5. Bố cục của luận văn
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
3.4.2.1. Hạn chế
Với các kết quả đạt được, BIDV Thái Nguyên được đánh giá là đơn vị có hoạt động cho vay KHCN khá phát triển trên địa bàn Thái nguyên với dư nợ khá lớn, cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ và có chất lượng tín dụng tốt. Tuy vậy,
những kết quả đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường, chưa tương xứng với vị thế của BIDV do còn những hạn chế sau:
Một là, dư nợ cho vay KHCN của BIDV Thái Nguyên chưa tương xứng
với tiềm năng của thị trường và vị thế của BIDV. Hoạt động tại thị trường Thái
Nguyên là thị trường đầy tiềm năng cho hoạt động cho vay KHCN tuy vậy dư nợ cho vay KHCN của BIDV Thái Nguyên chưa thực sự lớn, chưa tương xứng vị thế của BIDV vốn vẫn được coi là ngân hàng có hoạt động cho vay KHCN phát triển. Điều này có thể nhận thấy qua tỷ trong dự nợ KHCN của BIDV Thái Nguyên trên tổng dư nợ KHCN của toàn hệ thống BIDV: tính đến hết năm 2013 dư nợ cho vay KHCN của BIDV Thái Nguyên chỉ chiếm 8,4% dư nợ cho vay KHCN của toàn hệ thống BIDV. Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN/Tổng dư nơ mặc dù ở mức khá cao song còn thấp hơn nhiều so với tỷ lệ này của toàn hệ thống BIDV: tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN/Tổng dư nợ của toàn hệ thống BIDV qua vài năm gần đậy đều đạt trên 53%.
Hai là, dư nợ cho vay KHCN chưa đạt được mục tiêu đề ra. Ngoài tại trụ
sở chi nhánh chính của BIDV Thái Nguyên dư nợ cho vay KHCN đạt mức tương đối khá, tại các PGD trực thuộc BIDV Thái Nguyên có dư nợ cho vay KHCN rất thấp, cụ thể dư nợ cho vay KHCN của 09 PGD của BIDV Thái Nguyên chỉ chiếm 39% dư nợ cho vay KHCN của toàn chi nhánh, mặc dù hầu hết các PGD này đều có bộ phận tín dụng, thậm chí ở một vài PGD sau 2-3 năm hoạt động dư nợ cho vay KHCN đạt không quá 30 tỷ đồng điều này là nguyên nhân BIDV Thái Nguyên không đạt được chỉ tiêu kế hoạch cho vay KHCN trong nhiều năm trở lại đây.
Ba là, dư nợ cho vay không có tính bền vững cao, chịu ảnh hưởng lớn của
chính sách quản lý của NHNN. Trong cơ cấu dư nợ KHCN của BIDV Thái
Nguyên, dư nợ của các sản phẩm “nhạy cảm” chịu ảnh hưởng lớn của chính sách quản lý của NHNN như cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, cho vay đầu tư vàng, cho vay lĩnh vực bất động sản chiếm tỷ trọng khá lớn, dư nợ của các nhóm sản phẩm này chiếm tới 57% dư nợ KHCN. Nếu trong trường hợp, NHNN áp dụng chính sách hạn chế cho vay đối với những sản phẩm này (như đã áp dụng đối với sản phẩm cho vay kinh doanh chứng khoán) thì dư nợ cho vay KHCN của BIDV Thái Nguyên sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Bốn là, thời gian xử lý hồ sơ vay vốn của khách hàng kéo dài, gây tâm lý không tốt cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn đặc biệt là các khách hàng có
nhu cầu cần vốn nhanh. Đây là điểm kém cạnh tranh của BIDV Thái Nguyên so
với các ngân hàng khác.
Năm là, phương pháp phân loại nhóm nợ hiện tại chưa phản ảnh hết
được nợ xấu tiềm ẩn. Mặc dù nợ xấu của BIDV Thái Nguyên ở mức thấp, song
hiện tại BIDV Thái Nguyên vẫn thực hiện phương pháp phân loại nhóm nợ theo định lượng mà chưa thực hiện theo phương pháp định tính (theo điều 7 Quyết định 493) nên nợ xấu cũng còn nhiều tiềm ẩn.
3.4.2.2. Nguyên nhân
Với các hạn chế nêu trên, có thể đánh giá hoạt động cho vay KHCN tại BIDV Thái Nguyên chưa thực sự được mở rộng, các hạn chế nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân sau:
a. Nguyên nhân chủ quan
Một là, chính sách cho vay của BIDV Thái Nguyênchưa thông thoáng.
Trong hệ thống NHTM Việt Nam BIDV luôn được đánh giá là ngân hàng có chính sách tín dụng chặt chẽ thậm chí còn mang tính chất bảo thủ. Trong thời gian qua, với chính sách cho vay như vậy, BIDV Thái Nguyên quản lý tốt được danh mục cho vay, hạn chế được nợ xấu, đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay. Tuy vậy, đây cũng là điều làm cho BIDV Thái Nguyên đánh mất nhiều cơ hội để phát triển KHCN và hạn chế việc mở rộng cho vay KHCN. Chẳng hạn như trong nhiều giai đoạn BIDV Thái nguyên quy định các tiêu chuẩn giới hạn khác nhau đối với các khách hàng vay vốn như đối với các sản phẩm cho vay tiêu dùng tín chấp, mức trả nợ hàng tháng của người vay không vượt quá 50% tổng thu nhập; tỷ lệ nợ vay/ tổng tài sản cá nhân không vượt quá 50%,...
Hai là, cơ cấu tổ chức hoạt động cho vay mang tính hình thức chưa mang
lại hiệu quả. Mỗi công đoạn trong quy trình cho vay tại BIDV Thái Nguyên được
thực hiện bởi một chức danh /bộ phận chuyên trách: từ công đoạn tiếp thị, hướng dẫn hồ sơ khách hàng, thẩm định khách hàng, thẩm định tài sản đảm bảo, đến công đoạn phê duyệt, thực hiện các thủ tục pháp lý trước khi giải ngân, giải ngân cho khách hàng,.. Cách thức tổ chức như vậy là khá bài bản và chuyên nghiệp tuy vậy do chưa
có quy trình phối hợp chặt chẽ nên dẫn đến thực trạng hồ sơ của khách hàng được chuyển qua nhiều bộ phận/nhân viên khác nhau thời gian bị kéo dài, bản thân khách hàng phải gặp quá nhiều nhân viên của BIDV Thái Nguyên từ khi nộp hồ sơ vay vốn đến khi được giải ngân, điều này gây tâm lý không tốt cho khách hàng.
Cách thức tổ chức bộ phận PFC cũng chưa được hợp lý, chưa có sự phân công rơ ràng trong công tác phát triển khách hàng cho các PFC, các PFC làm việc trên cơ sở tự phát, không có định hướng hoạt động như định hướng về sản phẩm, khu vực thị trường, nhóm khách hàng cần phát triển hay cần hạn chế.
Mô hình phê duyệt tín dụng theo cơ chế chuyên viên là một bước đột phá về quan điểm của BIDV trong thời gian vừa qua. Mục đích áp dụng mô hình này nhằm đẩy nhanh thời gian phê duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng, giảm tải cho ban tín dụng/Hội đồng tín dụng. Tuy vậy, mô hình này hoạt động chưa thực sự hiệu quả, chưa đáp ứng được ý đồ ban đầu khi triển khai do các chuyên viên phê duyệt có hạn mức phê duyệt thấp và chỉ được phê duyệt các hồ sơ vay vốn đáp ứng được các tiêu chuẩn nhất định do đó phần lớn các hồ sơ vay vốn vẫn được phê duyệt theo mô hình cũ: phê duyệt tập thể theo ban tín dụng/Hội đồng tín dụng.
Ba là, trình độ nhân viên còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm.BIDV là ngân
hàng được đánh giá là có hệ thống đào tạo nhân viên bài bản, tuy vậy thực tế là tại BIDV Thái Nguyên đa phần đội ngũ nhân viên thực hiện hoạt động cho vay có trình độ còn rất hạn chế, thiếu kinh nghiệm đặc biệt là nhân sự thực hiện công tác phân tích tín dụng và công tác phát triển khách hàng.
Về nhân sự thực hiên công tác thẩm định khách hàng: do sức ép của việc mở
rộng mạng lưới tại Thái Nguyên, BIDV Thái Nguyên liên tục tuyển dụng nhân viên để đáp ứng nhu cầu nhân sự. Tính đến hiện tại có đến 90% nhân viên phân tích tín dụng tại BIDV Thái Nguyên đều có thâm niên dưới 2 năm. Mặt khác, cũng do phần lớn số nhân viên phân tích tín dụng được bố trí tại các PGD nên cơ hội và điều kiện được kèm cặp thực tế bị hạn chế do ở khá nhiều PGD của BIDV Thái Nguyên người đứng đầu PGD không có kinh nghiệm hoặc ít kinh nghiệm về nghiệp vụ tín dụng.
Về nhân sự thực hiện công tác phát triển khách hàng: Trước đây công tác
của BIDV Thái Nguyên đều là tự tìm đến, nên công việc của A/O chủ yếu là việc phân tích tín dụng, thẩm định khách hàng nên việc tiếp thị, phát triển khách hàng không được chú trọng. Chính vì vậy, kinh nghiệm, kỹ năng tiếp thị, phát triển khách hàng của A/O là rất hạn chế nên khi được yêu cầu thực hiện công việc này các A/O thường rất lúng túng, khó khăn trong việc triển khai thực hiện. Thời gian vừa qua, công tác tiếp thị, phát triển khách hàng được PFC đảm nhiệm, công tác tiếp thị được thực hiện chủ động hơn song do các PFC chủ yếu là các sinh viên mới ra trường hoặc các nhân viên từ ngành khác chuyển về ngân hàng thiếu kiến thức thực tế về nghiệp vụ tín dụng nên chất lượng khách hàng PFC mang về chưa cao, số lượng hồ sơ vay vốn PFC mang về nhiều hơn song tỷ lệ hồ sơ đủ điều kiện vay vốn rất thấp.
Bốn là, thiếu các công cụ để đánh giá khách hàng. Hiện tại, chương trình CLMS chỉ được áp dụng đối với việc xử lý hồ sơ của sản phẩm hỗ trợ tiêu dùng, đối với các sản phẩm khác chưa được triển khai do đó việc áp dụng chương trình này chưa thực sự mang lại nhiều hiệu quả cho hoạt động cho vay KHCN nói chung. BIDV cũng chưa xây dựng được hệ thống đánh giá tín dụng nội bộ nên việc đánh giá phân loại khách hàng cũng gặp nhiều khó khăn.
Năm là, hoạt động Marketing được thực hiện thụ động, không được chú
trọng đúng mức.Trong thời gian qua bộ phận này hoạt động không hiệu quả và rất
thụ động. Hoạt động Marketing chỉ được thực hiện mỗi khi BIDV Thái Nguyên khai trương thêm điểm giao dịch mới hay triển khai các sản phẩm dịch vụ mới. Các hoạt động Marketing nhằm quảng bá hình ảnh của BIDV Thái Nguyên một cách thường xuyên, khuếch trương các sản phẩm dịch vụ hiện hữu của BIDV không được thực hiện một cách chủ động và có kế hoạch. Các hoạt động nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin và phân tích đối thủ cạnh tranh hầu như chưa được thực hiện. Bản thân ban lãnh đạo BIDV Thái Nguyên cũng chưa thực sự chú trọng vào hoạt động Marketing nên cũng chưa đưa ra bất cứ một yêu cầu cụ thể nào đối với hoạt động này.
b. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, hoạt động ngân hàng trên địa bàn Thái Nguyên có sự cạnh
đặc và là nơi đặt trụ sở chi nhánh cấp 1 của nhiều NHTM. Tính đến hiện tại trên địa bàn Thái Nguyên có 16 chi nhánh cấp 1, 64 phòng giao dịch, 22 Quỹ tiết kiệm. Trong thời gian qua đã có những bước phát triển vượt bậc trong hoạt động bán lẻ nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng. Các ngân hàng này đã tập trung nhiều nguồn lực: mạng lưới, nhân sự, tài chính và các hoạt động Marketing do đó đã tạo dựng được hình ảnh, danh tiếng và đạt được kết quả tốt trong hoạt động cho vay KHCN trên địa bàn Thái Nguyên. Các NHTM cũng đang có những bước chuyển mình và chú trọng hơn đến thị trường bán lẻ trước đây đã bỏ ngỏ, thờ ơ. Một đặc điểm nữa, tạo ra sự cạnh tranh sôi động trên thị trường cho vay KHCN là sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường này như HSBC, ANZ, Standard Chartered Bank,... các ngân hàng nước ngoài với thế mạnh về công nghệ, kinh nghiệm, chất lượng dịch vụ đang dần thu hút được sự quan tâm của khách hàng vay vốn.
Thứ hai, môi trường văn hoá xã hội Thái Nguyên có sự khác biệt. Đánh
giá một cách tổng thể hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng của các NHTM tại Thái Nguyên không phát triển như tại Hà Nội mà một trong những nguyên nhân là yếu tố môi trường văn hoá xã hội tại hai khu vực có sự khác nhau đáng kể. Tại Thái Nguyên, chiếm tỷ trọng lớn trong dân số là các công chức nhà nước, hoạt động kinh doanh cá thể có quy mô nhỏ do đó nhu cầu về vốn vay không cao. Dân cư tại Thái Nguyên có tâm lý “ăn chắc mặc bền”, tâm lý tiết kiệm cao hơn tiêu dùng, chi tiêu chủ yếu bằng tiền tiết kiệm được và không sẵn sàng đi vay ngân hàng để tiêu dùng. Thực tế cho thấy trong nhiều năm, tiền gửi từ dân cư trong hệ thống ngân hàng Thái Nguyên thường cao hơn tại Hà Nội, song dư nợ cho vay lại thấp hơn nhiều. Mặt khác, một yếu tố khiến cho hoạt động của các NHTMCP nói chung và BIDV nói riêng khó khăn hơn trên địa bàn là tâm lý chưa tin tưởng vào hệ thống NHTMCP xuất phát từ việc sụp đổ của hệ thống các Quỹ Tín dụng Nhân Dân trước đây, do đó mà người dân Thái nguyên thường tìm đến các NHTM Nhà Nước mỗi khi có nhu cầu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Thứ ba, các vấn đề thủ tục hành chính, pháp lý liên quan đến hoạt động
cho vay. Điều đầu tiên phải nói đến là tốc độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất ở và quyền sở hữu nhà ở và các thủ tục liên quan: sang tên, nộp thuế,... tại Thái Nguyên rất chậm gây khó khăn cho người có nhu cầu vay vốn, nhiều người mặc dù
có tài sản hợp pháp là bất động sản nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận, có nhu cầu vay vốn hợp lý và khả năng trả nợ nhưng không thể vay được vốn vì không có tài sản đảm bảo. Mặt khác, các thủ tục pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo như công chứng hợp đồng thế chấp, đăng ký/xoá đăng ký giao dịch bảo đảm hiện nay tại Thái Nguyên rất phiền hà, mất nhiều thời gian và chi phí, điều này gây tâm lý e ngại cho người dân mỗi khi có nhu cầu vay vốn, do đó họ thường tìm đến vay vốn của người thân hoặc thậm chí vay của tư nhân kể cả trong trường hợp lãi suất cao hơn nhiều so với ngân hàng.
Một vấn đề khác khiến các NHTM e ngại hơn khi cho vay hiện nay là các thủ tục liên quan đến việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ gặp rất nhiều khó khăn, chưa có quy định thực sự rõ ràng, chưa bảo vệ quyền lợi của người cho vay, sự hỗ trợ của các cơ quan liên quan trong việc thu hồi nợ: toà án, thi hành án chưa hiệu quả và nhanh chóng.
Chương 4
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI NGUYÊN