QUAN
3.3.1. Đẩy mạnh phát triển logistics làm tiền đề cho phát triển chuỗi lạnh
Có thể nói, hoạt động logistics đóng vai trò vô cùng quan trọng quyết định sự hiệu quả của chuỗi lạnh tại Việt Nam. Để ngành logistics Việt Nam có thể phát triển hơn trong thời gian tới, Chính phủ cần quan tâm các vấn đề sau:
- Xây dựng và triển khai các chiến lược phát triển ngành logistics trong nước, chỉ đạo phương án phát triển chuỗi lạnh nông sản, kết nối các doanh nghiệp logistics nhằm hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau tốt hơn. Kế hoạch phát triển chuỗi lạnh phải liên kết chặt chẽ với kế hoạch phát triển của những lĩnh vực có liên quan trực tiếp: cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, giáo dục đào tạo, phân phối,...
- Giám sát các quy định về tiêu chuẩn chất lượng cho mặt hàng nông sản, thay đổi tư
duy của người dân về tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của thị trường, chất lượng thực phẩm phải đi đôi với bảo vệ môi trường. - Xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động logistics trong nước, lấy hoạt động này làm cơ sở cho sự phát triển logistics.
- Điều chỉnh, bổ sung những chính sách tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp logistics. Đồng thời, cần đơn giản và minh bạch hoá trong cơ chế quản lý nhằm tránh tình trạng chồng chéo phức tạp dẫn đến lãng phí và thiếu trách nhiệm trong các tổ chức,
ảnh hưởng lớn đến tiến độ của các dự án.
3.3.2. Đầu tư cơ sở hạ tầng
Xây dựng và đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng bài bản là yếu tố quan trọng góp phần
vào sự phát triển của chuỗi cung ứng lạnh tại các quốc gia. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém gây ra sự cản trở cho sự phát triển của kinh tế cũng
như chuỗi cung ứng lạnh cho mặt hàng nông sản. Việc xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng giúp tăng hiệu quả hoạt động của toàn chuỗi cung ứng lạnh, đồng thời giảm chi phí logistics hiệu quả hơn.
Thứ nhất, Nhà nước cần đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hệ thống kho
lạnh
để bảo quản nông sản. Hệ thống kho lạnh này cần phải được tổ chức phù hợp với đa dạng các mặt hàng nông sản để tận dụng khai thác tối đa cho các doanh nghiệp và phải đặt tại các khi vực phù hợp và tiện lợi các điểm cung ứng và vận chuyển nông sản lớn.
Thứ hai, Nhà nước cần chú trọng đầu tư đồng bộ và nâng cấp hệ thống giao
thông
vận tải như đường xá, nhà ga, bến cảng,... Việc quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng phải được cân nhắc kỹ lưỡng và nghiên cứu sâu từ các chuyên gia dựa trên nghiên cứu, nhằm khai thác hiệu quả vốn đầu tư, cơ sở vật chất một cách tối đa và hiệu quả nhất. Trong tình hình nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng cao hiện nay, hệ thống giao thông cần được hiện đại hoá nhằm giảm tối đa thời gian vận chuyển, góp phần giảm tổn thất cho nông sản trong quá trình vận chuyển.
Với đường bộ, Chính phủ cần xây dựng và nâng cấp các tuyến đường cao tốc, cầu đường, bến bãi nhằm hỗ trợ phương tiện vận tải đường bộ thuận tiện hơn trong lưu thông, cần ưu tiên mở rộng nâng cấp Quốc lộ 1A cùng một số tuyến đường quan trọng trên trục từ Bắc vào Nam.
Với đường sắt, Nhà nước cần tập trung nâng cấp hạ tầng đường sắt, xây dựng thêm các tuyến đường sắt hiện đại hơn giúp kết nối đường sắt với các phương thức vận tải khác như đường biển, đường bộ. Hiện nay, ngành đường sắt là một ngành vận tải nhiều tiểm năng nhưng song song với đó tốc độ phát triển và tỉ lệ sử dụng còn thấp, ít được cải tiến nhất trong ngành vận tải Việt Nam. Vì vậy, Nhà nước cũng cần chú trọng quan tâm hơn, tạo ra nhiều thay đổi tích cực hơn để nâng cao năng lực chuyên chở hàng
hoá container bằng cách bổ sung các phương tiện vận chuyển chuyên dụng, để có thể hạ
thấp chi phí vận tải đường sắt.
Với đường biển, cần nâng cấp, hoàn thiện và phát triển hệ thống cảng thủy nội địa và cảng biển đặc biệt là cảng nước sâu nhằm phục vụ cho hoạt động giao nhận vận tải, đồng thời tạo điều kiện kết nối đường biển với các phương thức vận tải khác phát.
Với cảng hàng không, hiện nay tình trạng ùn ứ tắc nghẽn tại các cảng lớn và các tỉnh thành phố có tiềm năng du lịch vẫn chưa có cảng hàng không kết nối trực tiếp vì vậy việc nâng cấp, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng tại các sân bay cũng cần được Chính phủ
quan tâm giúp tăng năng lực vận tải của hệ thống hàng không quốc gia.
về hoạt động đầu tư, cần ban hành các chính sách để thu hút, khuyến khích đầu tư cả trong và ngoài nước, đặc biệt cần có những biện pháp quản lý nguồn vốn đầu tư một cách hiệu quả, đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng cách và đạt hiệu quả.
3.3.3. Đẩy mạnh liên kết “bốn nhà” trong hoạt động cung ứng lạnh
Trong hoạt động của chuối cung ứng lạnh nông sản, các chủ thể trong chuỗi có liên
kết chặt chẽ với nhau hay không quyết định sự thành công hay thất bại của toàn chuỗi. Chính vì vậy, thuật ngữ liên kết “bốn nhà” ra đời nhằm nhấn mạnh sự liên kết giữa các chủ
thể trong chuỗi gồm Nhà nước, Nhà nông, Nhà khoa học và Nhà doanh nghiệp. Nhà nước
phải thể hiện tốt vai trò lãnh đạo, trở thành người đầu tàu, hỗ trợ, điều phối, liên kết các chủ thể trong chuỗi cung ứng lạnh. Cụ thể, Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân cùng các hợp tác xã nông nghiệp hợp tác cũng phát triển. Nhà nước cũng
cần động viên các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản cùng viện nghiên cứu cây
trồng, các nhà khoa học nghiên cứu công nghệ hỗ trợ sản xuất, chế biến, xây dựng sản phẩm đạt chuẩn để đưa nông sản Việt tiến xa hơn trên thị trường quốc tế.
3.3.4. Tạo môi trường phát triển hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin
Tại Việt Nam, hệ thống công nghệ thông tin trong chuỗi cung ứng lạnh vẫn còn nhiều bất cập và chưa thực sự phát triển mạnh, trong thời điểm công nghệ thông tin đang
giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng lạnh. Hệ thống công nghệ thông tin tại Việt Nam phải được hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, phối hợp về chiến lược và giải pháp giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng lạnh, học hỏi sự tiến bộ
của nền
tảng công nghệ thông tin từ các nước trên thế giới.
Nhà nước cần đẩy mạnh và khuyến khích các doanh nghiệp logistics triển khai và
sử dụng hệ thống công nghệ thông tin, quản lý thông minh trong toàn bộ chuỗi cung ứng
lạnh cũng như đưa ra các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản và doanh
nghiệp logistics, nhất là trong việc tiếp cận vốn đầu tư.
3.3.5. Nâng cao năng lực cho các chủ thể tham gia chuỗi cung ứng lạnh
Để tham gia vận hành được chuỗi cung ứng lạnh đòi hỏi các chủ thể ở trong chuỗi
cần có trình độ chuyên môn nhất định thậm chí là cao, ứng dụng được khoa học công nghệ trong việc vận hành chuỗi.
Việc tăng cường mở thêm các lớp tập huấn đào tạo cho các chủ thể là vô cùng quan
trọng. Ngoài ra, các trường đại học cần tiếp tục mở thêm các chuyên ngành đào tạo về xuất
nhập khẩu, logistics và chuỗi cung ứng, mở các trung tâm, viện nghiên cứu chuyên sâu về
chuỗi cung ứng lạnh để tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành này. Các trường đại học trung tâm giáo dục cần đổi mới chương trình đào tạo, gắn lý thuyết đi đôi
thực tế, đẩy mạnh liên kết với các trường đại học quốc tế đào tạo chuyên ngành quản trị
logistics và chuỗi cung ứng để có nhiều góc độ tư duy cho người học.
Bên cạnh kiến thức chuyên môn, việc chú trọng đào tạo ngoại ngữ và các kỹ năng
doanh nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin cũng vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp. Thực tế hiện nay, ngành đạo tạo chuyên sâu về logistics và chuỗi cung ứng đang
rất phổ biến ở các nước phát triển. Vì vậy, Chính phủ cần xây dựng cơ chế thu hút nhân tài từ trong và ngoài nước bằng các chính sách đãi ngộ hợp lý, để hạn chế tình trạng chảy máu chất xám và có nguồn lao động chất lượng hơn. Nếu phương án này được thực
hiện tốt sẽ góp phần phát triển chất lượng nguồn nhân lực cho lĩnh vực chuỗi lạnh nói riêng và lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng của Việt Nam nói chung.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở những phân tích ở chương 2, kết hợp với những định hướng của các bộ ban ngành trong việc phát triển ngành logistics nói chung và chuỗi cung ứng lạnh cho mặt hàng nông sản nói riêng, chương 3 đã đưa ra những giải pháp, định hướng để phát triển chuỗi lạnh nông sản tại Việt Nam
Cùng với đó là các nhóm giải pháp cho Nhà nước, các Bộ, ban, Ngành cùng với các doanh nghiệp logistics và các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản từ đó đề xuất các giải pháp thiết thức để nông sản Việt Nam càng ngày vươn xa trên thị trường quốc tế nhờ sự phát triển không ngừng của chuỗi cung ứng lạnh tại Việt Nam.
KẾT LUẬN
Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, xuất khẩu nông sản Việt có rất nhiều cơ hội để tăng trưởng hơn nữa trong những năm tới, đi kèm với những cơ hội, những khó khăn, thách thức vẫn song song tồn tại buộc phải có sự hành động của tất cả các bộ phận
hoạt động trong chuỗi cung ứng nông sản để cùng hoàn thiện và ngày càng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Trong khuôn khổ đề tài khóa luận tốt nghiệp, dựa trên các nguồn thông tin và số liệu khác nhau đề tài nghiên cứu: iiChuoi cung ứng lạnh trong hoạt động xuất khẩu nông sản tại Việt Nam. Thực trạng và giải pháp" đã tiến hành phân tích, luận giải các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu nhằm đưa ra các kết luận, nhận định cần thiết góp phần phát triển hơn nữa chuỗi cung ứng lạnh trong hoạt động xuất khẩu nông sản.
Chuỗi cung ứng lạnh tại Việt Nam không phải là một lĩnh vực mới nhưng những thực trạng được phân tích và giải pháp được đưa ra là sáng kiến, công nghệ mới có tính đột phá trong xuất khẩu nông sản. Đặc biệt, khóa luận không chỉ đưa ra giải pháp để giải quyết bài toán bảo quản lạnh nông sản mà còn hướng tới các giải pháp tìm kiếm đầu ra trên thị trường tạo thành một chuỗi, một hệ sinh thái cho nông sản xuất khẩu để bà con nông dân không còn gặp phải điệp khúc “được mùa mất giá, được giá mất mùa”.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Anh
1. Nguyễn Lê Cường (2019), Vietnam’s seafood export to Japan: Situation and
recommendations, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Kinh tế đối ngoại, Đại học Ngoại
thương, Hà Nội.
2. Dmitry Ivanov & Alexander Tsipoulanidis (2019), Global Supply Chain and
Operations Management-Springer Texts in Business and Economics, Germany.
3. Sunil Chopra & Peter Meindl (2016), Supply Chain Management Strategy:
Planning and Operation, England.
B. Tiếng Việt
4. Trần Thanh Hải (2018), Hỏi đáp về logistics, Hà Nội.
5. TS Trần Nguyễn Hợp Châu (2018), Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Hoàng (2015), Chuỗi cung ứng lạnh mặt hàng nông sản của pháp
và ấn độ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Ngoại thương.
7. Hoàng Thị Đoan Trang (2015), Chuỗi cung ứng lạnh và sự cần thiết phải phát
triển Chuỗi cung ứng lạnh tại Việt Nam, Tạp chí kinh tế đối ngoại, Đại học
Ngoại thương.
8. Minh Nhung (2020), Hỗ trợ mở rộng thị trường nông sản Việt, Báo đầu tư. 9. Chu Khôi (2019), Đưa nông sản Việt ra thế giới, Thời báo kinh tế Việt Nam. 10.Nguyễn Hạnh (2020), Khai thác mở thị trường cho nông sản Việt, báo kinh tế
Việt Nam.
11. Bộ CôngThương (2017), Báocáo xuấtnhập khẩu Việt Nam2016,HàNội. 12. Bộ CôngThương (2018), Báocáo xuấtnhập khẩu Việt Nam2017,HàNội. 13. Bộ CôngThương (2019), Báocáo xuấtnhập khẩu Việt Nam2018,HàNội. 14. Bộ CôngThương (2020), Báocáo xuấtnhập khẩu Việt Nam2019,HàNội. 15. Bộ Công Thương (2019), Báo cáo logistics Việt Nam 2019, Hà Nội.
C. Website
16.Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam truy cập ngày
27/4/2019 < http://lapphap.vn/Pages/TinTuc/208028/Thuc-trang-va-giai-phap-
thuc-day-xuat-khau-nong-san-cua-Viet-Nam.html>
17. Chuỗi cung ứng lạnh hoa quả: kinh nghiệm của Nhật Bản và bài học cho Việt Nam < http://tapchi.ftu.edu.vn/c%C3%A 1c-s%E1%BB%91 -t%E1%BA%A1p-
ch%C3%AD-kt%C4%91n∕t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-kt%C4%91n- s%E1%BB%91-101-110∕t%E1%BA%A 1p-ch%C3%AD-kt%C4%91n- s%E1%BB%91-104∕1563 -chu%E1 %BB%97i-cung-%E1 %BB%A9ng- l%E1%BA%A1nh-hoa-qu%E1%BA%A3-kinh-nghi%E1%BB%87m- c%E1%BB%A7a-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-v%C3%A0- b%C3%A0i-h%E1%BB%8Dc-cho-vi%E1%BB%87t-nam.html>
18. Việt Nam và Thế giới: Phát triển Logistics trong ngành nông nghiệptruy cập ngày 20/3/2020 < https://vtv.vn/video/viet-nam-va-the-gioi-phat-trien-logistics-
trong-nganh-nong-nghiep-404582.htm>
19. Tìm hiểu chuỗi cung ứng lạnh (cold chain),_truy cập ngày 21/3/2020 <https://vilas.edu.vn/tim-hieu-chuoi-cung-ung-lanh-cold-chain.html> 20. Chuỗi cung ứng lạnh: Phân khúc logistics nhiều tiềm năng, truy cập ngày
20/4/2020 < https://doanhnhansaigon.vn/goc-nha-quan-tri/chuoi-cung-ung-lanh-