Tổ chức xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kế hoạch dạyhọc môn Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông vân tảo, huyện thường tín, thành phố hà nội​ (Trang 99 - 103)

- Nhà trường đưa kế hoạch bồi dưỡng về hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên vào kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên trước khi bắt đầu năm học mới. Chuẩn bị các điều kiện cấp thiết (địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị, chuyên gia, báo cáo viên,…) để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, có sự tham gia của các chuyên gia về hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông; có chế độ hỗ trợ kinh phí cụ thể, những quy định về bồi dưỡng để giáo viên có điều kiện về thời gian và vật chất tập trung vào thiết kế, tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông.

3.2.3. Tổ chức xây dựng bộ tiêu chí đánh giá kế hoạch dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Có cơ sở cụ thể để đánh giá mức độ hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

3.2.3.2. Ý nghĩa của biện pháp

Cung cấp các tiêu chí rõ ràng để giáo viên có thể tự chấm điểm cho mỗi phương diện của hoạt động học tập, từ đó giúp giáo viên định hướng cải tiến các hoạt động học tập đó.

Ngăn chặn những tiêu cực xảy ra trong dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Đồng thời, nếu phát hiện ra sai sót, lệch lạc trong các khâu của quá trình kiểm tra đánh giá sẽ có biện pháp ngăn chặn hoặc khắc phục kịp thời.

3.2.3.3. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Qua kế hoạch giáo dục môn Hóa học đã được phe duyệt, nhà trường và tổ chuyên môn, yêu cầu giáo viên soạn kế hoạch dạy học theo nhóm lớp chung, cần xác định nội dung kiến thức trọng tâm, phương pháp tổ chức và phương tiện dạy học bộ môn. Phổ biến kế hoạch triển khai dạy học theo chuẩn đầu ra cho toàn trường. Thực hiện chỉ đạo điểm cách xây dựng kế hoạch dạy học bộ môn Hóa học theo chuẩn đầu ra cho toàn trường chi tiết thông qua lực lượng giáo viên giỏi, có khả năng sáng tạo.

Xây dựng ngân hàng các kế hoạch bài dạy học phong phú, đa dạng cho phép giáo viên dễ dàng chọn lựa để xây dựng kế hoạch dạy học bộ môn Hóa học cho từng lớp chi tiết. Hiệu trưởng hỗ trợ kỹ thuật cho giáo viên lập kế hoạch, tổ chức thực hiện dạy học theo kế hoạch và điều chỉnh, rút kinh nghiệm.

Hướng dẫn giáo viên cách ghi chép đánh giá về kế hoạch thực hiện sau mỗi ngày, tuần, tháng, chủ đề... những điểm chưa thực hiện được, vì sao, những khó khăn, thắc mắc khi thực hiện, kinh nghiệm tổ chức để trao đổi với đồng nghiệp.

* Các bước thực hiện:

- Bước 1: Ban giám hiệu kết hợp với tổ trưởng (có thể và một số giáo viên có kinh nghiệm) lập kế hoạch giáo dục môn Hóa học

- Bước 2: Chuyển kế hoạch giáo dục môn Hóa học tới các giáo viên trường, góp ý (dựa trên thực tiễn nhóm lớp về trình độ giáo viên, khả năng của HS, cơ sở vật chất,…)

- Bước 4: Chuyển giáo viên đọc lại và góp ý thêm.

- Bước 5: Thống nhất toàn trường -> triển khai thực hiện theo kế hoạch giáo dục bộ môn.

- Bước 6: Căn cứ theo kế hoạch giáo dục môn học, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch từng bài dạy.

- Bước 7: Giáo viên tự đánh giá kế hoạch dạy học trước và sau khi thực hiện giờ dạy, từ đó có điều chỉnh phù hợp cho các tiết, bài sau, cho phù hợp từng đối tượng học sinh.

* Tiêu chí đánh giá một kế hoạch dạy học bao gồm các nội dung:

- Xây dựng kiến thức: Việc xây dựng kiến thức là hoạt động chủ yếu. Khi thực hiện nhiệm vụ, các em không chỉ học được kiến thức trong môn Hóa học mà còn học được nhiều kiến thức và kĩ năng khác...

- Hợp tác: HS làm việc nhóm, chia sẻ trách nhiệm và cùng nhau đưa ra các quyết định quan trọng đối với sản phẩm chung của cả nhóm.

- Sử dụng CNTT: HS sử dụng CNTT (ví dụ tìm kiếm thông tin trên Internet) để hỗ trợ cho việc xây dựng kiến thức, nhưng CNTT không phải là yếu tố bắt buộc (HS vẫn có thể tìm kiếm qua sách báo trên thư viện...).

- Tự điều chỉnh: HS tự đánh giá theo sự hướng dẫn của GV, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập

- Giải quyết vấn đề thực tế: Hướng dẫn HS liên hệ với các vấn đề thực tế, thực hiện các giải pháp trong bối cảnh thật.

Bảng 3.1. Thang đánh giá các tiêu chí đánh giá kế hoạch dạy học bộ môn Hóa học Phƣơng

diện

Mức

điểm Nội dung cụ thể

Xây dựng kiến thức

1 Chỉ yêu cầu HS mô phỏng lại kiến thức (tái hiện)

2 Yêu cầu HS thực hiện một phần quy trình xây dựng kiến thức,

nhưng không phải là yêu cầu chính của hoạt động. (HS tham gia trả lời câu hỏi, quan sát thí nghiệm do GV thực hiện…) 3 Yêu cầu chính là xây dựng kiến thức. Kiến thức được xây

Phƣơng diện

Mức

điểm Nội dung cụ thể

thông tin, tự làm thí nghiệm nghiên cứu, tự làm một mô hình, tự chứng minh một công thức…. để hoàn thiện nhiệm vụ mà GV giao của môn học)

4 Yêu cầu chính là xây dựng kiến thức. Kiến thức được xây dựng liên quan đến nhiều môn học khác nhau.

Hợp tác

1 Không đòi hỏi HS làm việc theo cặp nhóm

2 HS phải làm việc cùng nhau theo nhóm, cặp nhưng không

chia sẻ trách nhiệm với nhau. (làm việc theo cặp nhưng lại thực hiện nhiệm vụ độc lập, sau đó chỉ góp ý cho nhau về sản phẩm của mỗi cá nhân. Ví dụ: HS được cung cấp bộ mô hình nguyên tử, mỗi HS lắp ráp các phân tử khác nhau….)

3 HS chia sẻ trách nhiệm với nhau nhưng không cần phải cùng

nhau đưa ra các quyết định quan trọng. (HS trong nhóm chỉ thực hiện một bước trong quy trình để tạo ra một sản phẩm) 4 HS chia sẻ trách nhiệm và phải cùng đưa ra các quyết định

quan trọng về nội dung, quá trình, phương tiện, sản phẩm… (Ví dụ: HS cùng thiết kế, chế tạo dụng cụ đo pH, chế tạo thuốc trừ sâu sinh học, thiết kế thí nghiệm….)

Sử dụng CNTT

1 HS không có cơ hội sử dụng CNTT

2 HS sử dụng CNTT để học hoặc thực hiện các thao tác cơ bản để

mô phỏng lại thông tin, không thực hiện quá trình xây dựng kiến thức (HS tìm kiếm thêm thông tin bổ sung sau khi học bài)

3 HS sử dụng CNTT để hỗ trợ việc xây dựng kiến thức nhưng

việc này có thể không cần đến CNTT (HS luyện tập kiến thức đã học qua trò chơi trên Kahoot, …, tìm hiểu kiến thức mới qua việc sử dụng một mô phỏng kéo thả các thành phần của nguyên tử vào đúng vị trí…)

4 HS sử dụng CNTT để hỗ trợ việc xây dựng kiến thức và nếu

không có ứng dụng CNTT thì không xây dựng được kiến thức. (HS sử dụng các phần mềm thí nghiệm ảo để thực hiện các thí nghiệm độc hại, không thực hiện được trong điều kiện phòng học bộ môn)

Phƣơng diện

Mức

điểm Nội dung cụ thể

Tự điều chỉnh

1 Hoạt động học tập có thể hoàn thành dưới một tuần học.

2 Hoạt động học tập kéo dài hơn một tuần nhưng HS không

được biết các tiêu chí đánh giá sản phẩm.

3 Hoạt động học tập kéo dài hơn một tuần, HS được biết các tiêu chí đánh giá sản phẩm nhưng không có cơ hội lên kế hoạch cho công việc của mình.

4 Hoạt động học tập kéo dài hơn một tuần, HS được biết các tiêu chí đánh giá sản phẩm và có thể lên kế hoạch cho công việc của mình.

Giải quyết vấn đề thực tế

1 Yêu cầu chính của họat động không phải là giải quyết vấn đề.

HS chỉ sử dụng những điều đã học để hoàn thành nhiệm vụ. 2 Yêu cầu chính là giải quyết vấn đề nhưng vấn đề không có

tính thực tế.

3 Yêu cầu chính là giải quyết vấn đề có tính thực tế, nhưng các

giải pháp đưa ra chỉ là giả định

4 Yêu cầu chính là giải quyết vấn đề có tính thực tế, và HS cần

thực hiện các giải pháp trong bối cảnh thật.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện

Có đội ngũ CBQL, GV làm việc công bằng, nghiêm túc và công khai. Các khâu cần được thực hiện có kế hoạch, chi tiết và cụ thể.

Mọi giáo viên trong tổ, nhóm đều hiểu rõ các tiêu chí và biết cách áp dụng thang đo để tự đánh giá, điều chỉnh kế hoạch dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông vân tảo, huyện thường tín, thành phố hà nội​ (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)