tổ chức trung gian tài chính và các tổ chức quốc tế, đi vào chuẩn khung pháp lý tài chính, kế toán và đặc biệt là vấn đề quản trị công ty, minh bạch thông tin được công bố. Qua đó, từng bước chuẩn hóa quy trình niêm yết, tạo môi trường đầu tư phát triển trên tiền đề là một thị trường minh bạch và luôn là cơ hội. Nhà đầu tư nước ngoài họ luôn cần điều này khi đưa ra quyết định đầu tư và đặc biệt là các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài. Các cuộc tọa đàm, đối thoại về tài chính-tiền tệ cần có sự góp mặt thường xuyên hơn của chính phủ Việt Nam.Với phương châm đi và học hỏi, đúc rút kinh nghiệp của các nước thành công để từ đó về chuyển hóa sao cho phù hợp với giai đoạn của thị trường Việt Nam. Việc tiếp thu có chọn lọc sẽ hợp lý

hơn việc chi trả khoản đầu tư lớn để đem về một bộ khung không thể áp dụng hiệu quả cho thị trường.

Theo sát định hướng tránh lơ là thiếu tính thực tế: Thực hiện điều chỉnh và xây dựng các cơ chế, chính sách tài chính phù hợp với các quy định và cam kết trong khuôn khổ đa biên, khu vực và điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam. Thực hiện có trách nhiệm các cam kết hội nhập trong lĩnh vực tài chính mà Việt Nam đã đưa ra. Chủ động xây dựng chính sách hội nhập tài chính hiệu quả, nhất quán; tăng cường theo dõi, giám sát thực hiện quá trình hội nhập, kịp thời điều chỉnh hợp lý, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của quá trình này.

Một phần của tài liệu 111 đánh giá các nhân tố tác động đến mức độ thanh khoản của thị trường chứng khoán việt nam trong bối cảnh hội nhập tài chính,khoá luận tốt nghiệp (Trang 84 - 86)

w