lạnh, container lạnh là thiết bị được trả lời sử dụng nhiều nhất với 70% số doanh nghiệp
trả lời, tiếp theo là phần mềm quản lý vận tải, xe container và xe tải thùng kín. Các thiết
bị chuyên dụng cho vận tải hàng lạnh như túi giữ nhiệt, vách ngăn cách nhiệt cho xe tải,
máy chiếu xạ hay máy hấp nhiệt hiện còn ít chú trọng đầu tư.
Đáp ứng tầm nhìn dài hạn, doanh nghiệp logistics dự định đầu tư cho thiết bị cảm
biến nhiệt tự động với số trả lời nhiều nhất chiếm 33%, phần mềm quản lý vận tải (22%),
container lạnh (18%). Có thể nhận thấy xu hướng các doanh nghiệp logistics khi lựa chọn đầu tư sẽ tập trung nhiều vào các thiết bị có thể phục vụ cho đa dạng mặt hàng.
Bên cạnh đó, khâu điều tiết nông sản sau thu hoạch còn chưa mang lại hiệu quả cao. Từ nhiều năm nay, giá bán nông sản ở nước ta vào thời điểm thu hoạch chính vụ thường bấp bênh và bị phụ thuộc vào thương lái Trung Quốc. Đặc biệt, theo Bộ Công Thương Việt Nam, kể từ năm 2018, Trung Quốc đã đẩy mạnh quản lý chất lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, tăng cường phòng chống buôn lậu và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động giao thương hàng hóa tại biên giới hai nước. Các doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các quy định về bao bì, tem nhãn, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn vùng trồng,...
Nếu các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì tập quán làm ăn nhỏ lẻ sẽ gây ra ứ đọng nông sản tại các cửa khẩu do thủ tục thông quan mất nhiều thời gian, nông sản từ đó sẽ bị hư hỏng nhiều và mất giá trị.
2.2.3. Đánh giá vận hành chuỗi cung ứng lạnh trong hoạt động xuất khẩu nôngsản sản
tại Việt Nam * Thành công:
Dù chuỗi cung ứng lạnh còn là một khái niệm mới với các doanh nghiệp sản xuất và
xuất khẩu nông sản tại Việt Nam, tuy nhiên, các doanh nghiệp phần lớn cũng đã ý thức được tầm quan trọng của chuỗi giúp nâng cao được hiệu quả của hoạt động xuất khẩu nông sản và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, các dự án đầu tư kho lạnh,
vận tải lạnh ngày càng tăng lên nhờ tiềm năng phát triển chuỗi cung ứng lạnh tại Việt Nam rất lớn thu hút được vốn đầu tư của cả trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp đã bắt đầu đầu tư bảo quản nông sản trong kho lạnh ngay sau thu hoạch và áp dụng các công nghệ làm lạnh từ cơ bản đến tiên tiến trong các thiết bị vận tải lạnh. Dù ban đầu các mức độ áp dụng còn đơn giản và nhỏ lẻ nhưng cũng đã đánh dấu một bước đệm cho
trong quá trình bảo quản, chế biến và vận chuyển tại Việt Nam đã được giảm thiểu hàng
năm nhờ sự nhận thức được tầm quan trọng của chuỗi lạnh của bà con nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.
* Hạn chế và nguyên nhân
Tuy nhiên, việc áp dụng chuỗi cung ứng lạnh và các công nghệ tiên tiến trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông sản còn chưa phổ biến và không đáp ứng đủ nhu cầu của bà con nông dân và các doanh nghiệp nông sản. Việc thiếu các thiết bị bảo quản lạnh sẽ gây ra tổn thất lớn cho nông sản, làm giảm chất lượng và giá trị nông sản khi xuất khẩu, từ đó gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế. Hệ thống cơ sở hạ tầng trong trong chuỗi cung ứng lạnh nông sản xuất khẩu của Việt Nam còn yếu kém, do đó các công nghệ hiện đại cũng khó được áp dụng một cách toàn diện. Quy trình bảo quản, vận
tải lạnh và lưu kho lạnh còn nhiều bất cập. Nếu sau khâu thu hoạch, nông sản không được xử lý và bảo quản ngay sẽ tác động làm giảm giá trị và thời gian sử dụng. Ngoài ra, nếu các khâu trong chuỗi lạnh không được liên kết chặt chẽ, nhiệt độ bảo quản nông sản xuất khẩu cũng có thể bị thay đổi từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới sản phẩm.
Nguyên nhân của các bất cập này này chính là từ việc thiếu sự đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng chuỗi lạnh, chưa có sự chuyên môn hóa và thiếu sự liên kết giữa các thành
phần trong chuỗi cung ứng. Vai trò của các Bộ, Ban ngành trong quản lý chuỗi cung ứng lạnh cũng chưa được phát huy mọi lúc mọi nơi và những chính sách hỗ trợ của Nhà
nước còn chưa kịp thời nên bà con nông dân còn nhận thức kém và gặp nhiều vấn đề trong chuỗi cung ứng lạnh, điều này gây nên tình trạng thất thoát trong quá trình sản xuất, chế biến, lưu kho và vận chuyển. Bên cạnh đó, vấn đề thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn trong hoạt động chuỗi cung ứng lạnh cũng là một rào cản và thách thức lớn. Hiện nay, thực tế việc đào tạo nhân lực trong ngành logistics và quản trị chuỗi cung
ứng mới chỉ được thực hiện ở một số trường đại học, viện đào tạo tuy nhiên việc đào tạo còn ở mức cơ bản, thiếu sự cập nhật và thực tế trong công việc nên sau khi đi làm thực tế các doanh nghiệp phải mất khá nhiều thời gian để đào tạo lại.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 đã đi vào phân tích thực trạng chuỗi cung ứng lạnh trong hoạt động xuất khẩu nông sản tại Việt Nam bằng việc đi từ thực trạng xuất khẩu các mặt hàng nông
sản Việt Nam từ đó phân tích sâu đưa ra những số liệu, các phân tích, đánh giá về sự liên kết giữa chuỗi cung ứng lạnh và hoạt động xuất khẩu nông sản tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, chương 2 còn đi sâu vào phân tích hai hoạt động chính trong chuỗi cung ứng lạnh bao gồm kho lạnh và vận tải lạnh từ đó kết luận, tổng hợp thực trạng về vận hành chuỗi cung ứng lạnh trong hoạt động xuất khẩu nông sản tại Việt Nam, nêu lên những cơ hội cũng như những thách thức doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải trong chuỗi lạnh nông sản, đồng thời càng nhấn mạnh tầm quan trọng của chuỗi lạnh trong hoạt động xuất khẩu nông sản tại Việt Nam. Đây là cơ sở để định hướng và đưa ra các giải pháp, đề xuất ở chương 3.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHUỖI CUNG ỨNG LẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN TẠI VIỆT NAM