Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Một phần của tài liệu 090 chuỗi cung ứng lạnh trong hoạt động xuất khẩu nông sản tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 38 - 43)

2.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam

2.1.3. Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam

Trong những năm gần đây, xuất khẩu nông sản Việt Nam đã có những tín hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ của kim ngạch xuất khẩu và sự đa dạng hóa trong cơ cấu nông sản xuất khẩu, các mặt hàng thô, chưa qua chế biến có xu hướng giảm. Năm

2019, thị trường xuất nhập khẩu nông sản trên thế giới có nhiều biến động do sự căng thẳng về kinh tế và chính trị giữa các nền kinh tế lớn trở nên căng thẳng. Lượng cầu nhập khẩu thấp dẫn đến xu hướng tiêu thụ nông sản nội địa cũng như tăng cường sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Ngành hàng nông sản ngày càng cạnh tranh gay gắt thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những định hướng dài hạn, bền vững trong hoạt động xuất khẩu nông sản.

Biểu đồ 2.1 — Cơ cấu xuất khẩu trái cây năm 2018

Nguồn: Tổng cục Hải quan

* về kim ngạch xuất nhập khẩu:

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT (2019), “mặc dù có áp lực lớn từ sự cạnh tranh

thị trường và sự giảm sút về giá thị trường thế giới của nhiều mặt hàng cây công nghiệp,

kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam vẫn có sự vươn lên khá mạnh mẽ, cả năm 2018 đạt mức kỷ lục 40 tỷ USD, đứng thứ 15 trên thế giới với việc xuất khẩu đến hơn 180 thị trường các quốc gia và khẳng định vị thế quốc gia về xuất khẩu nông sản”. Năm

2019, kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam đạt gần 25,5 tỷ USD, giảm 4,2% so với năm 2018. Kim ngạch xuất khẩu của nhóm đạt 715 triệu USD nhờ sản lượng

xuất khẩu tăng, tuy nhiên con số này vẫn không đủ bù do tác động của việc giảm giá thành quá lớn. Tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nhóm nông, thủy sản giảm chỉ còn chiếm 9,6% trong khi con số này là 10,9% trong năm 2018. Trong tình hình trị giá xuất khẩu giảm là một yếu tố bất lợi, sản lượng xuất khẩu vẫn đạt được sự tăng trưởng tích cực là những nỗ lực không ngừng của các cơ quan ban ngành và phía các doanh nghiệp trong năm 2019. Hầu hết sản lượng nông sản đều được tiêu thụ kịp thời để phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Mặt hàng 2016 2017 2018 2019 Thủy sản 7,03 8,31 8,79 8,54 Rau quả 2,46 3,51 3,81 3,75 Hạt điều 2,84 3,52 3,36 3,3 Cà Phê 3,34 3,24 3,53 2,86 Hồ tiêu 1,43 1,12 0,76 0,71 Gạo 2,16 2,61 3,06 2,80 Cao su và các sản phẩm từ cao su 2,06 2,83 2,71 2,3

Biểu đồ 2.2 - Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam

Kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt Nam (Đv: tỷ USD)

Nguồn: Tổng cục Thống kê (GSO)

Trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của nông sản Việt Nam đã tăng 3,52% so với năm 2018 với các mặt hàng nông sản dẫn đầu là rau quả, gạo, cà phê, hạt điều,... mặc dù tình hình xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn. Theo tính toán sơ bộ của Bộ NN&PTNT, Việt Nam có khả năng sản xuất tới 45 triệu tấn lúa, 30 triệu tấn rau; 15 triệu

tấn quả, 31 triệu tấn ngô, khoai, sắn; 7,2 triệu tấn thủy sản;... hàng năm. Vì sản lượng lớn nên việc đảm bảo cân bằng cung cầu trong nước và cả quốc tế là vô cùng cần thiết, do đó xuất khẩu nông sản luôn được chú trọng và quan tâm.

“Nông sản xuất khẩu của Việt Nam có tỷ trọng đạt 30-35% tổng sản lượng sản xuất nông sản, một số nông sản Việt Nam đã khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới như gạo, cà phê, hạt điều, gỗ và các sản phẩm liên quan đến gỗ. Ngoài các thị trường

xuất khẩu truyền thống của Việt Nam như ASEAN, Nga, Trung Quốc và các nước Châu

Âu, nông sản Việt Nam đã bắt đầu thâm nhập được vào các thị trường khó tính hơn như

Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản,... Cơ cấu xuất khẩu các sản phẩm nông sản cũng được chuyển

đổi hiệu quả hơn. Các mặt hàng chế biến đạt chất lượng và giá trị ngày càng cao. Chẳng

hạn đối với mặt hàng gạo, đến nay 80% gạo xuất khẩu là gạo chất lượng cao, vì vậy giá gạo Việt Nam xuất khẩu đã ngang bằng (có thời điểm vượt) giá gạo xuất khẩu cùng loại của Thái Lan.” (Bộ NN&PTNT, 2019)

Bảng 2.1 - Trị giá xuất khẩu một số mặt hàng nông sản Việt Nam giai đoạn 2016 - 2019 (Đơn vị: tỷ USD)

Nguồn: Tổng cục Thống kê (GSO) Có thể thấy, mặt hàng thủy sản, rau quả và cà phê mang lại giá trị xuất khẩu cao

nhất cho Việt Nam. Hầu hết các mặt hàng chủ lực đều giảm giá trị xuất khẩu trong năm 2019, cụ thể trị giá xuất khẩu thủy sản nước ta xuống còn 8,54 tỷ USD giảm nhẹ 2,8%, cà phê đạt 2,86 tỷ USD giảm tới 19,3%, rau quả đạt 3,75 tỷ USD giảm nhẹ 1,5% so với năm 2018. Sự giảm giá trị xuất khẩu khiến các ngành hàng cây công nghiệp làm nguồn cung tăng nhanh khi lượng cầu trên thế giới giảm hoặc tăng trưởng chậm đối với các mặt hàng cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều.

Theo số liệu Thống kê của Bộ NN&PTNT (2019), tính chung trong quý I/2020, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tính đạt 9,06 tỷ USD, tương đương với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nhóm nông sản chính yếu ước tính đạt 4,2 tỷ USD giảm 3,1%; thủy sản ước đạt 1,5 tỷ USD, giảm 14,0%; lâm sản chính đạt 2,8 tỷ USD, tăng 16,13%; chăn nuôi ước đạt 109 triệu USD, giảm 21,8%. Hầu hết kim ngạch các mặt hàng nông sản xuất khẩu đều giảm, trừ gạo, rau, sắn, mây tre, gỗ và sản phẩm gỗ, quê,...

* về thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam:

Nhờ việc gia nhập các tổ chức quốc tế, các hiệp định đối tác và thương mại tự do, gần đây nhất là hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói chung và hàng nông sản nói riêng ngày càng mở rộng. Hiện nay, nông sản Việt Nam đã xuất khẩu tại hơn 200 quốc gia trên thế giới.

Biểu đồ 2.3 - Các thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam năm 2016 - 2019

Các thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam năm 2016 - 2019 (Đv: tỷ USD)

Nguồn: Tổng cục Thống kê (GSO)

Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản Việt Nam lần lượt vẫn là Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc với những mặt hàng chủ yếu như: gạo, hạt tiêu, cao su, rau quả, chè,... Theo thống kê của Tổng cục hải quan năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang các thị trường này trong năm 2019 đạt 19,27 tỷ USD, chiếm 75,6% tổng kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản của

cả nước. Có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường này đều tăng trưởng mạnh.

Thực tế hiện nay, các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam ngày càng yêu cầu cao hơn về chất lượng nông sản nhập khẩu và doanh nghiệp Việt bắt buộc phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật gắt gao thì mới có thể xuất khẩu được. Điển hình là thị trường Trung Quốc ngày càng siết chặt xuất khẩu tiểu ngạch và thương mại biên giới, thay đổi về các chính sách xuất nhập khẩu, yêu cầu cao về chất lượng, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, bao bì,... khiến nông sản Việt gặp khó trong thời gian vừa qua. Thủy hải sản Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn khi thị trường EU vẫn giữ cảnh báo thẻ vàng đối với thủy sản khai thác nhập khẩu từ Việt Nam, đồng thời dự thảo những quy định mới về các chất sử dụng trên giống cây trồng. Bên cạnh đó, thủy sản Việt xuất vào

thị trường Hoa Kỳ phải đối mặt với các biện pháp bảo hộ thương mại từ nước này với việc áp thuế chống bán phá giá, tiếp tục tổ chức chương trình thanh tra đối với cá da trơn theo Đạo luật Nông nghiệp (Farm Bill), bên cạnh đó tăng cường áp dụng Đạo luật Lacey Act đối với nhóm hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ.

Trong những tháng đầu năm 2020, do tác động mạnh mẽ của dịch Covid-19, thị trường xuất khâu nông sản sang Trung Quốc đang bị ngưng trệ khiến kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam giảm sút nghiêm trọng. Nông sản Việt Nam cần tìm ra những thị trường mới, tiềm năng hơn như Thái Lan, Mỹ, EU và quan trọng là phục vụ thị trường

nội địa.

Ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, bình

quân mỗi tháng, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 200 triệu USD rau quả. Nay thị trường này sụt giảm do dịch bệnh nên Hiệp hội đang cùng với các doanh nghiệp

trong ngành tính toán đến các giải pháp tiêu thụ ở nội địa, đồng thời tìm kiếm đối tác với những thị trường mới.

Hiện nay, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn chưa được đẩy lùi mà có xu hướng lan rộng ở nhiều quốc gia, ngành nông sản Việt đã và đang gặp nhiều trở ngại khi xuất khẩu. Vì vậy, về lâu dài, các doanh nghiệp cần ưu tiên tìm ra giải pháp mở rộng

thị trường mới ngoài Trung Quốc. Tuy nhiên, để thâm nhập vào thị trường nước ngoài khó tính và gia tăng được giá trị, bà con nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam cần phải nâng chất lượng cho sản phẩm bằng cách quan tâm đầu tư nhiều hơn về tiêu chuẩn kỹ thuật, cũng như chế biến sâu cho nông sản.

Một phần của tài liệu 090 chuỗi cung ứng lạnh trong hoạt động xuất khẩu nông sản tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w