Năng lực học sinh THPT theo định hướng Chương trình giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông vân tảo, huyện thường tín, thành phố hà nội​ (Trang 25 - 28)

thông mới

1.2.1.1. Khái niệm năng lực

Từ điển Tiếng Việt: “Năng lực là phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao [32, tr.322].

Từ điển bách khoa Việt Nam “Năng lực là khả năng được hình thành và phát triển, cho phép con người đạt được thành công trong một hoạt động thể lực, trí lực hoặc nghề nghiệp. Năng lực được thể hiện vào khả năng thi hành một hoạt động, thực hiện một nhiệm vụ”; “Năng lực là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo – tức là có thể thực hiện một cách thuần thục và chắc chắn – một hay một số dạng hoạt động nào đó. Năng lực gắn liền với những phẩm chất về trí nhớ, tính nhạy cảm, trí tuệ, tính cách của cá nhân” [20, tr.41].

Theo tác giả Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn (1998): “Năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy” [38, tr.11].

Howard Gardner (1999): “ Năng lực phải được thể hiện thông qua hoạt động có kết quả và có thể đánh giá hoặc đo đạc được ” [40, tr.11].

F.E.Weinert (2001) cho rằng: “ Năng lực là những kĩ năng kĩ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ xã hội…và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt ” [43, tr.18].

“Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể” [44].

Theo Trần Khánh Đức & Trịnh Văn Minh: “Năng lực là khả năng tiếp nhận và vận dụng tổng hợp, có hiệu quả mọi tiềm năng của con người (tri thức, kĩ năng, thái độ, thể lực, niềm tin, …) để thực hiện công việc hoặc đối phó với một tình huống, trạng thái nào đó trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp” [13, tr 24].

Tóm lại, “Năng lực là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các

hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trong những tình huống khác nhau trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo

và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động

1.2.1.2. Phân loại năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông

Để hình thành và phát triển NL cần xác định các thành phần và cấu trúc của chúng. Có nhiều loại NL khác nhau. Việc mô tả cấu trúc và các thành phần NL cũng khác nhau. Cấu trúc chung của NL hành động được miêu tả là sự kết hợp của 4 NL thành phần: NL chuyên môn, NL phương pháp, NL xã hội, NL cá thể.

(i) NL chuyên môn (Professional competency): Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn.

(ii) NL phương pháp (Methodical competency): Khả năng đối với những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và vấn đề. Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức.

(iii) NL xã hội (Social competency): Là khả năng đạt được mục đích trong tình huống giao tiếp ứng xử xã hội. Nó được tiếp nhận qua việc học giao tiếp.

(iv) NL cá thể (induvidual competency): Là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân. Nó được tiếp nhận qua việc học cảm xúc - đạo đức và liên quan đến hành động tự chịu trách nhiệm.

Hình 1.1. Mô hình bốn thành phần NL với bốn trụ cột giáo dục theo UNESCO

Giáo dục định hướng phát triển NL không chỉ nhằm mục tiêu phát triển NL chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển NL phương pháp, NL xã hội và NL cá thể. Những NL này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ. NL hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các NL này.

1.2.1.3. Năng lực hóa học của học sinh THPT

Theo Đặng Thị Oanh trong chương trình giáo dục phổ thông, mỗi môn học đều có đặc thù riêng và có thế mạnh để hình thành và phát triển đặc thù của môn học.

Và trong môn Hóa học bao gồm 6 năng lực đặc thù:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học giúp học sinh sẽ nghe và hiểu được nội dung các thuật ngữ hóa học, danh pháp hóa học và các biểu tượng hóa học (kí hiệu, hình vẽ, mô hình cấu trúc các phân tử các chất, các liên kết hóa học. Các em sẽ viết và biểu diễn đúng công thức hóa học.

- Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học để tạo nên các buổi thực hành hiệu quả, an toàn, giúp các em sử dụng thành thạo các đồ dùng thí nghiệm;

- Năng lực tính toán: Các em sẽ có thể vận dụng thành thạo phương pháp bảo toàn (bảo toàn khối lượng, bảo toàn điện tích, bảo toàn electron..) trong việc tính

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học, sẽ giúp các em học sinh thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề, suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề để điều chỉnh và vận dụng trong bối cảnh mới.

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, các em sẽ chủ động sáng tạo lựa chọn phương pháp, cách thức giải quyết vấn đề. Có năng lực hiểu biết và tham gia thảo luận về các vấn đề hóa học liên quan đến cuộc sống thực tiễn và bước đầu biết tham gia nghiên cứu khoa học để giải quyết các vấn đề đó.;

- Năng lực sáng tạo, giúp học sinh đề xuất được câu hỏi nghiên cứu cho một vấn đề hay chủ đề học tập cụ thể; đề xuất giả thuyết nghiên cứu phù hợp với câu hỏi nghiên cứu một cách khoa học, sáng tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông vân tảo, huyện thường tín, thành phố hà nội​ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)