Chuỗi cung ứng lạnh xuất hiện và hoạt động tại Việt Nam chỉ khoảng 20 năm trở
lại đây. Những kho lạnh thương mại đầu tiên được xây dựng khoảng từ giữa thập niên 90. CEL Consulting là công ty mới đây đã công bố nghiên cứu đo lường tổn thất hàng thực phẩm và sử dụng chuỗi cung ứng lạnh tại Việt Nam. Kết quả cho thấy 25,4% sản
chuỗi lạnh là 66,7%, thì chỉ có 8,2% các nhà sản xuất phục vụ thị trường nội địa sử dụng
chuỗi lạnh. Sự chênh lệch này phản ánh nhận thức của các doanh nghiệp nông sản phục vụ trong nước về chuỗi lạnh còn thấp và các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần coi việc sử dụng chuỗi lạnh là cần thiết để đảm bảo nông sản đạt tiêu chuẩn chất lượng tại các thị trường quốc tế.
Tuy nhiên, điều này lại cho thấy thị trường trong nước còn dễ tính có thể gây ra những mối nguy tiềm ẩn cho sức khỏe của người tiêu dùng tại Việt Nam. Vì thị trường trong nước không đặt ra yêu cầu cao, các bên có tâm lý không cần thiêt phải sử dụng chuỗi lạnh vì e ngại chuỗi lạnh sẽ tạo thêm cho doanh nghiệp chi phí trực tiếp khiến họ khó cạnh tranh. Tại Việt Nam, tốc độ ra thị trường sẽ quyết định việc giữ cho hàng tươi sống. Ví dụ, các sản phẩm tươi ngon mới thu hoạch được mang từ các trang trại, vườn rau củ quả đến các điểm bán hàng tại hệ thống siêu thị, chợ trong khoảng thời gian rất ngắn, điều này cho phép tổn thất thực phẩm được giảm thiểu tối đa khi không sử dụng chuôi cung ứng lạnh. Tuy vậy trong tương lai các doanh nghiệp chắc chắn cần phải thay
đổi vấn đề nhận thức, không chỉ quan tâm đến yếu tố chi phí vì chuỗi cung ứng lạnh sẽ giúp thực phẩm tăng giá trị khi có thể bảo quản được lâu hơn và chất lượng hơn.
Việc sử dụng chuỗi cung ứng lạnh giúp kéo dài từ 3 đến 7 ngày thời gian sử dụng
trái cây, rau quả so với bảo quản tại nhiệt độ thường, giúp giảm hao hụt hàng hóa từ 60 - 70%. Tuy nhiên khả năng bảo quản và lưu kho lạnh trái cây rau quả và vận chuyển lạnh tại Việt Nam còn có nhiều hạn chế do quy mô còn nhỏ lẻ dẫn đến tỷ lệ tổn thất nông sản sau thu hoạch tương đối lớn. Theo báo cáo mới nhất của Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN & PTNT), tỷ lệ tổn thất trong quá trình thu hoạch, chế
biến và vận chuyển của nông sản hiện nay còn cao, chiếm đến 25 - 30%. Trong đó, trái cây rau củ xấp xỉ 45% và thủy hải sản là 35% do việc vận chuyển cung ứng lạnh tại Việt
Nam vẫn còn hạn chế.
Hiện nay, nhu cầu về kho lạnh và vận tải lạnh ngày càng tăng cao do số lượng các cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini tăng lên gấp 3 lần nên hàng hoá cần được bảo quản
lạnh để giữ độ tươi mát ngày càng tăng cao. Việt Nam được kỳ vọng sẽ có khoảng 1.200
- 1.300 siêu thị, 180 trung tâm thương mại, 157 cửa hàng vào năm 2020. Do đó, các trung tâm phân phối bao gồm cả kho lạnh cần tăng số lượng và dung tích chứa hàng để đáp ứng sự phát triển của hệ thống siêu thị.
kho lạnh có thị phần tương đối cũng chỉ có thể đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu thị trường. Theo báo cáo của Emergent Cold (2019), đánh giá năng lực cung cấp dịch vụ của kho lạnh tại Việt Nam hiện nay như sau: có hơn 50% doanh nghiệp có thể cung cấp từ 6 - 7 dịch vụ trong hệ thống kho lạnh. Hơn 20% doanh nghiệp cung cấp được từ 9 - 11 dịch vụ, và 20% là cung cấp ít hơn 5 dịch vụ. Một phần rất nhỏ doanh nghiệp cung cấp được đến 16 dịch vụ trong kho lạnh. Những dịch vụ kho lạnh chủ yếu là: dịch vụ vận tải và phân phối, dịch vụ cross-docking, dịch vụ giá trị gia tăng như bốc xếp hàng hóa; dịch vụ thay bao bì, in tem, dán nhãn; dịch vụ giao nhận, vận tải hàng hoá và container từ nhà máy hoặc cảng; lựa hàng, phân loại hàng hóa theo yêu cầu,... Việc tích hợp và đa dạng hóa dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kho lạnh giúp cạnh tranh
tốt hơn và đáp ứng được các nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường hiện nay.
Một thực trạng khác là ngành logistics tại Việt Nam hiện nay chưa có quy hoạch dài hạn và phù hợp về mạng lưới logistics và các định hướng trọng tâm. Tính tự phát còn khá phổ biến trong khâu đầu tư tại địa phương theo khu vực và ngành nghề. Ngoài ra cũng chưa có các chính sách hiệu quả đề có thể tạo ra những bước chuyển ổn định cho ngành. Điều này có ảnh hưởng lớn tới các điều kiện nền tảng cho việc hoạch định chuỗi logistics cung ứng lạnh.
Nhân tố con người cũng là một thách thức không nhỏ, nguồn nhân lực logistics được đào tạo còn nhiều hạn chế. Trong khi đó cung ứng các dịch vụ logistics trong chuỗi
lạnh không chỉ đòi hỏi những kiến thức chung cơ bản về logistics mà còn cần đến kiến thức chuyên sâu về công nghệ về logistics lạnh, đặc biệt là trình độ quản lý chuỗi cung ứng lạnh ở mức độ cao.
* Phân bố các kho lạnh tại Việt Nam
Kho lạnh là một trong những lĩnh vực mới tại Việt Nam và chúng vẫn đang trong
quá trình phát triển và mở rộng. Theo các báo cáo của FiinGroup vào năm 2016 thì kho bảo quản lạnh được đánh giá là một phân ngành dịch vụ nhiều tiềm năng ở Việt Nam - một quốc gia với thế mạnh sản xuất nông sản. Tuy nhiên tới nay, đã có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào cung ứng kho lạnh nhưng vẫn chưa có đơn vị nào đủ lực có khả năng một chuỗi lạnh đầy đủ. Hiện tại, kho bảo quản lạnh tại nước ta được sử dụng chủ yếu trong bốn lĩnh vực chính bao gồm thủy hải sản, thịt, rau củ quả.
- Kho mát: Nhiệt độ trung bình từ 2 đến 4 độ C, dùng để bảo quản cho hoa và rau củ quả.
Kho đông lạnh: Nhiệt độ trung bình từ -20 đến -16 độ C, dùng bảo quản các loại
thịt.
- Kho trữ đông lạnh sâu: Nhiệt độ dao động từ -30 đến -28 độ C, dùng bảo quản cho các sản phẩm thủy hải sản.
Biểu đồ 2.5 — Số kho lạnh của doanh nghiệp logistics
■ Không có kho nào
■ Từ 1 đến 2 kho
■ Từ 3 đến 5 kho
■ Trên 5 kho
Nguồn: Viện Nghiên cứu và phát triển logistics Việt Nam (VLI)
Sự phát triển của hệ thống kho lạnh tại Việt Nam và nhu cầu sử dụng thực phẩm tươi sống và an toàn có liên quan mật thiết với nhau. Việc đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng
và an toàn vệ sinh thực phẩm xuyên suốt toàn bộ chuỗi cung ứng nông sản “từ trang trại
đến bàn ăn” trở nên vô cùng quan trọng. Yếu tố này đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng
của những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuỗi lạnh tích hợp. Tuy nhiên, sự kiểm soát nhiệt độ xuyên suốt trong toàn bộ chuỗi lạnh đòi hỏi doanh nghiệp cần phải bỏ ra chi phí đầu tư cho chuỗi lạnh lớn hơn nhiều so với việc đầu tư những chuỗi cung ứng thông thường.
Nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tươi sống ngày càng cao thì những yêu cầu về bảo quản cũng ngày càng được được chú trọng. Yêu cầu đó phần nào sẽ được giải quyết qua
việc sử dụng kho lạnh cùng những lợi ích vượt trội như: hàng hóa giữ được độ tươi ngon
cũng như chất dinh dưỡng mà không sử dụng chất bảo quản, an toàn vệ sinh thực
phẩm,
tránh lãng phí, tiện lợi, đảm bảo nguồn cung lương thực ổn định.
Chuỗi lạnh nông sản tại Việt Nam hiện nay đang gặp một bất cập cơ bản, đó là thiếu
kho lạnh. Theo thống kê, tổng công suất kho lạnh toàn quốc chỉ có thể đáp ứng được một
phần trong nhu cầu sử dụng. Cơ cấu kho bảo quản lạnh chưa phù hợp những yêu cầu đặc
thương mại, các khu đô thị lớn vẫn chưa được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn. Cơ sở vậy
chất, trang thiết bị, vật liệu cùng cách thức quản lý không ít kho bảo quản lạnh cũng không
đạt được tiêu chuẩn, điều này làm ảnh hưởng đến đầu ra của các doanh nghiệp nông sản.
Riêng ở khu vực phía Nam, số lượng kho bảo quản lạnh ngày một tăng lên tuy nhiên
chất lượng cung ứng của các kho lạnh không đồng đều và chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về quy mô, vị trí, trang thiết bị, công nghệ, an toàn vệ sinh thực phẩm, điều này dẫn
đến tình trạng các kho lạnh chưa đảm bảo được những tiêu chuẩn về nhiệt độ. Các đơn vị cung cấp nhỏ lẻ đa phần không đủ điều kiện, vốn để đầu tư các kho bảo quản lạnh đáp
ứng đúng tiêu chuẩn.
* Vận tải lạnh và các thiết bị khác
Về lĩnh vực vận tải lạnh, những doanh nghiệp xuất khẩu nông sản vận chuyển lạnh
thường sử dụng container lạnh chuyên chở từ các đội xe tải đông lạnh, xe đầu kéo container,
các tàu chở hàng có sở hữu khoang lạnh. Tuy nhiên hiện nay, số lượng cũng như chất lượng
vận hành của những phương tiện này đều không được đảm bảo và có nhiều bất cập. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong chuỗi cung ứng lạnh trong nước còn nhiều
hạn chế. Quan sát website của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logisitics cho thấy phía
doanh nghiệp mới chỉ sử dụng công nghệ để giới thiệu dịch vụ của mình mà chưa áp dụng
nền tảng tận dụng nhằm xây dựng những tiện ích mà khách hàng cần, đặc biệt là hệ thống
kiểm soát đơn hàng. Đây là điều kiện cơ bản để kết nối các chuỗi cung ứng lạnh một cách ■ Dưới 10 chiếc ■ Từ 10 đến dưới 30 chiếc ■ Từ 30 đến dưới 50 chiếc ■ Từ 50 đến dưới 100 chiếc ■ Trên 100 chiếc
Nhu cầu về vận tải lạnh ngày càng gia tăng và tích hợp lĩnh vực này vào chuỗi cung ứng. Hiện nay, tại Việt Nam có khá nhiều công ty logistics đầu tư tham gia vào vận tải lạnh như ABA, Bình Minh Tải, ITL, Agility, ABA Cooltrans (chiếm thị phần vận tải lạnh 12% trong năm 2018).
Quy trình vận tải bảo quản lạnh và phương pháp bảo quản nông sản trong quá trình vận tải lạnh còn nhiều hạn chế cần phải được cải thiện. Khâu sản xuất, thu hoạch, đóng gói, và bảo quản sai cách, sai nhiệt độ và kỹ thuật, các khâu vận chuyển chưa được
thống nhất là nguyên nhân của vấn đề chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu và không
đồng đều.
Thông thường việc tiêu thụ nông sản trong nước ít khi được vận chuyển trong xe
tải lạnh, chỉ trong trường hợp nông sản xuất khẩu thời gian vận chuyển dài thì các doanh
nghiệp mới sử dụng các container lạnh, khoang lạnh trên các phương tiện vận tải.
Biểu đồ 2.7 — Phương thức vận tải cung cấp bởi Doanh nghiệp logistics phục vụ hàng
nông sản
Tỷ trọng phương thức vận tải cung cấp bởi DN logistics phục vụ hàng nông sản (%)
■ Tỷ trọng phương thức vận tải cung cấp bởi DN logistics phục vụ hàng nông sản (%)
Nguồn: Viện Nghiên cứu và phát triển logistics Việt nam (VLI)
Hiện nay, phương thức vận chuyển được doanh nghiệp sử dụng phổ biến trong vận tải nông sản xuất khẩu đó là đường bộ, đường biển và đường hàng không. Phương thức vận chuyển nông bản bằng container lạnh trên tuyến đường sắt mới được khai thác
Container lạnh được sử dụng sở hữu công nghệ mới, tự phát điện bằng dầu diesel nên giúp giảm được sự phụ thuộc vào điện so với container lạnh chạy bằng điện thông thường. Phương thức vận chuyển bằng đường hàng không cũng sử dụng khoang lạnh tuy nhiên chi phí cao do có rất ít chuyến bay chỉ để chuyên chở nông sản mà thường phải kết hợp với chuyến bay chở hành khách do đó bị phụ thuộc vào nhu cầu chở khách
của các hãng bay, do đó phương thức này cũng ít phổ biến trong việc vận chuyển nông sản nội địa cũng như xuất khẩu. Vì thế nông sản xuất khẩu chủ yếu vận chuyển bằng đường bộ, đường biển xuất sang Trung Quốc là chủ yếu và các nước trên thế giới, thời gian vận chuyển quốc tế lớn do đó nông sản cần được bảo quản trong container lạnh nhằm đảm bảo chất lượng. Hệ thống xe tải lạnh vận chuyển nông sản vẫn còn rất hạn chế, chủ yếu vận tải bằng container lạnh nhưng chỉ một số doanh nghiệp, siêu thị lớn mới đầu tư trang bị và sử dụng hệ thống này.
Biểu đồ 2.8 — Trang thiết bị đang sử dụng phục vụ hàng lạnh
Container lạnh Phần mềm quản lý vận tải (TMS) Xe container Xe tải thùng kín
Barcode Phần mềm quản lí kho bãi Túi giữ nhiệt Vách ngăn cách nhiệt cho xe tải
Thiết bị đọc RFID Xe tải mui bạt Khác Máy chiếu xạ 0.0% Máy hấp nhiệt 0.0% Cảm biến nhiệt độ tự động 0.0% 0.0Ớ% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0%