5. Bố cục của luận văn
3.1.2. Tình hình kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013 của Ngân hàng Thương
cổ phần Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên
- Về tình hình tài chính:
Trong những năm qua, mặc dù kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao, tình hình kinh tế còn nhiều bất ổn xong hiệu quả kinh doanh của BIDV Thái Nguyên vẫn luôn đảm bảo năm sau cao hơn năm trước, thu nhập của cán bộ được cải thiện, lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người tăng, tốc độ tăng năng suất lao động cao hơn tốc độ tăng nhân sự. Có thể nhìn thấy rõ điều này qua bảng báo cáo sau:
Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV Thái Nguyêngiai đoạn 2011 - 2013
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 So sánh (% ) 2012/ 2011 2013/ 2012 BQ 2011 - 2013 Số cán bộ người 149 161 174 108,05 108,07 108,06 Tổng thu dịch vụ Tỷ.đ 36,6 38,0 31,3 103,83 82,37 93,10
Lợi nhuận trước thuế Tỷ.đ 74,70 102 143,3 136,55 140,49 138,.52
Về tổng thu dịch vụ: Tổng thu dịch vu năm 2011 và 2012 tăng từ 36.6 tỷ đồng đến 38 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2013 lợi nhuận từ thu dịch vụ chỉ còn 31.3 tỷ đồng. Bình quân thu nhập từ thu dịch vụ từ 2011 -2013 là 93.10 tỷ đồng. Có thể thấy, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng mạnh tới lợi nhuận từ thu dịch vụ của Ngân hàng.
Về lợi nhuận trước thuế: Qua bảng số liệu cho thấy, lợi nhuận trước thuế của BIDV Thái Nguyên có sự tăng trưởng mạnh. Cụ thể: Lợi nhuận trước thuế năm 2011 là 74.70 tỷ đồng. Đến năm 2012 tăng lên 102 tỷ đồng và tăng 136.55%. Năm 2013, lợi nhuận trước thuế của BIDV Thái Nguyên tăng tới 143.3 tỷ đồng và tăng 140.49% so với năm 2012. Bình quân cả giai đoạn từ 2011 đến 2013, lợi nhuận trước thuế của BIDV Thái Nguyên là 138.52 tỷ đồng.
- Về xây dựng thương hiệu BIDV:
Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển thương hiệu đối với phát triển dịch vụ ngân hàng, trong đó có hoạt động tín dụng bán lẻ. Thương hiệu BIDV là sự lựa chọn của nhiều tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và cá nhân, được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam.
Vị thế của thương hiệu BIDV trong ngành ngân hàng Việt Nam
Hình 3.2. Vị thế BIDV trong ngành ngân hàng tại 31/12/2013
Nguồn: BIDV Việt Nam
BIDV #1 Tài trợ dự án #2 Dư nợ tín dụng #2 Huy động vốn #3 Vốn điều lệ #3 Mạng lưới #3Tổng tài sản
Vị thế của BIDV theo xếp hạng của các tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế
BIDV vừa được hai Tổ chức Định hạng tín nhiệm toàn cầu Moody’s và Standard &Yếuors (S&P) thực hiện việc rà soát và công bố định hạng định kỳ năm 2013. Cụ thể:
Kết quả định hạng theo Moody’s
- Định hạng tiền gửi nội tệ/ngoại tệ: B2/B3
- Định hạng nhà phát hành: B2
- Định hạng năng lực độc lập: E.
BIDV duy trì định hạng tín nhiệm của Moody’s năm 2013, theo đó định hạng năng lực độc lập ở mức E, tương đương với các ngân hàng khác (ACB, MB, SHB, Sacombank, Techcombank, VIB, VP bank), tuy nhiên thấp hơn Vietinbank (E+). Trong khi đó, các định hạng tiền gửi/nhà phát hành của BIDV bằng Vietinbank và cao hơn các ngân hàng khác. Moody’s đánh giá cao BIDV với thế mạnh là Ngân hàng có hệ thống mạng lưới rộng khắp và sở hữu một trong những hệ thống thanh toán tốt nhất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, công tác quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro của BIDV ngày càng được nâng cao.
Kết quả định hạng theo S&P
- Định hạng đối tác nội tệ/ngoại tệ dài hạn: B+
- Định hạng đối tác nội tệ/ngoại tệ ngắn hạn: B
- Định hạng năng lực độc lập: b+
BIDV được S&P đánh giá cao với vai trò quan trọng trong hệ thống ngân hàng, là Ngân hàng lớn thứ hai Việt Nam với hệ thống chi nhánh bao phủ rộng khắp cả nước và có vị thế kinh doanh mạnh tại thị trường nội địa.
Hệ số an toàn vốn
Theo thông tư 13/2010/TT - NHNN về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD có hiệu lực từ ngày 01/10/2010 thì hệ số an toàn vốn tối thiểu của các NH phải đạt 9%. Đảm bảo các chỉ tiêu an toàn hệ thống, kiểm toán và định hạng tín nhiệm quốc tế; hệ số CAR luôn duy trì trên 9% theo yêu cầu của NHNN.
Bảng 3.2. Hệ số an toàn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2011 - 2013
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Vốn tự có 24.390 26.194 32.040
CAR (theo VAS1) (%) 11,07 9,65 10,23
CAR(theo IFRS2) (%) > 9,0 > 9,0 > 9,0
Nguồn: báo cáo thường niên BIDV 2009 - 2013
Hình 3.3. Giá trị cốt lõi của BIDV
Nguồn: BIDV Việt Nam Các thương hiệu cạnh tranh
Hoạt động của BIDV Thái Nguyên trên địa bàn gặp sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM như: Vietinbank, Agribank được doanh nghiệp và người dân trên địa bàn coi như là những ngân hàng thân quen và gần gũi với thời gian hoạt động lâu năm thì các thương hiệu Techcombank, ACB, MB…
Định vị thương hiệu
Mục tiêu của BIDV Thái Nguyên là: Từng bước thay đổi nhận thức của khách hàng, công chúng đối với hình ảnh và nhận diện thương hiệu BIDV, lấy chất lượng phục vụ, phong cách giao dịch, giá phí hợp lí và sự đa dạng phong phú của sản phẩm dịch vụ để thu hút và giữ chân khách hàng.
- Về hệ thống quản lý:
BIDV Thái Nguyên có đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý được đào tạo bài bản, chính quy, chuyên nghiệp và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Tuy nhiên, do tổ
chức bộ máy có nhiều phòng ban nên đôi lúc thông tin chưa được trao đổi kịp thời giữa đội ngũ làm công tác quản lý và nhân viên tác nghiệp.
Tính đến 31/12/2013, Chi nhánh có 174 cán bộ, nhân viên đang công tác, trong số đó tất cả các vị trí làm công tác chuyên môn đều có trình độ đại học hoặc trên đại học, có khả năng sử dụng ngoại ngữ và thành thạo trong việc sử dụng phần mềm tin học. Đội ngũ làm công tác chuyên môn đều còn rất trẻ, tuổi đời trung bình là 33 tuổi, đây là một yếu tố hết sức thuận lợi và vấn đề đặt ra làm sao công tác tổ chức quản lý khoa học trong Chi nhánh để khai thác yếu tố hết sức thuận lợi này. Bên cạnh đội ngũ làm công tác chuyên môn đã được đào tạo bài bản vẫn còn một số người có tinh thần làm việc chưa cao.
- Về kênh phân phối:
Bảng 3.3. Hệ thống mạng lưới của BIDV Thái Nguyên và các NHTM trên địa bàn năm 2013
Stt Ngân hàng
Kênh phân phối hiện đại
Điểm giao dịch truyền thống
POS ATM CN
cấp 1 PGD QTK
1 Agribank Thái Nguyên 14 1 19 11
2 Vietinbank Thái Nguyên 13 15 1 18 5
3 VIB Thái Nguyên 3 1 2
4 Vietinbank Lưu Xá 10 10 1 3 2
5 BIDV Thái Nguyên 50 13 1 9
6 Vietinbank Sông Công 10 10 1 5 3
7 ACB Thái Nguyên 1 1
8 Techcombank 2 1 2 1 9 DongAbank 1 10 MB bank, 3 1 1 11 Abbank 3 1 1 12 Maritimebank 3 1 2 13 NaVibank 1 1 14 Vpbank 2 1 2 15 Sacombank 1 1 16 Seabank 1 1 Tổng 83 82 16 64 22
Theo bảng thống kê trên, hiện nay, BIDV Thái Nguyên đang đứng thứ 3 trên địa bàn về mạng lưới giao dịch truyền thống và đứng đầu về các kênh phân phối ngân hàng hiện đại như ATM, POS. Đây là cơ hội rất lớn cho BIDV Thái Nguyên tận dụng tối đa vai trò của các yếu tố hữu hình trong việc phát triển tín dụng bán lẻ tới các địa bàn trong tỉnh.
-Về Chính sách khách hàng
Chính sách khách hàng gồm: chính sách bán hàng, chính sách chăm sóc khách hàng. Chính sách bán hàng - lãi suất, phí, ưu đãi, chế độ phục vụ, sản phẩm tiện ích kèm theo; chính sách chăm sóc khách hàng - khuyến mại, tặng quà, miễn phí sử dụng dịch vụ, chăm sóc khi khách hàng đến giao dịch, nhân dịp sinh nhật, lễ, tết. BIDV Thái Nguyên đã triển khai tốt chính sách khách hàng do BIDV ban hành từ năm 2010, với quy định về “Phân đoạn khách hàng tiền gửi” và “Chăm sóc khách hàng tiền gửi” thì hàng Quý “Chương trình phân đoạn khách hàng” sẽ nhặt dữ liệu các phân đoạn các khách hàng theo các tiêu thức, như sau:
Bảng 3.4. Tiêu thức Phân đoạn khách hàng tiền gửi tại BIDV Đoạn khách hàng Số dư tiền gửi bình quân/tháng
Khách hàng VIP Từ 01 tỷ đồng trở lên
Khách hàng thân thiết Từ 300 triệu đến dưới 01 tỷ đồng
Khách hàng phổ thông Từ dưới 300 triệu đồng
Nguồn: BIDV Thái Nguyên
Bảng 3.5. Phân đoạn khách hàng tiền gửi tại BIDV Thái Nguyên
Loại khách hàng 2011 2012 2013 So sánh (%) Số KH (KH) Cơ cấu (%) Số KH (KH) Cơ cấu (%) Số KH (KH) Cơ cấu (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 BQ 2011 - 2013 VIP 265 0,62 397 0,68 586 0,75 149,81 147,61 148,71 Thân thiết 2.156 5,07 3.568 6,10 4.352 5,60 165,49 121,97 143,73 Phổ thông 40.080 94,30 54.487 93,22 72.758 93,64 135,94 133,53 134,74 Tổng số 42.501 100,00 58.452 100,00 77.696 100,00 137,53 132,92 135,23
VIP Thân thiết Phổ thông 0 10 20 30 40 50 60 70 80 2011 2012 2013 265 397 586 2.156 3.568 4.352 40.080 54.487 72.758 VIP Thân thiết Phổ thông
Hình 3.4: Phân đoạn khách hàng tiền gửi tại BIDV Thái Nguyên
Nguồn: BIDV Thái Nguyên
Đối với khách hàng tiền vay: BIDV cũng có những chính sách khách hàng thông qua các gói cho vay ưu đãi, trong thời gian vừa qua BIDV đã đưa ra như: Gói cho vay cho vay ưu đãi mua nhà dành cho khách hàng cá nhân 4.000 tỷ đồng được triển khai từ 04/04/2013 đến hết 31/12/2013. Gói cho vay ưu đãi đối với cá nhân, hộ kinh doanh với tổng giá trị là 7.000 tỷ đồng có hiệu lực đến hết 31/12/2013. Đối với khách hàng vay tiêu dùng thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng quốc tế BIDV cũng thường xuyên đưa ra các chương trình chăm sóc như: Tích lũy điểm thưởng, quay số trúng thưởng…
- Về công nghệ thông tin:
Dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (WB) và chủ trương đưa Dự án Hiện đại hoá ngân hàng vào triển khai cho toàn hệ thống của BIDV, hệ thống thông tin của BIDV được đánh giá rất cao, các giao dịch được thực hiện hoàn toàn tự động, hệ thống số liệu được bảo mật, thông tin được cung cấp kịp thời cho các báo cáo phục vụ cho việc lãnh đạo điều hành. Tuy nhiên do việc đầu tư hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực chưa đồng bộ nên đôi lúc do xử lý cùng một lúc nhiều thông tin, hệ thống phần mềm đã xảy ra tình trạng nghẽn đường truyền.
Về sản phẩm dịch vụ: BIDV Thái Nguyên không có lợi thế về mạng lưới
như Agribank hay Vietinbank, xong sản phẩm dịch vụ và chất lượng dịch vụ nói chung của BIDV so với các ngân hàng thương mại khác trong tỉnh thì khá là tốt. Tuy nhiên một số sản phẩm ngân hàng bán lẻ của BIDV triển khai còn chậm như các sản phẩm thẻ quốc tế, Bankplus, IBMB,… Sản phẩm Tín dụng bán lẻ của BIDV Thái Nguyên chưa phong phú, hồ sơ giấy tờ còn nhiều đây cũng là một thách thức trong quá trình phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ.
Cơ cấu Khách hàng năm 2013 Cơ cấu Dư nợ năm 2013
Hình 3.5: Cơ cấu khách hàng và cơ cấu dư nợ tại BIDV Thái Nguyên
Nguồn: BIDV Thái Nguyên
Mặc dù BIDV Thái Nguyên đã triển khai chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng như hoạt động tín dụng bán lẻ. Nhưng do lịch sử phát triển của BIDV và sự quyết tâm chưa cao trong việc thực hiện, nên hoạt động tín dụng bán lẻ tại BIDV Thái Nguyên chưa chuyển biến mạnh mẽ mà đặc biệt là chưa tận dụng được nền khách hàng cá nhân hiện có.
3.2. Thực trạng quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên
3.2.1. Các chính sách cho vay dành cho khách hàng cá nhân tại BIDV Thái Nguyên
BIDV Thái Nguyên thực hiện hoạt động cho vay dựa trên cơ sở chính sách cho vay của BIDV. Chính sách cho vay KHCN của BIDV thường có sự thay đổi phù hợp với các điều kiện kinh tế xã hội để đảm bảo hoạt động cho vay được phát triển an toàn bền vững. Một vài nội dung của chính sách cho vay KHCN hiện tại của BIDV được thể hiện qua các tiêu chí sau:
3.2.1.1. Theo đối tượng khách hàng
BIDV xem xét cho vay đối với các cá nhân đảm bảo các điều kiện:
- Có nghề nghiệp và thu nhập ổn định: thời gian làm việc lớn hơn 12 tháng,
thu nhập hàng tháng lớn hơn 4 triệu đồng/tháng. - Các khách hàng có nợ vay/tổng tài sản < 70%
- Các khách hàng có tổng nợ phải trả hàng tháng/tổng thu nhập hàng tháng < 80%. - Thu nhập còn lại đủ mức chi tiêu tối thiểu tại địa bàn sinh sống.
- Khách hàng có hoạt động kinh doanh không bị lỗ trong 2 năm liên tiếp.
- Các khách hàng chưa từng phát sinh nợ từ nhóm 3 trở lên tại BIDV hoặc
tại các TCTD khác.
- Khách hàng có nơi cư ngụ < 30km so với chi nhánh ngân hàng.
- Các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể có thời gian hoạt động
ngành nghề hiện hữu và liên tục trên 1 năm.
- Có lịch sử tín dụng, lịch sử bản thân, quan hệ xã hội rõ ràng, tốt, không phải là người nghiện ma tuý, có tiền án, tiền sự.
3.2.1.2. Theo ngành nghề
BIDV Thái Nguyên không cho vay đối với các khách hàng kinh doanh những ngành nghề:
- Ngành nghề kinh doanh hay kinh doanh những mặt hàng pháp luật cấm.
- Các ngành hoạt động dịch vụ: Dịch vụ tắm hơi, massage, các ngành dịch
vụ tăng cường sức khoẻ tương tự,...
- Các cá nhân, hộ gia đình vay vốn để phục vụ chăn nuôi, trồng trọt có quy
mô nhỏ.
- Vay vốn để đầu cơ sắt thép, đầu cơ kinh doanh bất động sản, kinh doanh
cầm đồ, làm dịch vụ đáo nợ ngân hàng,...
3.2.1.3. Tài sản đảm bảo
Các tài sản được BIDV Thái Nguyên chấp nhận làm TSĐB cho khoản vay bao gồm:
- Sổ tiết kiệm, số dư tiền gửi, các chứng từ có giá khác do BIDV hay các ngân hàng khác phát hành được BIDV chấp thuận (danh sách các ngân hàng được BIDV chấp thuận được công bố theo từng thời kỳ).
- Nhà ở, đất thổ cư, căn hộ chung cư có đầy đủ giấy tờ hợp pháp.
- Nhà xưởng, văn phòng trên đất sở hữu ổn định và lâu dài có giấy tờ sở hữu
đầy đủ và hợp pháp.
- Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải thông dụng phổ biến trên thị trường,
hàng hoá là nguyên vật liệu dễ bảo quản, dễ xác định số lượng và chất lượng có tính khả mãi cao (theo đánh giá của BIDV) và được để tại kho của bên thứ 3.
- Chứng khoán có tính thanh khoản cao (được BIDV chấp nhận và công bố
theo từng thời kỳ).
Trong đó, một số tài sản BIDV Thái Nguyên không nhận thế chấp cầm cố:
- Các chứng khoán có rủi ro cao, tính thanh khoản thấp, chưa niêm yết và
không nằm trong danh mục BIDV nhận thế chấp.
- Hàng hoá khó bảo quản, khó xác định số lượng, chất lượng hoặc có tính thanh
khoản thấp. VD: nông sản, hoá chất, nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm đặc thù,...
- Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải khó mua bán chuyển nhượng. VD:
máy móc chuyên dùng, không phổ biến trên thị trường, thuyền bè nhỏ, xà lan,...
- Các khoản phải thu, quyền phát sinh từ hợp đồng (trừ các khoản phải thu