Xây dựng cơ chế, tạo động lực để giáo viên và học sinh phát huy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông vân tảo, huyện thường tín, thành phố hà nội​ (Trang 105 - 107)

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Tạo động lực cho GV tham gia giảng dạy nhiệt tình, HS tích cực, chủ động, sáng tạo, có ý thức tự giác trong học tập

3.2.5.2. Ý nghĩa của biện pháp

Biết tận dụng khai thác, phát huy những tác động tích cực, thuận lợi của các điều kiện, tạo động lực để giáo viên và học sinh phát huy tốt vai trò của mình trong dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực, bất lợi của nó sẽ giúp cho công tác quản lý dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông có hiệu quả tốt hơn. Đảm bảo cho chất lượng dạy học đạt được theo mục tiêu mong muốn.

3.2.5.3. Nội dung và cách thức thực hiện

Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội.

Thường xuyên tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục,

xây dựng chiến lược phát triển giáo dục của địa phương và chiến lược phát triển của nhà trường. Phát huy vai trò của Hội đồng giáo dục địa phương, tích cực tham mưu có hiệu quả cho cấp uỷ Đảng, chính quyền trong đầu tư, chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục.

Phát huy vai trò, vị trí và ảnh hưởng của nhà trường trong đời sống văn hoá - kinh tế - xã hội ở cộng đồng, tích cực tham gia góp phần xây dựng môi trường văn hoá cộng đồng lành mạnh, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Phối hợp với các tổ chức, ban ngành, đoàn thể ở địa phương, tăng cường hoạt động tuyên truyền và thực hiện xã hội hoá giáo dục, xác định quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục tại cộng đồng: Giáo dục là sự nghiệp ... của toàn dân; giáo dục là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển.

Thường xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên và học sinh tham gia sinh hoạt văn hoá tại cộng đồng, gắn bó hoạt động của nhà trường với đời sống cộng đồng, tích cực đóng góp công sức vào các hoạt động phong trào thi đua xây dựng và phát triển văn hoá - kinh tế - xã hội ở địa phương.

Xây dựng nhà trường có cảnh quan sư phạm xanh - sạch - đẹp và an toàn, với CSVC trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động giáo dục và dạy học ngày càng hiện đại, đạt chuẩn. Quy hoạch bên trong khuôn viên nhà trường theo từng khu vực hợp lý, hài hoà, bảo đảm trường lớp an toàn, có nhiều xây xanh, thoáng mát, sạch sẽ và ngày càng đẹp hơn; có đủ nhà vệ sinh được đặt ở bị trí phù hợp với cảnh quan nhà trường, được giữ gìn sạch sẽ; tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về CSVC, trang thiết bị trường học.

Xây dựng đội ngũ GV của nhà trường mạnh về chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ, yêu nghề và hết lòng vì học sinh, vì mục tiêu phát triển thực hiện sứ mệnh của nhà trường. Trong đó chú trọng xây dựng môi trường học tập tích cực, tự học, tự bồi dưỡng, thường xuyên và suốt đời cho cán bộ, giáo viên và HS.

Xây dựng nề nếp, kỷ cương trong hoạt động dạy học và mọi hoạt động của nhà trường. Phối hợp thực hiện tốt mối quan hệ giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong quản lí và giáo dục học sinh.

chủ đạo, trò chủ động và tích cực trong một môi trường dạy học tối ưu bao gồm: Phòng học đủ rộng với chỗ ngồi thoải mái cho mỗi học sinh, đảm bảo đủ tiêu chuẩn ánh sáng tới từng chỗ ngồi, không gian trong lành và yên bình, không quá lạnh hoặc quá nóng, có đầy đủ các phương tiện dạy học. GV tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên của học sinh. Rèn luyện khả năng tự học, giúp các em tự tin trong học tập.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện thành công biện pháp này, Hiệu trưởng và mỗi cán bộ giáo viên của nhà trường phải xác định mang tính quá trình, có thể phải lâu dài, cũng có thể có những khó khăn, bất cập ở từng đơn vị cụ thể. Tuy nhiên, về mặt hiệu quả của nó đòi hỏi phải vận dụng linh hoạt và sáng tạo để đạt được mục tiêu mong muốn. Phát huy nội lực của nhà trường, huy động các nguồn lực từ bên ngoài với sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, sự chung tay của cả cộng đồng nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp trong quá trình thực hiện. Điều này rất cần tài năng và tâm huyết của người quản lí – Hiệu trưởng nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông vân tảo, huyện thường tín, thành phố hà nội​ (Trang 105 - 107)