3.2. Giải pháp cho doanh nghiệp
3.2.1. Ứng dụng kho lạnh và vận tải lạnh trong hoạt động logistics của doanh
3.2.1. Ứng dụng kho lạnh và vận tải lạnh trong hoạt động logistics của doanhnghiệp nghiệp
* Sử dụng kho lạnh trong bảo quản nông sản xuất khẩu
Bảo quản lạnh nông sản bằng kho lạnh sau thu hoạch là khâu cực kỳ quan trọng trong việc quyết định chất lượng nông sản xuất khẩu. Khâu bảo quản sau thu hoạch cần được tiến hành ngay tại nơi trồng, trang trại hoặc các khu vực tiện lợi cho việc vận chuyển hàng hóa xuất khẩu. Hiện nay, các bà con nông dân còn có thói quen tận dụng nhà, trang trại để làm kho chứ không thuê hoặc đầu tư xây dựng kho lạnh dẫn đến các vấn đề như nông sản ẩm, mốc, bị côn trùng cắn, dễ hư hỏng gây ảnh hưởng lớn đến chất
lượng nông sản xuất khẩu.
Để khắc phục vấn đề này cần có sự phối hợp giữa các doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.
về phía doanh nghiệp logistics, cần đầu tư về vị trí xây dựng các kho bảo quản lạnh, đặc biệt ưu tiên các địa điểm thuận lợi kết nối trực tiếp với cảng lớn, nhà ga, cửa khẩu ngoài ra có trung tâm kiểm nghiệm nông sản, để tiện cho việc đóng gói bao bì, phân loại, sơ chế, xuất khẩu và giám định chất lượng nông sản ngay tại các vị trí này. Bởi hiện nay giá thuê đất tại các cảng, nhà ga, cửa khẩu khá cao, đặc biệt tại thời điểm các doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro trong xuất khẩu nông sản do dịch bệnh, thời tiết, chính
sách xuất nhập khẩu hàng hóa,... Các doanh nghiệp cần xác định, phát triển hệ thống kho bảo quản lạnh là điều cần thiết nhằm xây dựng hậu cần cho các chiến lược xuất khẩu trong thời gian tới. Giá trị chất lượng mặt hàng nông sản phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống kho bảo quản lạnh, nơi kiểm định và quá trình vận chuyển. Các doanh nghiệp logistics nên mời chuyên gia trong nước và quốc tế để nhận được sự tư vấn, giám sát việc xây dựng hệ thống kho bảo quản lạnh theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Có như vậy, nông sản sau khi được thu hoạch sẽ được bảo quản tốt nhất và đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn để chạm đến trái tim của người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
về phía doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, cần ứng dụng kho bảo quản lạnh trong chuỗi cung ứng xuất khẩu, là điều kiện không thể thiếu để tăng giá trị nông sản Việt và giải cứu người nông dân khỏi điệp khúc “được mùa mất giá, được giá mất mùa”.
Ngay sau khâu thu hoạch, nông sản được chọn lựa đủ tiêu chuẩn sẽ được phân loại và bảo quản tức thời trong các trang thiết bị thích hợp để đảm bảo các tiêu chí về nhiệt độ, độ ẩm, độ thông gió khi bảo quản nông sản. Nông sản được bảo quản ngay ngay sau khi
thu hoạch trong điều kiện thích hợp sẽ giữ được độ tươi ngon lâu hơn, đảm bảo chất lượng sản phẩm khi tiêu thụ và xuất khẩu.
Trong bài phát biểu tại Diễn đàn logistics 2019, ông Trần Thanh Hải - Phó cục trưởng Cục xuất nhập khẩu bộ công thương cho cho rằng các doanh nghiệp cần thay đổi
tư duy coi chuỗi doanh nghiệp là chuỗi giá trị gia tăng chứ không chỉ đơn giản là chuỗi chi phí.
* Ứng dụng vận tải lạnh trong khâu luân chuyển nông sản xuất khẩu
Hiện nay, phần lớn bà con nông dân coi việc bán nhanh các mặt hàng nông sản tại thị trường trong nước và vận tải nông sản đường bộ theo đường xuất khẩu tiểu ngạch
sang Trung Quốc là hai cách giúp nông sản được tiêu thụ nhanh chóng và giảm chi phí. Việc không ứng dụng vận tải lạnh trong vận chuyển nông sản là nguyên do dẫn tới tình trạng ùn tắc tại các cửa khẩu phía Bắc trong cuối năm 2019 cho tới nay và làn sóng giải cứu nông sản trên khắp cả nước trong thời gian vừa qua.
Theo đó, về phía các doanh nghiệp logistics Việt Nam cần tập trung cải thiện hệ thống dịch vụ các thiết bị vận tải lạnh. Đó là các xe tải lạnh, container lạnh, các thiết bị chuyên dụng cho hoạt động vận tải và giao nhận hàng lạnh. Việc đầu tư vào các thiết bị này một cách bài bản, hiện đại hơn cùng với sự hỗ trợ của các trang thiết bị công nghệ thông tin đầy đủ giúp các bộ phận trong chuỗi cung ứng có thể kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, độ thông gió tốt hơn và theo dõi được hành trình tình trạng hàng hóa trong suốt quá
trình vận chuyển của vận tải lạnh, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh. Các thiết bị lưu chuyển nông sản trong quá trình vận chuyển cũng cần được đẩy mạnh sử dụng để đảm bảo chất lượng nông sản. Đây được coi là một công việc cần thiết để đảm bảo thực hiện được các giải pháp về công nghệ trong bảo quản nông sản sau thu hoạch, chỉ khi có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất thì khả năng ứng dụng công nghệ thông tin mới thực sự hiệu quả.
Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, việc xây dựng hệ thống vận tải lạnh đồng bộ với hệ thống kho bảo quản lạnh và khí hậu vùng trồng là hết sức cần thiết không chỉ giúp đảm bảo chất lượng nông sản mà còn không làm thay đổi quá nhiều về nhiệt độ, độ ẩm trong quá trình vận chuyển từ nơi thu hoạch cho tới tay người tiêu dùng
Sản phẩm Nhiệt độ bảoquản (oC) Độ ẩm,(%) Thông gió Thời gian bảoquản
Mít chín (múi) 8 90 Mở 1 tuần
Thanh long 12 90 Mở 4 tuần
Cam 0,5 - 2 85 Mở I1 2 tháng
cuối cùng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cần đầu tư sử dụng các thiết bị theo
dõi, kiểm soát hành trình và trạng thái hàng hóa của mình, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nắm rõ các thông tin để đảm bảo quyền lợi của chính bản thân doanh nghiệp và phía nước bạn. Các doanh nghiệp nông sản cũng nên cân nhắc đến dịch vụ gom hàng,
đây là việc tập hợp các đơn hàng nông sản khác nhau của các nhà bán lẻ tại các kho lạnh
trung tâm, sau đó sẽ nhóm các sản phẩm và vận chuyển lạnh đến từng địa điểm của các nhà bán lẻ. Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản hoàn toàn có thể kết hợp với một bên thứ ba cung cấp kho lạnh trung gian để lưu kho hàng nông sản của mình. Giải pháp này sẽ giúp doanh nghiệp nông sản giảm chi phí cũng như thời gian vận tải lạnh, tận dụng tối đa công suất của hệ thống xe lạnh.
3.2.2. Sử dụng container lạnh tự hành chạy bằng dầu diesel trong bảo quản và vận chuyển nông sản
* Giới thiệu container lạnh tự hành
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia xuất nhập khẩu, để cải thiện thực trạng xuất khẩu nông sản hiện nay, ngành nông sản Việt Nam cần nhanh chóng phát triển chuỗi lạnh kết hợp với các công nghệ làm lạnh tiên tiến để nông sản luôn tươi mới tới tay khách hàng. Một trong những công nghệ làm lạnh đột phá có thể giải quyết bài toán bảo
quản nông sản cho người nông dân Việt Nam đó chính là container tự hành kết hợp với phương thức vận tải phù hợp mang lại những cơ hội lớn cho ngành nông sản Việt Nam. Container lạnh tự hành là loại container chạy bằng dầu diesel với đặc điểm không
bị phụ thuộc vào đầu kéo và bất cứ nguồn điện nào như container lạnh chạy bằng điện do đó đảm bảo được dù cho container đã bị tách rời khỏi đầu kéo hay bị lưu kho bãi, tắc
nghẽn giao thông thì container lạnh tự hành vẫn giúp cho nông sản được bảo quản trong
điều kiện nhiệt độ tốt nhất.
* Ưu điểm của container lạnh tự hành
- Công nghệ làm lạnh tiên tiến giúp kiểm soát nhiệt độ chuẩn và bảo quản tốt thực
phẩm, giữ hiệu quả của công nghệ làm lạnh tức thời
Trên đây là nhiệt độ bảo quản của một số mặt hàng nông sản xuất chủ lực của Việt Nam. Có thể thấy, nông sản nếu muốn giữ được giá trị và chất lượng tối ưu thì rất cần được bảo quản ở các nhiệt độ trên. Với tình hình biến đổi khí hậu trái đất đang nóng lên, việc giữ nhiệt độ bảo quản ổn định cho nông sản quan trọng hơn bao giờ hết, không nên để tác động của sự biến đổi nhiệt độ đột ngột sẽ gây hiện tượng ứ đọng nước dễ làm hư hỏng nông sản.
Container lạnh tự hành có hệ thống GPS theo dõi sát sao hàng hoá, thời gian thực
của từng cont và thiết bị ghi nhận nhiệt độ đảm bảo việc giám sát nhiệt độ trong container
sẽ điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với nông sản và tự ngắt khi đã thấy đủ nhiệt độ, nhờ vậy mà nông sản sẽ luôn giữ được nhiệt độ ổn định mà nhiên liệu được tiết kiệm tối đa. Trong container lạnh thì máy lạnh được ví như quả tim của con người, nó cung cấp hơi lạnh theo chu trình tuần hoàn, đưa hơi lạnh tới mọi điểm trong container, đảm bảo hiệu quả làm lạnh tối ưu cho hàng hóa. Máy lạnh được điều khiển hoàn toàn tự động, bảo đảm luồng khí lạnh được bố trí để có thể lan tỏa, thấm qua các lớp hàng xếp trong. Máy lạnh được trang bị hệ thống ống dẫn khí được thiết kế để luôn chuyển động đều lượng không khí ra từ máy lạnh vào Container, đảm bảo tất cả các sản phẩm đều ở nhiệt độ phù hợp. Động cơ diesel đặc biệt đi kèm một thùng xăng dầu 700 lít, giúp giảm rủi ro, tăng lợi thế trong vận chuyển hàng hóa và tăng thêm cơ hội vận chuyển thường niên nhiệt độ của nông sản sẽ luôn được kiểm soát một cách tối ưu, loại bỏ hơi nóng thoát ra từ sản phẩm, CO2, etylen (nếu có) không khí ẩm hay các khí gas cặn lưu động trong quá
trình bảo quản hàng trước đó. Điều kiện nhiệt độ lý tưởng để duy trì chất lượng nông sản hoa quả là 2-6 độ C, nhờ có sự ứng dụng của chip thông minh khi nhiệt độ trong container đạt tới nhiệt độ yêu cầu, chip sẽ tự ngắt làm lạnh để duy trì năng lượng. Và chỉ khi nhiệt độ container tăng quá mức nhiệt độ quy định chip mới tiếp tục kích hoạt
chế độ làm lạnh. Đồng thời pin của chip chạy bằng năng lượng mặt trời thân thiện với môi trường và đảm bảo tính liên tục, hiệu quả hiệu suất của container chạy dầu trong suốt quá trình chuyên chở. Dự tính một container lạnh tự hành khi được tiếp đủ nhiên liệu sẽ duy trì được trong khoảng 16 ngày.
Quy trình vận chuyển lên container từ lúc thu hoạch đến vào kho lạnh. Đầu tiên, container lạnh tự hành sẽ được kéo tới nhà ươm. Tại đây, nông dân sẽ thu hoạch nông sản và cho hết vào container bảo quản cho đến khi đầy container sẽ kéo ra ga tàu. Thời gian bảo quản ở khâu này là rất quan trọng. Thời gian thu hoạch nông sản thuộc mặt hàng rau củ quả, trái cây trung bình là 12 tiếng và thời gian đóng hàng không quá 6 tiếng
để đảm bảo nông sản có chất lượng tốt nhất. Đối với mặt hàng thủy hải sản, công nghệ làm lạnh tiên tiến giúp làm đông cấp tốc trong một khối thấm đến tâm sản phẩm. Sau đó cần giữ nhiệt độ bảo quản đông lạnh cho sản phẩm là -30 độ C. Khi đến tay khách hàng cần giải nhiệt nông sản khi là rau củ quả mỗi lần lệch 5 độ C để tránh sốc nhiệt cho hàng hóa tùy vào nhiệt độ quốc gia vận chuyển nông sản tới. Công nghệ đột phá này giúp chất lượng nông sản đến tay khách hàng luôn ở trong trạng thái tươi ngon nhất.
Mặc dù chi phí vận chuyển container lạnh tự hành bằng đường sắt lớn hơn đường
biển nhưng với ưu điểm thời gian vận chuyển ngắn hơn và hàng hóa được bảo quản tốt hơn thì chi phí cơ hội khi sử dụng phương thức này ta có thể thấy rất rõ rệt. Trong khoảng thời gian được rút ngắn, nông sản được vận chuyển tới tay nhà nhập khẩu có thể
giảm thiểu rủi ro bị biến đổi chất lượng, từ đó giá trị xuất khẩu nông sản sẽ cao hơn. Tình trạng nông sản bị tổn thất một phần hay toàn bộ được giảm thiểu và thậm chí được
loại bỏ, giúp doanh nghiệp ổn định được doanh thu và lợi nhuận tối đa. Đại diện một doanh nghiệp logistics cho biết mỗi container hàng lạnh đi đường sắt giảm được 15 triệu
đồng so với đi đường bộ, tương đương khoảng 20% giá cước. - Có thể sử dụng làm kho lạnh
Với ưu điểm không bị phụ thuộc vào bất cứ đầu kéo hay máy phát điện, container
lạnh tự hành có thể được sử dụng như một kho bảo ôn ưu việt có thể bảo quản hàng hóa
ngay khi nông sản được thu hoạch thậm chí bảo quản thủy hải sản ngay sau khi được vớt lên. Sử dụng container lạnh tự hành giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí so với làm kho lạnh chi phí tốn hàng tỷ đồng trang thiết bị nhà xưởng máy,... trong khi đó việc sử dụng container lạnh tự hành chi phí ổn định dễ dàng di chuyển kho bãi mà nông sản vẫn
- Không tốn chi phí nhân công kỹ thuật
Chi phí máy phát điện dùng cho container chạy điện với chi phí hiện nay khá cao,
hệ thống dây điện nối giắc cắm phức tạp cho từng container, đi theo từng toa để đảm bảo container hoạt động bình thường. Rủi ro đối với container lạnh chạy điện cao hơn rất nhiều so với container chạy dầu do khả năng chập cháy về nguồn điện hay lỏng dây cắm từ bất kỳ vị trí nào của toa tàu cũng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ số container đi kèm.
* Thực trạng ứng dụng container lạnh tự hành tại Việt Nam
Container lạnh tự hành chính thức được đưa vào vận hành tại Việt Nam trên tuyến
đường sắt liên vận quốc tế Nam Ninh - Yên Viên giữa Trung Quốc và Việt Nam năm 2017. Đây là sự hợp tác mạnh mẽ giữa công ty vận tải và thương mại đường sắt Việt Nam (Ratraco) và Công ty đường sắt Nam Ninh Trung Quốc. Việc đưa loại container hiện đại này vào khai thác trên tuyến đường sắt liên vận quốc tế Việt - Trung sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu vận chuyển trái cây rau quả, thủy hải sản và hàng đông lạnh giữa hai nước. Đường sắt Việt Nam và đường sắt Trung Quốc kỳ vọng công nghệ vận tải mới
này sẽ thu hút được nhu cầu xuất nhập khẩu nông sản giữa hai nước và góp phần hạn chế ùn ứ, tắc nghẽn hàng hóa tại các cửa khẩu đường bộ phía Bắc. Vào ngày 03/10/2019,
đoàn tàu của công ty Ratraco đã khởi hành vận chuyển cá basa bằng container lạnh tự phát đầu tiên từ Việt Nam đi Trung Quốc, trên mỗi container đều được gắn thiết bị ghi nhận nhiệt độ (Data logger) để đảm bảo việc giám sát nhiệt độ, độ ẩm được diễn ra liên tục. Bên cạnh đó, GPS cũng được trang bị trên container lạnh giúp việc theo dõi thời gian thực từng container tiện lợi và hiệu quả hơn, đảm bảo dịch vụ vận chuyển nông sản
đúng nhiệt độ quy định được duy trì và đảm bảo chất lượng của mặt hàng nhạy cảm này
với nhiệt độ tối ưu nhất..
Với đặc tính không bị phụ thuộc vào bất cứ đầu kéo hay nguồn điện nào, các doanh nghiệp xuấ khẩu nông sản có thể vận chuyển trực tiếp container này tới các vựa thu hoạch để bảo quản hàng hóa ngay sau khi thu hoạch. Sau đó, container được tập kết ở ga Trảng Bom kéo hàng ra đến ga Yên Viên (Gia Lâm, Hà Nội) để thực hiện việc chuyển tài từ ray khổ tàu 1000mm sang ray khổ 1435mm. Sau đó hàng được vận chuyển
lên ga Đồng Đăng (Lạng Sơn). Sau đó thực hiện việc thông quan, kiểm dịch ngay tại ga Bằng Tường và tiếp tục vận chuyển đi ga Vũ Hán, xa hơn là đi các nước như Nga, Kazathtan và các nước châu Âu trên tuyến đường sắt liên vận quốc tế Á - Âu.
Mặc dù container lạnh tự hành chạy dầu diesel cũng có thể sử dụng cho vận tải