5. Bố cục của luận văn
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho BIDV Thái Nguyên
Tiếp tục củng cố, tăng cường và mở rộng hoạt động tín dụng đối với các khách hàng truyền thống trên địa bàn - đây là những khách hàng có quan hệ thường
xuyên với ngân hàng và là thế mạnh của ngân hàng. Đồng thời cũng tiếp tục tìm kiếm các khách hàng tiềm năng.
Cân đối cơ cấu giữa tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung dài hạn theo hướng mở rộng hoạt động tín dụng trung dài hạn đối với các đối tượng khách hàng.
Cán bộ tín dụng phải có năng lực, trình độ, có độ linh hoạt và nhạy bén, nhất là trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay, cùng với sự đổi mới, cải tiến vượt bậc về công nghệ thông tin của NH, điều đó, càng đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ năng động, có khả năng nắm bắt được thị trường, biết nhìn nhận đâu là khách hàng đáng tin cậy, đâu là khoản tín dụng an toàn. Vậy nên, Chi nhánh không ngừng nâng cao kiến thức cho cán bộ tín dụng dưới các hình thức như mở các lớp tập huấn, bổ sung kiến thức cho cán bộ, cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo của Agribank, các lớp tập huấn kiến thức pháp luật, phương pháp hạch toán kế toán…, nhằm trang bị cho cán bộ kiến thức về pháp luật, về thị trường, khả năng đánh giá, nắm bắt, đo lường được rủi ro, tổ chức các cuộc thi sát hạch để kiểm tra kiến thức
Đa dạng hóa, phong phú các loại hình tín dụng cho khách hàng cá nhân. Đẩy mạnh công tác truyền thông, xúc tiến và các chương trình khuyến mại nhằm thu hút khách hàng cá nhân.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết được mục tiêu và đáp ứng nội dung nghiên cứu của đề tài cần trả lời các câu hỏi sau:
- Thực trạng Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Thái
Nguyên như thế nào?
- Những nhân tố ảnh hưởng nào đến Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Thái Nguyên?
- Giải pháp nào được sử dụng để nâng cao hiệu quả Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Thái Nguyên?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Thu thập tài liệu thứ cấp
Nguồn số liệu thứ cấp chủ yếu lấy ở sách, báo nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới quản lý hoạt động cho vay cá nhân.
Thu thập từ Internet có được các thông tin về quản lý hoạt động cho vay cá
nhân của một số ngân hàng của các nước cũng như của các ngân hàng khác trong cả
nước và những tư liệu liên quan đến đề tài.
Thu thập từ phòng kinh doanh các số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh: Huy động vốn, dư nợ tín dụng, thu từ kinh doanh ngoại hối, tổng nợ xấu,.... Một số thông tin khác liên quan đến việc cho vay, nợ, hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân được thu thập tại phòng tổ chức, phòng tài vụ và ban lãnh đạo ngân hàng.
2.2.1.1.Thu thập tài liệu sơ cấp
Để đánh giá về công tác quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân, đề tài sử dụng nguồn số liệu sơ cấp. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn bằng câu hỏi điều tra. Phiếu điều tra được thiết kế dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của các cán bộ của đơn vị và các chuyên gia am hiểu về đề tài nghiên cứu. Trước khi tiến hành phỏng vấn cán bộ, công chức, viên chức và khách hàng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên, tác giả phỏng vấn thử 3-4 công chức, viên chức và khách hàng để điều chỉnh phiếu điều tra cho phù hợp.
Có hai mẫu phiếu điều tra đó là phiếu điều tra đối với khách hàng và phiếu điều tra đối với cán bộ, nhân viên của ngân hàng. Nội dung của mỗi phiếu điều tra gồm 2 phần:
- Phần I: Thông tin cá nhân của người tham gia trả lời bảng câu hỏi điều tra như: tên tuổi, giới tính, vị trí công tác, số năm kinh nghiệm...
- Phần II: các câu hỏi điều tra cụ thể được chọn lọc từ phần vấn đề cần giải quyết. Đề tài lựa chọn phương pháp tính mẫu như sau:
* Đối với cán bộ, nhân viên ngân hàng
Tổng số cán bộ làm công tác tín dụng tại ngân hàng là: 174 người. Áp dụng
công thức Slovin 2 . 1 Ne N n
(n là số lượng mẫu cần lấy, N là số lượng tổng thể, e
là sai số cho phép (e = 7%) để tính số mẫu ta có:
94 ) 1 . 0 .( 174 1 174 2 n
Vậy số lượng mẫu được điều tra là 94 cán bộ nhân viên của ngân hàng. * Đối với nhóm khách hàng cá nhân: Số lượng khách hàng của BIDV Thái
Nguyên có khoảng 1385 khách hàng. Áp dụng công thức Slovin 2
. 1 Ne N n (n là
số lượng mẫu cần lấy, N là số lượng tổng thể, e là sai số cho phép (e = 7%) để tính số mẫu ta có: 178 ) 07 . 0 .( 1385 1 1385 2 n
Vậy số lượng mẫu được điều tra là 178 khách hàng.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
Thông tin được tổng hợp trên bộ công cụ excel và phần mềm xử lý số liệu thống kê các thông tin định tính sẽ được nhập theo các cấp độ học được mã hóa trước khi nhập.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu khoa học luôn đóng vai trò rất quan trọng. Hầu như bất cứ một công trình nghiên cứu nào cũng cần phân tích dữ liệu, từ đơn giản nhất như phân tích mô tả đến phức tạp như phân tích đa biến.
2.2.3.1. Phương pháp phân tích dãy số thời gian và phương pháp chỉ số
Là 2 phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu, phân tích các chỉ tiêu thể hiện sự biến động của: dư nợ cho vay khách hàng cá nhân, nợ nhóm 2, nợ xấu… từ hoạt động Tín dụng bán lẻ theo thời gian, cụ thể là các chỉ tiêu như: lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối, tốc độ tăng (hoặc giảm)...
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
Thông qua số bình quân, tần suất. Phương pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian từ năm 2011 đến năm 2013 và không gian tại địa bàn thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, huyện Đồng Hỷ. Sau khi thu thập số liệu ta tiến hành so sánh theo thời gian, so sánh ý kiến đánh giá của khách hàng về sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân của BIDV Thái Nguyên với các NHTM trên địa bàn, từ đó đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của BIDV Thái Nguyên.
2.2.3.3. Phương pháp phân tổ
Đề tài được phân tổ theo hai tiêu chí: Các cán bộ ngân hàng và khách hàng sử dụng sản phẩm của BIDV Thái Nguyên.
2.2.3.4. Ứng dụng phương pháp sử dụng thang đo Likert scale với 5 mức độ đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
Đây là một dạng thang đo lường về mức độ đồng ý hay không đồng ý với các mục được đề nghị, được trình bày dưới dạng một bảng. Trong bảng thường bao gồm 2 phần: Phần nêu nội dung, và phần nêu những đánh giá theo từng nội dung đó; với thang đo này người trả lời phải biểu thị một lựa chọn theo những đề nghị được trình bày sẵn trong bảng. Thang đo được đánh giá theo bảng sau:
Mức Lựa chọn Khoảng Mức đánh giá
5 Luôn luôn 4.21 - 5.00 Tốt
4 Thường thường 3.41 - 4.20 Khá
3 Thỉnh thoảng 2.61 - 3.40 Trung bình
2 Hiếm khi 1.81 - 2.60 Yếu
2.2.3.5. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha:
Hệ số Cronbach Alpha là hệ số cho phép đánh giá xem nếu đưa các biến quan sát nào đó thuộc về một biến nghiên cứu (biến tiềm ẩn, nhân tố) thì nó có phù hợp không. Một trong những mục tiêu của đề tài này là xây dựng và kiểm định độ tin cậy của các thang đo của từng nhân tố. Công cụ xác định hệ số Cronbach Alpha sẽ giúp ta thực hiện mục tiêu này. Cronbach’s Alpha sẽ kiểm tra độ tin cậy của các biến dùng để đo lường từng nhân tố của hiệu quả quản lý bảo hiểm hỏa hoạn. Những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi thang đo.
Cronbach's alpha α ≥ 0.9 Tuyệt vời 0.7 ≤ α < 0.9 Tốt 0.6 ≤ α < 0.7 Có thể chấp nhận 0.5 ≤ α < 0.6 Kém α < 0.5 Không chấp nhận
2.2.3.6. Phương pháp thống kê mô tả
Trong nghiên cứu đề tài sẽ tiến hành phân tổ và thống kê, mô tả các đối tượng huy đô ̣ng vốn và cho vay vốn tín du ̣ng theo từng đối tượng vay, hình thức vay, thờ i gian vay, mu ̣c đích sử du ̣ng vốn vay. Phương pháp này còn được sử dụng để phân tổ theo các đối tượng nợ xấu,... Phương pháp này sẽ giúp ta nhìn nhận rõ ràng các sự kiê ̣n để có được những đánh giá chính xác nhất đối với tình hình cho vay, thu hồ i vốn vay và xử lý nợ xấu trong hoạt đô ̣ng tín dụng của ngân hàng.
2.2.3.7. Phương pháp hồi quy
Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy tuyến đa biến để phân tích sự tác động các biến độc lập tới biến phụ thuộc. Phương pháp lựa chọn biến Enter được tiến
hành. Hệ số xác định R2 được điều chỉnh được dùng để xác định độ phù hợp của mô
tổng thể cũng như kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0.
Mô hình hồi quy như sau: * Đối với khách hàng:
Biến phụ thuộc là mức độ thỏa mãn của khách hàng về cho vay cá nhân. Biến giải thích bao gồm 5 biến (cơ chế và chính sách tín dụng; sản phẩm và quy trình cung ứng sản phẩm; đội ngũ cán bộ; công nghệ; chính sách marketing). Mô hình hồi quy có dạng sau:
Y = b0 + b1X1 + b2X2+ b3X3 + b4X5 + b5X5 + e
Trong đó: Yi là mức độ thỏa mãn của khách hàng cho vay cá nhân thứ i; bi là các hệ
số hồi quy; Xi là các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn của khách hàng về cho
vay cá nhân (5 yếu tố); e là sai số trong ước lượng. * Đối với nhân viên:
Biến phụ thuộc là mức độ thỏa mãn của nhân viên về hoạt động cho vay cá nhân. Biến giải thích bao gồm 4 biến (cơ chế và chính sách tín dụng; sản phẩm và quy trình cung ứng sản phẩm; công nghệ; chính sách marketing). Mô hình hồi quy có dạng sau:
W = z0 + z1V1 + z2V2+ z3V3 + z4V5 + u
Trong đó: W là mức độ thỏa mãn trong công việc của nhân viên thứ i; zi là các hệ số hồi quy; Vi là các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn của nhân viên về hoạt động cho vay cá nhân (4 yếu tố); u là sai số trong ước lượng.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ
Là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của NHTM tại một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm. Đây là chỉ tiêu phản ánh một cách cụ thể về chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ bị đánh giá là chất lượng cho vay thấp.
Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi = Nợ quá hạn có khả năng thu hồi / Nợ quá hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu hồi = Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi / Nợ quá hạn.
Hai chỉ tiêu này cho chúng ta biết được bao nhiêu phần trăm trong tổng nợ quá hạn có khả năng thu hồi, bao nhiêu phần trăm không có khả năng thu hồi. Do vậy sử dụng thêm chỉ tiêu này cho phép đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân
Chỉ tiêu này cho biết tốc độ phát triển của tín dụng cá nhân qua từng giai đoạn, từ đó biết được sự phát triển về mặt doanh số của dư nợ tín dụng cá nhân.
Tỷ lệ dư nợ cho vay cá nhân/tổng dư nợ
Tỷ lệ này phản ánh dư nợ cho vay cá nhân trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này càng cao có nghĩa là dư nợ cho vay cá nhân của ngân hàng đó càng cao, đáp ứng được yêu cầu phát triển về lượng của hoạt động tín dụng cá nhân.
Tỷ lệ dư nợ cá nhân = Tổng dư nợ cá nhân x 100%
Tổng dư nợ
Tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cá nhân/tổng lợi nhuận từ hoạt
động tín dụng
Mục tiêu hoạt động của các NHTM là lợi nhuận và lợi nhuận của các NHTM chủ yếu là từ hoạt động tín dụng, do đó nếu tỷ lệ lợi nhuận này càng cao điều đó chứng tỏ hoạt động tín dụng cá nhân đã đem lại kết quả kinh doanh tốt. Tuy nhiên, lợi nhuận cao gắn với rủi ro cao, do đó cần phải xem xét các yếu tố trong mối tương quan nhất định.
Tỷ lệ lợi nhuận HĐTD cá nhân = Lợi nhuận từ HĐTD cá nhân x 100%
Tổng lợi nhuận
Gia tăng tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân trong tổng dư nợ
của Ngân hàng
Tỷ trọng dư nợ KHCN trong tổng dư nợ của NHTM được xác định:
Dư nợ cho vay KHCN (t)
x 100% Tổng dư nợ cho vay (t)
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô cho vay KHCN trong tổng dư nợ cho vay của NHTM. Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN trong tổng dư nợ cho vay của một NHTM càng lớn thì hoạt động cho vay KHCN của NHTM đó càng phát triển. Ở các NHTM
hoạt động theo định hướng bán lẻ chỉ tiêu này thường cao hơn các NHTM hoạt động theo định hướng bán buôn. Thông qua chỉ tiêu này, ta cũng có thể so sánh được mức độ phát triển hoạt động cho vay KHCN của các NHTM khác nhau.
Sự gia tăng về quy mô và tăng trưởng tốc độ cho vay
Dư nợ cho vay KHCN là tổng lượng tiền mà NHTM đã cho KHCN vay tính
tại một thời điểm nhất định. Việc mở rộng cho vay KHCN được phản ánh thông qua sư gia tăng về quy mô và tốc độ tăng dư nợ KHCN.
Sự gia tăng về quy mô dư nợ cho vay KHCN được xác định theo công thức:
Sự gia tăng quy mô dư nợ KHCN cho vay KHCN
năm (i) năm (t-1)
= Dư nợ cho vay
KHCN cuối năm (t) - Dư nợ cho vay cuối
Chỉ tiêu này cho biết dư nợ cho vay KHCN năm (t) tăng so với năm (t-1) là bao nhiêu. Khi chỉ tiêu này tăng lên tức là số tiền NHTM đã cho vay qua các năm đã tăng lên.
Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN được xác định:
Dư nợ cho vay cuối năm t - Dư nợ cho vay cuối năm (t-1)
x 100% Dư nợ cho vay cuối năm t
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ gia tăng dư nợ cho vay KHCN qua các năm. Tuy vậy khi sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá sự mở rộng cho vay KHCN của một NHTM người ta thường xem xét chỉ tiêu này trên cơ sở cơ sở so sánh với tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN bình quân của ngành. Nếu tốc độ tăng trưởng cho vay KHCN của một NHTM cao hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN chung của ngành thì chứng tỏ hoạt động cho vay KHCN của NHTM đó thực sự được mở rộng. Đối với một chi nhánh NHTM, ngoài việc so sánh với chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ bình quân của ngành ngân hàng trên địa bàn hoạt động, người ta thường đánh giá việc mở rộng cho vay KHCN thông qua việc so sánh chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ của chi nhánh