Tổ chức bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên về dạy-học theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông vân tảo, huyện thường tín, thành phố hà nội​ (Trang 93 - 99)

phát triển năng lực học sinh

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Bồi dưỡng năng lực dạy học cho CBQL, GV dạy môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm đảm bảo cập nhật yêu cầu phát triển năng lực trong dạy học. Tăng cường bồi dưỡng về việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và cách kiểm tra đánh giá các năng lực trong dạy học một cách hiệu quả góp phần nâng cao năng lực thiết kế các hoạt động dạy môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho đội ngũ giáo viên.

THPT hiện nay có thể xem là cán bộ quản lý ở đơn vị cơ sở cho nên cần phải được bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng quản lý tổ, nhóm chuyên môn nhằm tăng cường năng lực quản lý cho tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn.

3.2.2.2. Ý nghĩa của biện pháp

Biện pháp này nhằm nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn cho CBQL, GV giúp GV hoàn thành nhiệm vụ giáo dục đáp ứng yêu cầu và thực hiện tốt công tác quản lý tổ chức dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Từ đó, kiến thức, kỹ năng về dạy học phát triển năng lực học sinh của giáo viên được tăng cường

3.2.2.3. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Trước tiên, hiệu trưởng tiến hành đánh giá, phân loại GV từ đó xác định yêu cầu rèn luyện. Cần có sự thống nhất trong tổ chuyên môn khi CBQL chỉ đạo thực hiện các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, cần tạo động lực để GV tự giác thực hiện bằng cách tạo ra được bầu không khí lành mạnh. Trong các buổi họp tổ chuyên môn cần thống nhất về nội dung, thao tác thực hiện và quá trình thực hiện hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh sao cho có logic. GV sẽ nhận ra mặt mạnh, mặt hạn chế trong quá trình hoạt động thực tế, từ đó cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, từng bước rèn luyện kỹ năng tổ chức giảng dạy theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Để nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh thì trình độ chuyên môn của giáo viên phải đạt chuẩn hoặc trên chuẩn, có chuyên môn vững vàng, có đủ kiến thức và năng lực sư phạm. Người giáo viên có trình độ chuyên môn tốt, có năng lực sư phạm, có phương pháp, sáng tạo là những điều kiện cơ bản nhất để đạt hiệu quả cao trong tổ chức các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học. Vì vậy, cần phải tạo điều kiện cho giáo viên đi học, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nói chung và về cách tổ chức các hoạt động phát triển năng lực học sinh trong dạy học.

Việc bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên thực hiện theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo với các nội dung:

- Xác định nội dung bồi dưỡng

Bồi dưỡng năng lực dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học cho giáo viên cần xác định trọng tâm bồi dưỡng về xây dựng mục tiêu, nội dung, vận dụng phương pháp, sử dụng hình thức, trang thiết bị, CSVC phù hợp, hiệu quả trong hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. BGH nhà trường đã xây dựng các cách thức tiến hành bồi dưỡng, lập kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng, tổng kết rút kinh nghiệm, giao lưu chia sẻ và áp dụng thiết kế mẫu các hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học sau các đợt tập huấn, bồi dưỡng.

- Xác định cơ chế bồi dưỡng cách thức tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học BGH nhà trường lên chương trình, lập kế hoạch, hình thức triển khai, dự kiến mời chuyên gia bồi dưỡng, thành phần giáo viên, tạo điều kiện kinh phí, lập chế độ chính sách, sắp xếp thời gian, kiểm tra và đánh giá kết quả, có quy chế khen thưởng, kỷ luật, đưa vào kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên.

Để gia tăng hiệu quả học tập cho HS trong hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, mỗi GV cần nắm rõ các nguyên tắc tổ chức dạy học. Cách truyền đạt của GV đòi hỏi phải mang tính chuyên nghiệp. Người tổ chức phải ý thức được hứng thú học tập của HS là nhân tố quan trọng nhất đem đến sự thành công. Nhiều GV phản ánh rằng họ cảm thấy bị gián đoạn khi HS tỏ ra không thích tham gia hoạt động do mình tổ chức. Muốn khắc phục, cần phải giúp GV có khả năng trong việc sử dụng 6 nhân tố sau đây:

- Trong quá trình giảng dạy, GV cần có thái độ gần gũi, kiên nhẫn, hướng dẫn, dẫn dắt học sinh lĩnh hội tri thức, cần giúp học sinh hiểu vấn đề, có thể ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Khi học sinh đã có hứng thú và thái độ tích cực trong học tập, GV sẽ ít can thiệp vào, thường xuyên quan sát, kiểm tra và hỗ trợ học sinh. GV cần chú ý gia tăng mức độ tập trung của HS trong quá trình tổ chức nhưng không tạo áp lực gây căng thẳng cho HS

- Nhận biết sắc thái tình cảm của HS: Thông qua các biểu hiện của HS ở từng tình huống cụ thể người tổ chức có thể biết được HS có phải đang sẵn sàng học

hỏi hay không. Các em luôn có khuynh hướng nỗ lực nếu bản thân thấy thích, tin rằng tham gia mình sẽ thành công. GV nhận biết cảm xúc của HS qua các biểu hiện thích thú hay chán nản và khéo léo điều chỉnh. Đó là kỹ năng của người tổ chức, điều này quan trọng hơn là đơn thuần bổ sung các thiếu sót của HS.

- Tạo sự thích thú với giờ học: Nhân tố này không tự có mà nó phát sinh trong quá trình tổ chức. Người tổ chức tạo sự thích thú cho HS bằng cách làm cho HS thích thú với chính mình. GV đưa ra những lời bình thu hút sự chú ý của HS, liên hệ nội dung bài học với thực tế, khen ngợi HS về những gì các em đã trình bày… Ngoài ra GV tăng cường tính thiết thực của hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh bằng việc gắn việc học tập của các em với thực tế cuộc sống.

- Khả năng nhận biết kết quả: GV cho HS thấy các em đã làm tốt ở điểm nào, điểm nào cần phải cải thiện và cần phải làm gì để cải thiện điều đó. Có như vậy các em mới thấy có khả năng, khi làm được các em sẽ cố gắng hơn. Muốn vậy GV cần tập trung vào sự phản hồi, phải đưa ra nhận xét một cách hiệu quả, khuyến khích khả năng tư duy.

- Tạo động lực cho HS: Động lực chủ quan tồn tại ngay trong mỗi HS khi các em thấy hài lòng với kết quả ban đầu của mình phát hiện được qua giờ học. Động lực khách quan có được khi các em tham gia thấy thích thú khi lĩnh hội được kiến thức qua buổi hoạt động này. Động lực khách quan chuyển thành động lực chủ quan khi HS hài lòng hoạt động học tập môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã và đang diễn ra. Các em từ chỗ cần phải tham gia đến thích tham gia.

- Để tăng cường bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho đội ngũ giáo viên, BGH nhà trường cũng đã rất quan tâm đến nội dung bồi dưỡng, đó là phải có trọng tâm, phải bài bản, chuẩn hóa và toàn diện. Giáo viên được bồi dưỡng về việc xác định mục tiêu, nội dung về sử dụng các phương pháp, hình thức, đánh giá kết quả… trong tổ chức các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh rong dạy học ở trường THPT.

hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, trao đổi, học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp, của trường bạn, của các chuyên gia trong và ngoài nước về tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh như thế nào cho thật hiệu quả. Bên cạnh đó, cần phải áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng các phần mềm thiết kế các hoạt động sao cho gây hứng thú cho học sinh nhằm đạt hiệu quả cao trong dạy học

- Nhà trường tiến hành nhiều phương thức bồi dưỡng, tập huấn giáo viên. Phương thức chủ yếu đang được thực hiện là bồi dưỡng tại chỗ, tại trường.Tập trung vào việc bồi dưỡng việc vận dụng theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Để tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, BGH nhà trường cần hết sức quan tâm đến những vấn đề như:

+ Tổ chức đội ngũ giáo viên cốt cán của nhà trường, đội ngũ này trong thời gian tập huấn sẽ nghiên cứu sâu về việc xây dựng mục tiêu, nội dung hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học, thiết kế hoạt động dạy học mẫu và tổ chức một số buổi cho giáo viên toàn trường tham dự.

+ Đội ngũ giáo viên cốt cán trực tiếp bồi dưỡng cho giáo viên tại trường mình, tổ chuyên môn của mình, chủ động về thời gian tập huấn, trên cơ sở trình độ thực tế của đội ngũ giáo viên trường mình, tổ mình.

+ Cung cấp đầy đủ tài liệu về hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học được thiết kế cho giáo viên dự bồi dưỡng nhằm đảm bảo cho giáo viên được nghiên cứu tài liệu, nắm được nội dung trước, giáo viên dự kiến được cách thức tiến hành hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh để trong quá trình bồi dưỡng sẽ đưa ra được nhiều kinh nghiệm, nhiều ý tưởng về tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh.

- Trong quá trình tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho GV về hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh cần thay đổi phương pháp bồi dưỡng sao cho GV có nhiều thời gian thực hành thiết kế hoạt động dạy học trên cơ sở tìm hiểu và phân tích các hoạt động học tập của học sinh, có sự trao đổi và rút kinh nghiệm, thống nhất phương pháp, hình thức thực hiện hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

- Những kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhà trường cần trang bị cho GV cụ thể là:

* Xây dựng kế hoạch thiết kế hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

1. Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động dạy học. 2: Đặt tên cho hoạt động

3: Xác định mục tiêu của hoạt động

4: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động 5: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy

6: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động 7: Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh.

* Trang bị cho GV các hình thức tổ chức dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong nhà trường đảm bảo mục tiêu của cấp học đề ra theo chương trình hiện hiện hành và theo định hướng đổi mới

Khi thiết kế thực hiện các hoạt động dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, GV và HS có cơ hội phát huy năng lực chủ động, sáng tạo, gây hứng thú, hấp dẫn trong các hoạt động, từ đó tri thức đến với HS một cách tự nhiên, dễ dàng, không gò bó, HS tự giác,nhiệt tình và tích cực hơn trong học tập

Trong điều kiện thực tại và chương trình hiện hành, GV căn cứ vào kế hoạch của nhà trường có thể lựa chọn những hình thức mới vừa phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường vừa đáp ứng được nguyện vọng học tập của học sinh vẫn đảm bảo chương trình mà lại đạt được kết quả giáo dục cao nhất.

Hiệu trưởng chủ động trong việc lựa chọn tài liệu, nội dung, báo cáo viên, thời gian tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, điều hành hoạt động tổ chuyên môn cho các tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn:

+ Về tài liệu:

- Có thể sử dụng các tài liệu bổi dưỡng cán bộ quản lý do các dự án phát triển giáo dục THPT phát hành, các tài liệu của bộ Giáo dục và Đào tạo….. để biên soạn lại nội dung cần bồi dưỡng.

+ Về nội dung bồi dưỡng: cần tập trung vào các nội dung

- Cách thức xây dựng một bản kế hoạch hoạt động của tổ.

- Cách thức tổ chức một buổi họp phân tích, rút kinh nghiệm tiết dạy theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học.

- Quản lý sự xung đột.

+ Về hình thức bồi dưỡng, Hiệu trưởng có thể:

- Tổ chức các lớp học và mời các chuyên gia có kinh nghiệm hướng dẫn; - Tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm quản lý tổ chuyên môn ở trong nhà trường;

- Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các đơn vị trường bạn cho các tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn.

+ Về thời gian:

- Đối với các chuyên đề ngắn có thể bồi dưỡng xen kẽ vào các thời điểm trong năm học.

- Với các nội dung lớn cần tổ chức vào dịp cuối năm, dịp hè.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

Báo cáo viên là chuyên gia, có nhiều kinh nghiệm về tổ chức hoạt động dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông vân tảo, huyện thường tín, thành phố hà nội​ (Trang 93 - 99)