Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông vân tảo, huyện thường tín, thành phố hà nội​ (Trang 45 - 48)

CBQL trực tiếp quản lý nhà trường nói chung, quản lý hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Hóa học nói riêng giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. CBQL nhà trường tác động đến kết quả dạy học môn Hóa học thông qua việc đề ra những biện pháp quản lý hoạt động dạy học hữu hiệu, đưa ra những quyết định quản lý kịp thời, chính xác để GV và học sinh điều chỉnh hoạt động dạy và học của mình sao cho đạt được kết quả dạy học mong muốn.

GV Hóa học THPT phải là những người có trình độ chuyên môn đạt chuẩn đào tạo, có nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt và phong cách nhà giáo đúng mực. Ngoài ra GV Hóa học còn phải không ngừng tự học, tự bồi

dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, cập nhật thường xuyên thông tin, tri thức Hóa học học mới nhất là những tri thức liên quan đến dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Nắm vững lý luận dạy học hiện đại, hiểu sâu sắc lý luận dạy học bộ môn để vận dụng vào thực tiễn hoạt động giảng dạy của mình là yêu cầu bắt buộc nâng cao đối với GV Hóa học THPT trong bối cảnh hiện nay, có như vậy mới thực hiện tốt được nhiệm vụ của mình. GV Hóa học trong nhà trường THPT dù bằng cấp tương đương nhau nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của GV lại không đồng đều. Điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động dạy - học môn Hóa học vốn là môn đòi hỏi phải có hứng thú của cả GV và học sinh. Quản lí dạy - học Hóa học cần quan tâm đến nhân tố đặc biệt là người thầy.

Tiểu kết chƣơng 1

Xu hướng dạy học hiện này là tăng cường vai trò chủ động của HS trong quá trình lĩnh hội kiến thức, việc dạy học môn hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh tạo cơ hội thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động học tập giúp phát huy tính tích cực học tập của HS, tăng cường khả năng quan sát, phân tích, óc sáng tạo, từng bước rèn luyện cho HS khả năng tự học. Việc dạy học môn hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh giúp GV đạt được mục tiêu dạy học, đòi hỏi người GV không ngừng học hỏi, trao dồi kỹ năng chuyên môn và nghề nghiệp, góp phần đáng kể trong việc đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT nói chung và môn hóa nói riêng.

Qua chương 1, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về quản lí hoạt động dạy học môn Hóa theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT như các khái niệm, nội dung quản lí dạy học. Trong đó, các thành tố của dạy học môn Hóa ở trường THPT bao gồm mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, hình thức dạy học, kiểm tra - đánh giá dạy học. Theo đó, nội dung quản lí dạy học học môn Hóa ở trường THPT được xác định gồm: Quản lí hoạt động dạy của GV, quản lí hoạt động học của HS, quản lí các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Hóa theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT. Đây là cơ sở để tác giả thực hiện khảo sát và phân tích thực trạng ở chương 2.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRƢỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÂN TẢO, HUYỆN THƢỜNG TÍN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông vân tảo, huyện thường tín, thành phố hà nội​ (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)