Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu 090 chuỗi cung ứng lạnh trong hoạt động xuất khẩu nông sản tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 65 - 67)

3.2. Giải pháp cho doanh nghiệp

3.2.3. Các giải pháp khác

* Sử dụng thương mại điện tử xuyên biên giới để tìm kiếm đầu ra cho nông sản

Trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, doanh nghiệp nông sản Việt Nam có thể sử dụng các trang thương mại điện tử xuyên biên giới để mở rộng cơ hội xuất khẩu và tìm kiếm đầu ra dễ hơn cho doanh nghiệp như Alibaba, Amazon, Tradekey,...

Đối với mặt hàng nông sản, doanh nghiệp Việt cần hướng tới các thương vụ bán buôn với số lượng lớn. Một ví dụ điển hình là trang thương mại điện tử Alibaba.com, đây là nền tảng website thương mại quốc tế hàng đầu hiện nay và hoạt động theo mô hình B2B - là nơi hỗ trợ các doanh nghiệp trên khắp thế giới kết nối giao thương trực tuyến với nhau. Điều này giúp các doanh nghiệp kết nối nhanh hơn, với quy mô lớn hơn,

tiết kiệm chi phí và rất phù hợp với các doanh nghiệp SME trong thực trạng tỷ lệ các doanh nghiệp này tại Việt Nam chiếm tới 97%. Việc đăng bán trực tiếp trên Alibaba.com

là cách nhanh nhất để kết nối với khách hàng, tìm thị trường và gia tăng doanh thu xuất khẩu. Hình thức này vừa cắt giảm chi phí vận hành, vừa giúp phân phối sản phẩm đến người dùng cuối tại nhiều thị trường mà không phải qua các khâu trung gian. Ngoài ra, Alibaba.com cũng có một công cụ khác để các “Gold Global Supplier” để tìm kiếm các đơn hỏi hàng và cho họ quyền báo giá với những đơn hàng lớn. TMĐT xuyên biên giới cũng là cơ hội để doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể len vào các thị trường khó tính, nơi tồn tại rất nhiều rào cản và tốn nhiều chi phí nếu giao thương theo cách truyền thống. Đây là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nông sản Việt Nam có thể tận dụng công cụ này để mở rộng thị trường tới 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh sử dụng sàn giao dịch logistics nông sản. Đây là công cụ để kết nối các nhu cầu của doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, tập hợp các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics có xe lạnh, container lạnh, kho lạnh rỗng. Hiện nay, một số sàn giao dịch logistics lớn tại Việt Nam có thể kể đến là SharingEconomy, Smartlog, Phaata. Ngoài ra, các sàn cũng áp dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ 4.0 giúp kết nối chủ hàng và các doanh nghiệp

logistics, giải quyết bài toán container, xe tải rỗng cho doanh nghiệp giúp giảm thiểu chi

phí logistics, các doanh nghiệp có sự cạnh tranh hơn và kết nối tốt hơn trong chuỗi cung

ứng lạnh nông sản.

* Chế biến nông sản khô, sấy - bước đi dài hạn cho nông sản Việt

Trong tình hình xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn, nhất là khi đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến vô cùng phúc tạp tại các quốc gia trên thế giới, thì đa dạng

hóa sản phẩm xuất khẩu, đầu tư mạnh hơn khâu chế biến nhằm nâng cao giá trị nông sản, thay vì chỉ xuất tươi trái cây được xem là một giải pháp hiệu quả và cấp thiết.

Việt Nam là đất nước trồng trái cây với sản lượng rất lớn hàng năm, mặc dù trái cây tươi nhiều và giá thành rẻ nhưng thực tế những sản phẩm chỉ cần chế biến đơn giản như trái cây rau củ sấy thì có thể khẳng định nguồn cung lúc nào cũng không đủ cầu. Những loại trái cây, rau củ quen thuộc của các vựa lớn như mít, chuối, khoai lang, khoai

môn cũng nhờ thế rộng mở con đường tiêu thụ tại các thị trường lớn trên thế giới. Tại một doanh nghiệp chế biến trái cây tại Đồng bằng Sông Cửu Long, chỉ riêng trong năm 2018, doanh nghiệp này đã xuất khẩu tới 5.000 tấn nước ép trái cây các loại, doanh thu ước đạt hơn 6 triệu USD. Có thể thấy, lợi ích của việc chế biến trái cây rau củ đó chính là doanh nghiệp đưa ra thị trường nhiều sản phẩm nông sản đa dạng, chủ động hơn trong giá cả, hạn sử dụng, đầu ra và đặc biệt nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường xuất khẩu.

Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), trong thời gian gần đây, xuất khẩu các mặt hàng, trái cây rau quả sấy khô ở Việt Nam có mức tăng trưởng mạnh, trong đó các thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU cực kỳ ưa chuộng các sản phẩm trái cây sấy khô của Việt Nam. Một số thương hiệu trái cây sấy khô Việt Nam như Vinamit, Deltafood đã có mặt tại các siêu thị, trung tâm thương mại lớn ở Trung Quốc và nhiều nước châu Âu.

Việt Nam hiện nay đang là quốc gia trồng và sản xuất thanh long lớn nhất châu Á với diện tích khoảng 50.000 ha và đạt sản lượng trên 1 triệu tấn hàng năm. Mặc dù sở

hữu diện tích và đạt sản lượng lớn như vậy nhưng giá cả thị trường và nguồn đầu ra của mặt hàng này biến động liên tục. Cụ thể, trong vài tháng trở lại đây, với những hậu quả mà dịch Covid-19 ảnh hưởng, giá thanh long và dưa hấu tại Đồng bằng Sông Cửu Long

liên tục sụt giảm, chỉ còn vài nghìn đồng 1kg. Hàng xuất sang Trung Quốc bị ùn ứ, tắc nghẽn tại các cửa khẩu phải quay đầu về tiêu thụ nội địa, đây cũng là khởi nguồn của

những thương vụ giải cứu thanh long, dưa hấu giá rẻ trên khắp cả nước. Do đó, việc chế

biển trái cây rau củ là bài toán giải vấn đề một cách thông minh nhất. Ví dụ, trái thanh long khi được chế biến thành nước ép có thể bán với giá từ 1 - 2 USD / sản phẩm. 5.000

đồng là giá bán của 1 kg chuối tại vườn nhưng khi sấy khô có thể bán với giá 70.000 đồng. Điển hình trong thời gian vừa qua, bánh mì, pizza, humburger thanh long rất được

ưa chuộng ở cả thị trường trong nước và quốc tế.

Có thể thấy, đa dạng hóa sản phẩm trái cây là chìa khóa của việc tận dụng lợi thế

của nông sản Việt giúp tiêu thụ tốt hơn nông sản hàng hóa, là giải pháp hữu hiệu cho tình hình ứ đọng nông sản đang cấp bách hiện nay.

Một phần của tài liệu 090 chuỗi cung ứng lạnh trong hoạt động xuất khẩu nông sản tại việt nam thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w