Tiềm năng xuất khẩu của nông sản Việt Nam

Một phần của tài liệu 090 chuỗi cung ứng lạnh trong hoạt động xuất khẩu nông sản tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 43)

2.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam

2.1.4. Tiềm năng xuất khẩu của nông sản Việt Nam

Sở hữu nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất trồng và khí hậu thuận lợi, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông sản. Diện tích đất

nông nghiệp ở nước ta khoảng 10-12 triệu ha, phần lớn là đồng bằng và trung du với chất lượng đất tốt tơi xốp kết hợp với phù sa, lợi thế này là nhân tố quan trọng trong sự phát triển của hoạt động sản xuất lúa, rau củ quả và các cây công nghiệp như cà phê, tiêu, cao su,... Sự đa dạng về khí hậu giữa các mùa tạo nên sự đa dạng trong cơ cấu cây trồng tại Việt Nam, thuận lợi cho việc sinh trưởng của một số loại cây trồng như: lúa, cà phê, điều, chè,.

Biểu đồ 2.4 - Tăng trưởng nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2012-2019

Tăng trưởng nông, lâm, thuỷ sản giai đoạn 2012 - 2019 (%)

4 3.5 3 2.5 2 1.5 1 0.5 0 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Nguồn: Tổng cục Thống kê (GSO)

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê năm 2019, trong những năm gần đây, mức tăng trưởng ngành nông sản duy trì tăng trưởng, đạt mức cao nhất năm 2018 là 3.67% trong giai đoạn 2012 -2019. Có thể nói, xu hướng hiện đại hóa cơ cấu ngành nông sản đã đạt được những kết quả tích cực. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực giữ mức độ ổn định thúc đẩy ngành nông sản Việt không ngừng đổi mới, phát triển để hướng tới những mục tiêu cao hơn trong giai đoạn sắp tới.

Nông sản Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển dịch cơ cấu sản xuất nuôi trồng,

từ phương pháp canh tác, nuôi trồng truyền thống kết hợp với nền tảng công nghệ nhằm

tạo ra các sản phẩm nông nghiệp ngày một chất lượng, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật của các thị trường nhập khẩu khó tính trên thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, do sự ảnh hưởng lớn từ thiên tai, hạn hán, biến đổi khí hậu trong năm

2019, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng thấp, dịch tả lợn châu Phi cũng đã gây ra thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi, nông sản gặp khó khăn về việc tìm đầu ra và tăng giá thành xuất khẩu. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm

2019 đạt tăng trưởng ở mức 2,01%, chỉ cao hơn mức tăng 1,36% của năm 2016. Điều này thể hiện bên cạnh những cơ hội và tiểm năng lớn, xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn

còn nhiều thách thức để bền vững hơn, đặc biệt trong tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến vô cùng phức tạp. Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả có những chuyển dịch

tích cực khi giảm sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc và tăng tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: EU, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản,... Có thể thấy, mặt hàng rau quả có nhiều tiềm năng với sản lượng và chất lượng ổn định. Giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và tập trung vào các thị trường khó tính hơn.

Dự kiến trong thời gian tới, việc xuất khẩu rau quả Việt Nam đến các thị trường châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN,..) sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh do nhu cầu các thị trường này ngày càng tăng cao, có sự tương đồng về văn hóa và thói quen tiêu dùng,

dễ dàng vận chuyển nhờ vị trí địa lý thuận lợi, mức thuế nhập khẩu các mặt hàng rau quả từ Việt Nam hầu hết đều đã về 0% do thực thi các Hiệp định thương mại tự do (ATIGA, VKFTA, VJEPA). Đối với các Hiệp định thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, hầu hết các sản phẩm rau củ quả tươi và chế biến được xóa bỏ thuế hoàn toàn ngay khi Hiệp định có hiệu lực theo cam kết thuế quan của các nước dành cho Việt Nam. Điều này là tín hiệu đáng mừng cho nông sản Việt khi có cơ hội cho xuất khẩu rau quả sang các thị trường mới tiềm năng.

2.2. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC VẬN HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG LẠNH TRONG

HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN TẠI VIỆT NAM 2.2.1. Thực trạng chung chuỗi cung ứng nông sản của Việt Nam

Nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo tại Việt Nam, giữ vai trò

chủ đạo trong việc thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển. Trong bối cảnh hội nhập và toàn

cầu hóa và tự do hóa thương mại thúc đẩy các khu vực liên kết “mở”, xây dựng một chuỗi

cung ứng bền vững là một giải pháp hiệu quả cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu

nông sản cộng sinh và tồn tại. Do vậy, việc nhìn nhận giá trị thương hiệu từ góc nhìn của

chuỗi cung ứng là vô cùng cần thiết để các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được những

cơ hội và thách thức mà nông sản Việt đang thực sự phải đối mặt, từ đó tìm ra lời giải cho

bài toán thương hiệu nông sản Việt ở hiện tại và tương lai.

Ngày nay để có thể đáp ứng đuợc những yêu cầu ngày càng tăng cao của người tiêu

dùng, doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nông sản Việt Nam cần phải đặt ra câu hỏi làm

thế nào để tăng chất lượng và giá trị cho nông sản Việt, làm thế nào để sản xuất, lưu trữ và

bảo quản cho nông sản tốt hơn với mục đích đảm bảo chất lượng và kéo dài tuổi thọ cho

các mặt hàng nông sản, thủy hải sản, hàng đông lạnh,... Đặc biệt, kể từ khi Việt Nam chính

thức được gia nhập WTO năm 2007, ký kết được các hiệp định thương mại tự do với các thị

trường lớn trên thế giới, cánh cửa xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản,

Canada, EU,... đã ngày càng rộng mở khi những hàng rào thuế quan, phi thuế quan đã dần

được dỡ bỏ, cơ hội gia tăng kim ngạch và giá trị xuất khẩu cho nông sản ngày càng gia tăng.

Tuy vậy, việc xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng nông sản Việt vẫn còn tồn đọng rất nhiều hạn chế. Nói cách khác, chuỗi cung ứng nông sản tại Việt Nam vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng cách của các doanh nghiệp, điều này xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Vấn đề đầu tiên xuất phát từ thực trạng ngành logistics và chuỗi cung ứng Việt

Nam hiện nay. Theo Hiệp hội Doanh dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát

triển

ngành logistics tại Việt Nam đạt khoảng 14-16% những năm gần đây, với quy mô

khoảng 40-

42 tỷ USD/năm. Theo công bố năm 2018 của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam

đang xếp

ở vị trí 39/160, tăng 25 bậc so với xếp hạng năm 2016, với điểm số LPI (Logistics performance

index - chỉ số năng lực quốc gia về logistics) được cải thiện đáng kể ở tất cả các chỉ số, đặc

biệt là nhóm năng lực và chất lượng dịch vụ, từ 2,88 điểm lên 3,4 điểm. Hiện tại, nước

ta đang

sở hữu nhiều ưu thế để phát triển ngành logistics và chuỗi cung ứng.

Thứ nhất, việc mở rộng hội nhập quốc tế cùng với sự gia tăng trao đổi thương

mại toàn

cầu và việc Việt Nam đã ký kết thành công các Hiệp định thương mại tự do đã gia tăng

cơ hội

đẩy mạnh giao thương cho nước ra với thị trường thế giới.

Thứ hai, Việt Nam sở hữu vị trí địa lý thuận lợi để xây dựng các trung tâm

logistics tại

khu vực Đông Nam Á.

Thứ ba, cơ sở hạ tầng logistics như phương tiện vận tải, kho bãi, cảng biển, cảng

hàng

không, đường cao tốc,... đang được xây dựng và cải thiện chất lượng.

Theo các chuyên gia, ngành logistics và chuỗi cung ứng tại Việt Nam có nhiều

cơ hội

tăng trưởng nhưng cũng song song những thách thức không hề nhỏ. Thực tế cho thấy,

cơ sở

hạ tầng, công trình kỹ thuật dù đã được xây dựng và cải thiện so với thời gian trước đây nhưng

vẫn còn nhiều bất cập. Tuyến vận tải Nam - Bắc vẫn phụ thuộc lớn vào đường bộ, ngành

đường sắt rất cần tham gia hơn nữa trên tuyến này. Cảng biển tại Việt Nam còn bất cân đối

khi hơn 92% lưu lượng container phía Nam tập trung tại cảng Cát Lái làm cảng quá tải, ùn

ứ,... gây ra khó khăn trong lưu thông và gia tăng chi phí logistics tại Việt Nam.

yếu là các doanh nghiệp đa quốc gia.

Bên cạnh đó, chi phí logistics tại Việt Nam còn ở mức cao so với các nước trên thế

giới, dù trong những năm gần đây đã cố gắng cải thiện. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế

giới (WB) về “Tăng cường ngành vận tải hàng hóa đường bộ Việt Nam”, do nhóm nghiên

cứu của WB thực hiện, cho biết, dù dịch vụ logistics ở Việt Nam đã có những cải thiện đáng

kể trong những năm gần đây, tuy nhiên vẫn chiếm khoảng 21% tổng GDP. Đây là một con

số khá cao so với các quốc gia khác trên thế giới, do hiện nay chi phí vận tải chiếm khoảng

60% tổng chi phí logistics tại Việt Nam. Nếu như dịch vụ vận tải kém phát triển sẽ làm chi

phí vận chuyển của một đơn hàng tăng khoảng 10%, gây ảnh hưởng lớn tới năng lực cạnh

tranh quốc gia.

Chuỗi cung ứng nông sản Việt chứa đựng những vấn đề ngay từ khâu cung ứng đầu

vào. Cụ thể, hệ thống sản xuất giống tuy nhiều nhưng năng lực hạn chế, chưa đáp ứng

yêu cầu cho sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu và có giá trị kinh tế chưa cao. Hiện nay, nước ta chủ yếu tập trung chọn tạo giống lúa, ngô,... giống các loại rau,hoa, hồ tiêu,

một số loại cây ăn quả,... ít được lựa chọn nghiên cứu. Bên cạnh đó, Việt Nam chưa tập trung nghiên cứu các giống cây trồng chống chịu sâu bệnh hại, thích ứng với biến đổi khí hậu như chịu nóng, chịu lạnh, chịu hạn, mặn, úng,... phục vụ sản xuất. Mặc dù nước ta sở hữu nhiều loại giống nông sản phong phú nhưng những giống cây trồng vật nuôi đã

không được khai thác một cách hợp lý. Hầu hết các giống rau củ, cây ăn quả,... đều bị lai

tạp và không thuần chủng khiến giống cây trồng bị thoái hoá nghiêm trọng, năng suất, sản

lượng thấp.

Nguồn cung cấp nguyên liệu chưa ổn định và đều đặn, dẫn đến chất lượng cũng không

cao. Việc thu mua nông sản sau khâu thu hoạch, phân phối có sự tham gia của quá

nhiều các

khâu trung gian, khiến lợi ích bị phân tán và lợi ích của các chủ thể trong chuỗi cung ứng

giảm, dẫn đến chi phí của toàn bộ chuỗi tăng lên, làm thị trường bất ổn và đảo lộn.

Hiện nay,

nút thắt trong chuỗi giá trị nông sản Việt Nam còn là khâu phân phối bởi hầu hết các

mô hình

sản xuất còn nhỏ lẻ, thiếu tính bền vững, nên thường gặp phải tình trạng “được mùa -

mất giá,

được giá - mất mùa”, nông sản được tiêu thụ không ổn định.

Việc thiếu sự liên kết giữa các khâu và hệ thống tiêu chuẩn hoá cũng là một bất

tiêu dùng nội địa, các nước vẫn đặt ra những tiêu chuẩn, những quy định về việc xuất nhập

khẩu hàng hóa. Khi đã tham gia vào thị trường quốc tế, các sản phẩm cần phải tuân thủ và

đáp ứng theo các tiêu chuẩn toàn cầu được các quốc gia đặt ra. Các hoạt động xuất

nhập khẩu,

giao thương cũng vì thế phải tuân theo những quy chuẩn nhất định để đầu ra của từng hoạt

động kinh tế cũng đảm bảo chất lượng tốt nhất. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp Việt

Nam hiện nay khi tham gia vào một hoạt động trong chuỗi cung ứng còn mắc phải

những sai

lầm như thiếu sự kết nối giữa các bên trong quy trình cung ứng hàng hóa, không có sự phối

hợp nhịp nhàng giữa các công việc cùng với đó là sự thiếu vắng những tổ chức, cơ quan

chuyên trách giàu kinh nghiệm quản lý để giám sát các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động

trong chuỗi. Điều này đã làm cho chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp nông sản bị

đảo lộn

làm dư thừa các khâu không cần thiết, gây lãng phí tiền bạc và nhân lực cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc thẩm định, giám sát chất lượng sản phẩm đầu ra trong từng hoạt động của

chuỗi cung ứng còn thiếu sót cả về cơ chế làm việc lẫn nguồn lực.

Ngoài ra, các doanh nghiệp nông sản Việt còn thiếu kinh nghiệm phân tích thị trường,

marketing và xúc tiến thương mại để các quốc gia trên thế giới biết về các thương hiệu

của

Việt Nam. Các doanh nghiệp cũng chưa quan tâm nhiều về vấn đề về thương hiệu, bản quyền

của sản phẩm. Doanh nghiệp Việt cũng chưa đủ tiềm lực về tài chính và nhân lực để có thể

tham gia sâu hơn và chi phối toàn bộ chuỗi cung ứng, thiếu chuyên gia quản lý để kiểm soát

được toàn bộ hoạt động của một chuỗi cung ứng lạnh.

Tóm lại, nông sản Việt dù có nhiều tiềm năng phát triển nhưng vẫn thiếu tính cạnh

tranh với mặt hàng tương tự của nước khác do yếu thế về chất lượng, thương hiệu, bất cập

về công nghệ bảo quản lạnh và vận chuyển,sai lệch về phương thức phân phối, tiêu thụ gây

đảo lộn và thiếu sự liên kết trong chuỗi cung ứng nông sản.

2.2.2. Thực trạng chuỗi cung ứng lạnh nông sản của Việt Nam

Chuỗi cung ứng lạnh xuất hiện và hoạt động tại Việt Nam chỉ khoảng 20 năm trở

lại đây. Những kho lạnh thương mại đầu tiên được xây dựng khoảng từ giữa thập niên 90. CEL Consulting là công ty mới đây đã công bố nghiên cứu đo lường tổn thất hàng thực phẩm và sử dụng chuỗi cung ứng lạnh tại Việt Nam. Kết quả cho thấy 25,4% sản

chuỗi lạnh là 66,7%, thì chỉ có 8,2% các nhà sản xuất phục vụ thị trường nội địa sử dụng

chuỗi lạnh. Sự chênh lệch này phản ánh nhận thức của các doanh nghiệp nông sản phục vụ trong nước về chuỗi lạnh còn thấp và các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần coi việc sử dụng chuỗi lạnh là cần thiết để đảm bảo nông sản đạt tiêu chuẩn chất lượng tại các thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, điều này lại cho thấy thị trường trong nước còn dễ tính có thể gây ra những mối nguy tiềm ẩn cho sức khỏe của người tiêu dùng tại Việt Nam. Vì thị trường trong nước không đặt ra yêu cầu cao, các bên có tâm lý không cần thiêt phải sử dụng chuỗi lạnh vì e ngại chuỗi lạnh sẽ tạo thêm cho doanh nghiệp chi phí trực tiếp khiến họ khó cạnh tranh. Tại Việt Nam, tốc độ ra thị trường sẽ quyết định việc giữ cho hàng tươi sống. Ví dụ, các sản phẩm tươi ngon mới thu hoạch được mang từ các trang trại, vườn rau củ quả đến các điểm bán hàng tại hệ thống siêu thị, chợ trong khoảng thời gian rất ngắn, điều này cho phép tổn thất thực phẩm được giảm thiểu tối đa khi không sử dụng chuôi cung ứng lạnh. Tuy vậy trong tương lai các doanh nghiệp chắc chắn cần phải thay

đổi vấn đề nhận thức, không chỉ quan tâm đến yếu tố chi phí vì chuỗi cung ứng lạnh sẽ giúp thực phẩm tăng giá trị khi có thể bảo quản được lâu hơn và chất lượng hơn.

Việc sử dụng chuỗi cung ứng lạnh giúp kéo dài từ 3 đến 7 ngày thời gian sử dụng

trái cây, rau quả so với bảo quản tại nhiệt độ thường, giúp giảm hao hụt hàng hóa từ 60 - 70%. Tuy nhiên khả năng bảo quản và lưu kho lạnh trái cây rau quả và vận chuyển lạnh tại Việt Nam còn có nhiều hạn chế do quy mô còn nhỏ lẻ dẫn đến tỷ lệ tổn thất nông sản sau thu hoạch tương đối lớn. Theo báo cáo mới nhất của Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN & PTNT), tỷ lệ tổn thất trong quá trình thu hoạch, chế

biến và vận chuyển của nông sản hiện nay còn cao, chiếm đến 25 - 30%. Trong đó, trái cây rau củ xấp xỉ 45% và thủy hải sản là 35% do việc vận chuyển cung ứng lạnh tại Việt

Nam vẫn còn hạn chế.

Hiện nay, nhu cầu về kho lạnh và vận tải lạnh ngày càng tăng cao do số lượng

Một phần của tài liệu 090 chuỗi cung ứng lạnh trong hoạt động xuất khẩu nông sản tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w