Các sản phẩm chủ lực của nông sản Việt Nam

Một phần của tài liệu 090 chuỗi cung ứng lạnh trong hoạt động xuất khẩu nông sản tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 36 - 38)

2.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam

2.1.2. Các sản phẩm chủ lực của nông sản Việt Nam

Theo Bộ NN&PTNT (2019), “các sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam bao gồm: gạo, cà phê, cao su, hạt điều, thủy sản, gỗ và các sản phẩm từ gỗ,... Việc chú trọng

phát triển, tăng giá trị xuất khẩu cho các mặt hàng này là vấn đề quan trọng và cấp thiết cho ngành nông sản.”

- Gạo

Gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với sản lượng xuất khẩu hàng năm đạt 6-7 triệu tấn một năm. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, tính chung trong cả năm 2019, cả nước xuất khẩu 6,37 triệu tấn gạo, tương đương 2,81 tỷ USD, tăng 4,1% về lượng nhưng giảm 8,4% về kim ngạch xuất khẩu so với năm 2018. Giá xuất khẩu đạt 440,7 USD/tấn, giảm 12,1%. Gạo Việt Nam luôn đáp ứng được những

tiêu chuẩn kỹ thuật của các thị trường nhập khẩu lớn, đảm bảo luôn có vị thế dẫn đầu trên thị trường quốc tế.

- Gỗ và các sản phẩm từ gỗ

Kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ luôn đạt vị trí cao nhất trong các nhóm, ngành hàng nông sản của Việt Nam. Trong số 10 nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới, Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế trong sản xuất gỗ như nguyên liệu hợp pháp, đa dạng, ổn định; nguồn lao động dồi dào, sản phẩm chế biến có mẫu mã

đa dạng, các doanh nghiệp gỗ thường xuyên cập nhật thị trường, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam (2019), xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2019 liên tục đạt được những con số ấn tượng, kim ngạch xuất khẩu đạt 10,65 tỷ USD, tăng 19,5% so với năm 2018 chiếm

4,03% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, đây là ngành hàng nổi bật trong số các ngành

hàng nông sản xuất khẩu tại Việt Nam. - Thủy sản:

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan (2019), xuất khẩu thủy sản đạt 8,54

tỷ USD năm 2019, giảm nhẹ 2,8% so với năm 2018. Xuất hiện sự thay đổi trái chiều về cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu so với các năm trước, theo đó các mặt hàng thủy sản có sự sụt giảm là tôm, cá tra và nhuyễn thể, trong khi cá ngừ, cá biển đã có mức tăng

trưởng tốt. Trừ cá ngừ, cá biển khác, cua ghẹ vẫn tăng trưởng tích cực 2 con số (lần lượt

là 10,2%, 16,2% và 11%) là nhân tố quan trọng làm hạn chế sự sụt giảm của toàn ngành

thủy sản. Hiện nay, xuất khẩu thủy hải sản Việt nam luôn có những tín hiệu đáng mừng nhờ lợi thế về điều kiện tự nhiên và sự đổi mới tiến bộ không ngừng của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam.

- Cà Phê

Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê, chỉ sau Brazil có kim ngạch xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Nước ta sản xuất 20% lượng cà phê trên thế giới hàng năm với gần 600.000 ha cây trồng. Đức và Hoa Kỳ là hai thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam. Năm 2019, nước ta đã xuất khẩu được 1,65 triệu tấn cà phê, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 2,86 tỷ USD, tuy nhiên, sản lượng

xuất khẩu đã giảm 11,9% và trị giá xuất khẩu giảm đến 19,3%. Trong năm vừa qua, giá thành cà phê giảm mạnh cũng đã ảnh hưởng không nhỏ tới bà con nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tại Việt Nam.

- Rau, hoa quả

Nhờ những ưu thế về đất đai, thiên nhiên và khí hậu phong phú, xuất khẩu rau củ quả luôn là ngành nông sản xuất khẩu hàng đầu tại nước ta. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan năm 2019, xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam năm vừa qua đạt 3,75

tỷ USD, giảm nhẹ 1,5% so với năm 2018. Xuất khẩu trái cây, rau quả dự kiến sẽ tiếp tục

tăng trưởng nhờ nguồn đầu ra ngày càng mở rộng và công nghệ chế biến rau củ quả ngày càng tiên tiến để đưa nông sản Việt đi xa hơn tới các thị trường quốc tế.

- Hạt điều

Năm 2019, hạt điều Việt Nam vẫn giữ vững ngôi vị số một thế giới về xuất khẩu điều nhân đã đạt tới 455,56 ngàn tấn (tăng 22,1% so với năm 2018), đạt kim ngạch 3,3 tỷ USD (giảm 2,2% so với năm 2018). Với công nghệ sản xuất, chế biến ngày càng hiện

đại, chất lượng cũng như mẫu mã của hạt điều nước ta ngày càng được đa dạng hóa và đủ tiêu chuẩn để đáp ứng các thị trường khó tính nhất.

- Cao su, hồ tiêu

Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam đứng vị trí thứ ba trên thế giới, chiếm khoảng 8,1% tổng sản lượng cao su trên thế giới. Về sản lượng, trong năm 2019, xuất khẩu cao su đạt 1,7 triệu tấn, trị giá 2,3 tỷ USD, tăng 8,8% về sản lượng và tăng 10,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018. Về giá trị, xuất khẩu cao su bình quân đạt 1353 USD/tấn, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2018. Ngành cao su đã và đang hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế, cơ hội càng lớn thông qua việc ký kết các FTA.

Đối với ngành hàng hồ tiêu, trong năm 2019, sản lượng hồ tiêu xuất khẩu cả nước

đạt 284.000 tấn, tăng 21,9% so với năm 2018, xuất khẩu hồ tiêu đạt 714,14 triệu USD, tăng 21,9% về lượng nhưng giảm 5,9% về trị giá so với năm 2018 nhờ sự ủng hộ của thời tiết mùa vụ và các diện tích nhà vườn trồng hồ tiêu giai đoạn 2014 - 2016 bắt đầu cho thu hoạch. Tuy nhiên, số lượng vườn trồng đã giảm mạnh trong năm qua do một số diện tích cây bị nhiễm bệnh tại Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và nhiều bà con đổi sang trồng các loại nông sản mới do giá thành giảm mạnh trong những năm qua.

Một phần của tài liệu 090 chuỗi cung ứng lạnh trong hoạt động xuất khẩu nông sản tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w