Định hướng chính sách tăng cường chuỗi cung ứng lạnh trong hoạt động xuất

Một phần của tài liệu 090 chuỗi cung ứng lạnh trong hoạt động xuất khẩu nông sản tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 58 - 59)

TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN

Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, việc tăng cường ứng dụng chuỗi lạnh trong hoạt động xuất khẩu nông sản theo hướng hiện đại hóa giúp giảm tỷ lệ thất thoát nông sản trong quá trình sản xuất, chế biến và vận chuyển, từ đó giúp tăng giá trị nông sản Việt trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, áp dụng những lợi ích chuỗi lạnh mang lại trong hoạt động sản xuất nông sản giúp tăng chất lượng và giá trị hàng nông sản Việt

Nam và ngày càng hoạt động sâu hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông sản của Việt Nam luôn đạt mức 20 - 25%/năm, hàng nông sản đã qua chế biến đạt mức tăng 40 - 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào các thị trường lớn có xu hướng tăng mạnh do chúng ta có những thay đổi trong sản xuất, khâu chế biến

bảo quản và ứng dụng được những nền tảng công nghệ trong chuỗi lạnh.

Tại diễn đàn logistics Việt Nam 2019, phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nhấn mạnh rằng “Nông nghiệp tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 70% dân số, khoảng 15% GDP và 30% giá trị xuất khẩu. Do đó, việc đầu tư logistics cho nông nghiệp

không chỉ tăng cao giá trị cho sản phẩm nông sản của Việt Nam, tăng thu nhập cho người nông dân mà còn là nhiệm vụ chính trị”. Có thể nói, việc định hướng rõ ràng cho những năm tiếp theo sẽ là yếu tố thúc đẩy chuỗi lạnh ngày càng phát triển và hoàn thiện

hơn giải quyết bài toán khó cho hoạt động xuất khẩu nông sản tại Việt Nam.

Trước tiên, việc đầu tư cơ sở hạ tầng logistics là việc cấp bách và quan trọng nhất

trong việc hoàn thiện và phát triển chuỗi lạnh trong hoạt động xuất khẩu nông sản. Hiện

nay, năng lực lưu kho và vận chuyển lạnh còn nhiều hạn chế, chi phí logistics cho hoạt động xuất khẩu nông sản chiếm tỷ lệ khoảng 20-25%, đây là con số khá cao so với các nước trong khu vực (khoảng 10-15%).

Dịch vụ logistics cần được phát triển ở cả những vựa nông sản, cảng biển, nhà ga,... thay vì chỉ có ở những thành phố lớn. Ngoài ra, cần phải cải thiện kết nối đường bộ, đường thủy cũng như tận dụng tốt đường sắt, phát triển hơn nữa đường hàng không,

xây dựng các trung tâm chiếu xạ và kiểm định tại các vùng nông nghiệp trọng điểm. Đặc biệt cần phải thay đổi tư duy kinh doanh chợ đầu mối thay bằng các trung tâm

logistics nông sản và ứng dụng thêm công nghệ, các sàn giao dịch logistics nông sản để đa dạng các dịch vụ và giảm chi phí logistics trong hoạt động xuất khẩu nông sản.

Một phần của tài liệu 090 chuỗi cung ứng lạnh trong hoạt động xuất khẩu nông sản tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w