Quản lý kiểm tra, đánh giá dạyhọc môn Hóa học theo định hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông vân tảo, huyện thường tín, thành phố hà nội​ (Trang 42 - 44)

Hình thức tổ chức dạy học bao gồm hình thức dạy, hình thức học, kiểm tra đánh giá thường xuyên.

Hình thức này luôn căn cứ vào nội dung dạy học và có định hướng là mục tiêu QTDH dạy học môn Hóa thường được phân chia ra một cách tương đối thành hai quá trình dạy học

- Quá trình dạy học lý thuyết

- Quá trình dạy học thực hành, thí nghiệm

Dạy lý thuyết là truyền đạt và lĩnh hội hệ thống các tri thức chung và tri thức lý thuyết Dạy thực hành, thí nghiệm có nhiệm vụ chủ yếu là truyền đạt và tiếp thu những kỹ năng, kỹ xảo, hình thành ý thức thái độ học tập. Trong dạy thực hành, thí nghiệm xuất hiện mối liên hệ tức thời giữa lý thuyết với thực tiễn, trong dạy lý thuyết thời gian là những tiết học ở lớp học hoặc ở phòng học,và hình thức tổ chức dạy học toàn lớp. Trong dạy thực hành, thí nghiệm đơn vị thời gian là ngày học ở phòng bộ môn. Vì vậy số lượng HS ít hơn cho mỗi ca và hình thức tổ chức dạy học vừa theo nhóm vừa theo từng cá nhân

1.4.6. Quản lý kiểm tra, đánh giá dạy học môn Hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh triển năng lực học sinh

Quản lý kiểm tra-đánh giá dạy học môn Hóa ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua việc đánh giá kết quả học tập của học sinh

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là khâu quan trọng không thể thiếu trong quá trình dạy học. Nhà QL cần phải quản lý nghiêm túc công tác kiêm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh để có căn cứ đánh giá hiệu quả giảng dạy của giáo viên, điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là việc thực hiện quy chế điểm số cho từng môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Đề kiểm tra của giáo viên đạt tiêu chuẩn phải đảm bảo bốn yêu cầu: năng lực tiếp thu kiến thức bộ môn; năng lực phân tích; năng lực tổng hợp; năng lực sáng tạo.

Đánh giá xếp loại học sinh phải đảm bảo tính công bằng, khách quan thông qua việc quán triệt và vận dụng đầy đủ các văn bản hướng dẫn về đánh giá xếp loại của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Kiểm tra đánh giá là một bộ phận hợp thành, không thể thiếu được trong quá trình giáo dục ở tất cả các môn học, ở GV chủ nhiệm lớp. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS được tồn tại đồng thời với quy trình dạy học, đó là quy trình thu nhận và xử lý thông tin về trình độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp phù hợp, giúp HS học tập tiến bộ.

Qua việc QL hoạt động kiểm tra đánh giá HS của GV, người QL sẽ nắm được chất lượng dạy và học ở từng GV một. Nó là cơ sở để đánh giá quá trình và hiệu quả của người dạy lẫn người học. Nhất là trong giai đoan hiện nay khi tình trạng dạy thêm học thêm đang lan tràn, khi trình độ của một bộ phận GV còn hạn chế thì việc QL hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS là điều quan trọng. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS là việc làm hết sức cần thiết của nhà QL nhằm tác động trực tiếp đến GV thực hiện đầy đủ và chính xác quá trình kiểm tra- đánh giá, thúc đẩy quá trình nâng cao hiệu quả dạy học theo mục tiêu. QL hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau:

(1) Phải thực hiện nghiêm chỉnh quy chế chuyên môn trong nhà trường thông qua điểm số, đánh giá được chất lượng học tập của HS và giảng dạy của GV. Từ đó rút ra được những vấn đề cần phải điều chỉnh, uốn nắn và bổ sung giúp cho người QL chỉ đạo hoạt động này một cách đầy đủ, chặt chẽ hơn.

(2) Phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các văn bản hướng dẫn đánh giá xếp loại HS theo quy định.

(3) Đánh giá, xếp loại HS một cách công bằng, chính xác, tránh những biểu hiện không đúng trong việc đánh giá kết quả học tập của HS. Trong quá trình kiểm tra- đánh giá người QL phân công nhiệm vụ cụ thể tới từng thành viên: Hiệu phó phụ trách chuyên môn, tổ trưởng, GV, các thành viên phải lập được kế hoạch kiểm tra- đánh giá một cách đầy đủ theo yêu cầu của chương trình, người QL thường xuyên kiểm tra xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên để đảm bảo hiệu quả công việc đã đề ra, từng bước nâng cao được hiệu quả của công tác kiểm tra- đánh giá kết quả học tập của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trường trung học phổ thông vân tảo, huyện thường tín, thành phố hà nội​ (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)