5. Bố cục của luận văn
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu khoa học luôn đóng vai trò rất quan trọng. Hầu như bất cứ một công trình nghiên cứu nào cũng cần phân tích dữ liệu, từ đơn giản nhất như phân tích mô tả đến phức tạp như phân tích đa biến.
2.2.3.1. Phương pháp phân tích dãy số thời gian và phương pháp chỉ số
Là 2 phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu, phân tích các chỉ tiêu thể hiện sự biến động của: dư nợ cho vay khách hàng cá nhân, nợ nhóm 2, nợ xấu… từ hoạt động Tín dụng bán lẻ theo thời gian, cụ thể là các chỉ tiêu như: lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối, tốc độ tăng (hoặc giảm)...
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
Thông qua số bình quân, tần suất. Phương pháp thống kê so sánh gồm cả so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian từ năm 2011 đến năm 2013 và không gian tại địa bàn thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, huyện Đồng Hỷ. Sau khi thu thập số liệu ta tiến hành so sánh theo thời gian, so sánh ý kiến đánh giá của khách hàng về sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân của BIDV Thái Nguyên với các NHTM trên địa bàn, từ đó đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của BIDV Thái Nguyên.
2.2.3.3. Phương pháp phân tổ
Đề tài được phân tổ theo hai tiêu chí: Các cán bộ ngân hàng và khách hàng sử dụng sản phẩm của BIDV Thái Nguyên.
2.2.3.4. Ứng dụng phương pháp sử dụng thang đo Likert scale với 5 mức độ đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
Đây là một dạng thang đo lường về mức độ đồng ý hay không đồng ý với các mục được đề nghị, được trình bày dưới dạng một bảng. Trong bảng thường bao gồm 2 phần: Phần nêu nội dung, và phần nêu những đánh giá theo từng nội dung đó; với thang đo này người trả lời phải biểu thị một lựa chọn theo những đề nghị được trình bày sẵn trong bảng. Thang đo được đánh giá theo bảng sau:
Mức Lựa chọn Khoảng Mức đánh giá
5 Luôn luôn 4.21 - 5.00 Tốt
4 Thường thường 3.41 - 4.20 Khá
3 Thỉnh thoảng 2.61 - 3.40 Trung bình
2 Hiếm khi 1.81 - 2.60 Yếu
2.2.3.5. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha:
Hệ số Cronbach Alpha là hệ số cho phép đánh giá xem nếu đưa các biến quan sát nào đó thuộc về một biến nghiên cứu (biến tiềm ẩn, nhân tố) thì nó có phù hợp không. Một trong những mục tiêu của đề tài này là xây dựng và kiểm định độ tin cậy của các thang đo của từng nhân tố. Công cụ xác định hệ số Cronbach Alpha sẽ giúp ta thực hiện mục tiêu này. Cronbach’s Alpha sẽ kiểm tra độ tin cậy của các biến dùng để đo lường từng nhân tố của hiệu quả quản lý bảo hiểm hỏa hoạn. Những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi thang đo.
Cronbach's alpha α ≥ 0.9 Tuyệt vời 0.7 ≤ α < 0.9 Tốt 0.6 ≤ α < 0.7 Có thể chấp nhận 0.5 ≤ α < 0.6 Kém α < 0.5 Không chấp nhận
2.2.3.6. Phương pháp thống kê mô tả
Trong nghiên cứu đề tài sẽ tiến hành phân tổ và thống kê, mô tả các đối tượng huy đô ̣ng vốn và cho vay vốn tín du ̣ng theo từng đối tượng vay, hình thức vay, thờ i gian vay, mu ̣c đích sử du ̣ng vốn vay. Phương pháp này còn được sử dụng để phân tổ theo các đối tượng nợ xấu,... Phương pháp này sẽ giúp ta nhìn nhận rõ ràng các sự kiê ̣n để có được những đánh giá chính xác nhất đối với tình hình cho vay, thu hồ i vốn vay và xử lý nợ xấu trong hoạt đô ̣ng tín dụng của ngân hàng.
2.2.3.7. Phương pháp hồi quy
Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy tuyến đa biến để phân tích sự tác động các biến độc lập tới biến phụ thuộc. Phương pháp lựa chọn biến Enter được tiến
hành. Hệ số xác định R2 được điều chỉnh được dùng để xác định độ phù hợp của mô
tổng thể cũng như kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0.
Mô hình hồi quy như sau: * Đối với khách hàng:
Biến phụ thuộc là mức độ thỏa mãn của khách hàng về cho vay cá nhân. Biến giải thích bao gồm 5 biến (cơ chế và chính sách tín dụng; sản phẩm và quy trình cung ứng sản phẩm; đội ngũ cán bộ; công nghệ; chính sách marketing). Mô hình hồi quy có dạng sau:
Y = b0 + b1X1 + b2X2+ b3X3 + b4X5 + b5X5 + e
Trong đó: Yi là mức độ thỏa mãn của khách hàng cho vay cá nhân thứ i; bi là các hệ
số hồi quy; Xi là các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn của khách hàng về cho
vay cá nhân (5 yếu tố); e là sai số trong ước lượng. * Đối với nhân viên:
Biến phụ thuộc là mức độ thỏa mãn của nhân viên về hoạt động cho vay cá nhân. Biến giải thích bao gồm 4 biến (cơ chế và chính sách tín dụng; sản phẩm và quy trình cung ứng sản phẩm; công nghệ; chính sách marketing). Mô hình hồi quy có dạng sau:
W = z0 + z1V1 + z2V2+ z3V3 + z4V5 + u
Trong đó: W là mức độ thỏa mãn trong công việc của nhân viên thứ i; zi là các hệ số hồi quy; Vi là các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn của nhân viên về hoạt động cho vay cá nhân (4 yếu tố); u là sai số trong ước lượng.