Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu 208 giải pháp nâng cao khả năng sinh lời tại công ty trách nhiệm hữu hạn biển kim cương,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28 - 32)

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp

1.3.1 Nhân tố chủ quan

Hiệu quả quản lý chi phí

Chi phí là một chỉ tiêu rất quan trọng trong tài chính doanh nghiệp. Và mục tiêu của doanh nghiệp là giảm chi phí, từ đó lợi nhuận của doanh nghiệp mới được cải thiện và nâng cao khả năng sinh lời.

Để giảm chi phí, doanh nghiệp cần:

Tăng cường kiểm tra, giám sát tài chính đối với hoạt động kinh doanh và quản lý doanh nghiệp: muốn vậy doanh nghiệp phải xây dựng được định mức cho từng mảng kinh doanh như nguyên vật liệu, nhân công, và các chi phí khác. Đồng thời, xác định rõ nội dung và phạm vi sử dụng chi phí để quản lý phù hợp. Định kỳ tiến hành phân tích, đánh giá tình hình quản lý chi phí để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

Nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và năng lực quản lý trong doanh nghiệp để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm nguồn lực, hạn chế tối đa các thiệt hại, tổn thất trong quá trình kinh doanh để từ đó tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

Áp dụng tối ưu hệ thống vận hành: vận hành chính là khâu phức tạp và là mắc xích quan trọng. Neu ta sử dụng hệ thống này một cách chậm chạp, thiếu linh hoạt sẽ làm trì trệ cả bộ máy, từ đó sẽ tốn thêm các chi phí khác. Do đó, cần áp dụng công nghệ để lưu trữ dữ liệu, liên lạc linh hoạt giữa các bộ phận và mang lại thông tin cho khách hàng nhanh chóng nhất.

Hiệu quả quản lý doanh thu

Doanh thu là nhân tố doanh nghiệp cần chú trọng vì đó là kết quả của hoạt động kinh doanh. Muốn tăng khả năng sinh lời, doanh nghiệp cần tăng doanh thu để từ đó có thể thu được về lợi nhuận. Để tăng doanh thu, doanh nghiệp cần:

Đẩy mạnh khai thác các tài sản hiện có: Doanh nghiệp phải theo dõi tình hình thực hiện sản xuất, nâng cao khả năng và trình độ quản lý của doanh nghiệp, phân tích nhu cầu thị trường, theo dõi tình hình biến động của lượng khách hàng để từ đó tìm ra giải pháp phù hợp.

Xây dựng giá bán hợp lý: Giá cả phải bù đắp được chi phí đã tiêu hao và tạo ra được lợi nhuận để thực hiện tái đầu tư, mở rộng sản xuất của doanh nghiệp. Giá cả phải phù hợp với từng phân khúc thị trường, đảm bảo cạnh tranh giá với các sản phẩm cùng loại hoặc tuông tự, kích thích được tiêu dùng của khách hàng.

Nâng cao chất lượng sản phẩm: đa dạng các dịch vụ, các hạng phòng kinh doanh để nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng. Cần làm tốt công tác phục vụ để khách hàng cảm nhận được sự tận tình, đi nghỉ dưỡng nhưng cảm giác thân thuộc như ở nhà, có vậy khách hàng mới quay lại lần 2.

Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm: nhằm đưa ra những thông tin đến người tiêu dùng về một mặt hàng nào đó, giải thích được sự khác biệt giữa các sản phẩm khác nhau và sự tiện nghi mà sản phẩm đem lại. Đối với những sản phẩm mới, quảng cáo sẽ giúp khách hàng biết tới, làm quen với sản phẩm, thấy được tính ưu việt của nó, từ đó khôi dậy nhu cầu mới để khách hàng tìm đến với doanh nghiệp. Có thể nói, quảng cáo là bước vô cùng quan trọng từ khi cho ra sản phẩm đến khi phát triển sản phẩm.

Tổ chức mạng lưới phân phối sản phẩm phù hợp: áp dụng các hình thức bán lẻ, bán qua các website, đại lý, doanh nghiệp,... linh hoạt trong các hình thức bán hàng nhằm tạo lợi nhuận cho người mua hàng để thúc đẩy quá trình tiêu thụ nhanh hôn.

Xây dựng và lựa chọn chính sách tín dụng, phương tiện thanh toán phù hợp: Việc áp dụng nhiều hình thức thanh toán như: thanh toán qua chuyển khoản, thanh toán tiền mặt, đặt cọc,... phải linh hoạt và tạo điều kiện thuận lợi, mang lại sự tiện lợi, an toàn cho khách hàng. Cần có các chính sách để cân bằng giữa lợi ích của doanh nghiệp và khách hàng, và riêng đối với doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, cần đảm bảo sự ưu tiên đặt phòng giữ chỗ cho khách hàng và đảm bảo tỉ lệ phòng bị huỷ ở mức cho phép.

Xây dựng thương hiệu uy tín cho doanh nghiệp: các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp dịch vụ, cần chú ý đến thương hiệu cá nhân, vừa để cạnh tranh với các

doanh nghiệp cùng ngành, vừa để tạo đà phát triển, mở rộng kinh doanh. Khách hàng sẽ có sự tin tưởng và lựa chọn các khách sạn có tiếng, được nhiều người ưa chuộng. “Tiếng lành đồn xa” cũng là một phương thức truyền miệng giúp doanh nghiệp vươn xa ra thị trường. Để làm được điều này, cần nâng cao chất lượng nhân sự, dịch vụ, bên cạnh đó đảm bảo nguồn cơ sở vật chất đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng.

Lợi nhuận

Như ta đã thấy trong các công thức tính khả năng sinh lời, lợi nhuận là một nhân tố vô cùng quan trọng. Do đó, để nâng cao khả năng sinh lời, nhất thiết phải tối đa hoá lợi nhuận. Để tối đa hoá lợi nhuận, cần tăng doanh thu và giảm chi phí, bên cạnh đó phải xem xét yếu tố lợi nhuận trong thời gian dài. Không được vì lợi nhuận trước mắt mà làm mất đi giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Để tăng doanh thu, giảm chi phí ta đã phân tích ở hai phần trên khá rõ.

Quy mô tài sản

Tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Mỗi doanh nghiệp có một quy mô, kết cấu tài sản khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Để đánh giá cơ cấu tài sản của doanh nghiệp cần căn cứ vào từng loại hình hoạt động, ngành nghề kinh doanh và nhu cầu đầu tư của mỗi doanh nghiệp trong từng thời kì.

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải có các yếu tố: sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động. Khác với các đối tượng lao động (nguyên nhiên vật liệu sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,.) các tư liệu lao động

(như máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải,...) là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động, biến đổi nó theo mục đích của mình. Bộ phận quan trọng nhất trong các tư liệu lao động sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là các tài sản cố định. Đó là những tư liệu lao động chủ yếu được sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng, các công trình kiến trúc, các khoản chi phí đầu tư mua sắm các tài sản cố định vô hình,. Đối với doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, cơ cấu tài sản cố định thường lớn vì nó chính là công cụ để doanh nghiệp kinh doanh và phát triển. Do đó có thể thấy tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản rất lớn, tỷ lệ này càng cao thì khả năng sinh lời của doanh nghiệp càng tốt, do doanh nghiệp có thể tận dụng nhiều hơn lợi thế của mình cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

_________Tỷ lệ TSCĐ trên TTS =______ Tài. sản cô định

^ ,~ . J

Tong tài sản Chất lượng công tác chuẩn bị cho quá trình kinh doanh

Để cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đạt khả năng sinh lợi nhiều và hiệu quả kinh tế cao, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị tốt các điều kiện, các yếu tố chi phí thấp nhất. Các đầu vào được lựa chọn tối ưu sẽ tạo khả năng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, chi phí hoạt động và giá thành sản phẩm giảm. Do đó cơ sở để tăng khả năng sinh lời cho các doanh nghiệp là chuẩn bị các đầu vào hợp lý, tiết kiệm tạo đà tăng khả năng sinh lợi cho doanh nghiệp.

Nội dung của công tác chuẩn bị cho quá trình sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào nhiệm vụ, tính chất sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Trước hết đó là chuẩn bị tốt về khâu thiết kế sản phẩm, công nghệ sản xuất. Thiết kế sản phẩm và công nghệ chế tạo hợp lý sẽ tạo điều kiện giảm thời gian chế tạo, hạ giá thành, tạo lợi nhuận cho quá trình tiêu thụ. Tiếp đó là chuẩn bị tốt các yếu tố vật chất cần thiết cho quá trình hoạt động như lao động (số lượng, chất lượng, cơ cấu) máy móc thiết bị, dụng cụ sản xuất được thuận lợi, nhịp nhàng và liên tục giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Cuối cùng là doanh nghiệp phải có phương án hợp lý về tổ chức điều hành quá trình sản xuất (tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý). Trình độ tổ chức quá trình sản xuất sản

phẩm. Điều đó chứng tỏ rằng muốn tạo ra khả năng sinh lợi cao cần phải có trình độ tổ chức sản xuất sao cho tiết kiệm được chi phí ở mức tối đa mà không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm tiêu thụ.

Trình độ tổ chức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ

Sau khi doanh nghiệp đã sản xuất được sản phẩm hàng hoá và dịch vụ theo quyết định tối ưu về sản xuất thì khâu tiếp theo sẽ là phải tổ chức bán nhanh, bán hết, bán với giá cao những hàng hoá và dịch vụ đó để thu được tiền về cho quá trình tái sản xuất mở rộng tiếp theo. Khả năng sinh lợi của quá trình hoạt động kinh doanh chỉ có thể thu được sau khi thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Do đó tổ chức tiêu thụ khối lượng lớn hàng hoá và dịch vụ tiết kiệm chi phí tiêu thụ sẽ cho ta khả năng sinh lợi. Để thực hiện tốt công tác này doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng các mặt hàng hoạt động về tổ chức mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm, công tác quảng cáo marketing, các phương thức bán và dịch vụ sau bán hàng.

Trình độ tổ chức và quản lý quá trình kinh doanh của doanh nghiệp

Tổ chức quản lý quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp là một nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Quá trình quản lý kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp bao gồm các khâu cơ bản như định hướng chiến lược phát triển của doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch kinh doanh, xây dựng các phương án kinh doanh, kiểm tra đánh giá và điều chỉnh các hoạt động kinh doanh. Các khâu quản lý quá trình hoạt động kinh doanh tốt sẽ tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, giảm chi chí quản lý. Đó là điều kiện quan trọng để tăng khả năng sinh lợi. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp qua phân tích ở trên phải chính do doanh nghiệp khắc phục bằng chính ý chí chủ quan muốn đạt được khả năng sinh lợi cao của mình.

Một phần của tài liệu 208 giải pháp nâng cao khả năng sinh lời tại công ty trách nhiệm hữu hạn biển kim cương,khoá luận tốt nghiệp (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w