1. Cơ sở lý luận
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh
Phụ thuộc vào ngành, lĩnh vực nghiên cứu mà các quan điểm về hiệu quả kinh doanh được định nghĩa khác nhau. Một số quan điểm nổi bật:
* Quan điểm của Adam Smith: “Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động
kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hóa”
(Nguồn: https://trithuccongdong. net)
Từ quan điểm này có thể hiểu là Adam Smith cho rằng hiệu quả kinh doanh gắn liền với chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh. Tuy nhiên quan điểm này có một hạn chế là khi chi phí tăng hoặc mở rộng quy mô sử dụng nguồn vốn thì kết quả
kinh doanh cũng có thể tăng theo. Thế nên với hai mức chi phí khác nhau nhưng lại có cùng một kết quả kinh doanh thì vẫn có thể kết luận là hiệu quả theo quan điểm của Adam Smith. Vậy quan điểm này chỉ hợp lý khi kết quả kinh doanh tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí đầu vào.
* Quan điểm của P.Samerelson và W.Nordhaus: “Hiệu quả kinh doanh diễn ra
khi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hóa mà không cắt giảm một loạt sản lượng hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó”.
(Nguồn: https://trithuccongdong. net)
Quan điểm này nêu lên vấn đề phân bổ hiệu quả các nguồn lực của xã hội. Khi phân bổ các nguồn lực sao cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực trên đường giới hạn khả năng sản xuất thì nền kinh tế được xem là có hiệu quả. Theo lý thuyết thì đây là mức hiệu quả cao nhất mà một nền kinh tế có thể đạt được.
* Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa
kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Điển hình cho quan điểm này là tác giả Manfred Kuhn, theo ông : "Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh”.
(Nguồn: https://trithuccongdong. net)
Ưu điểm của quan điểm này là phản ánh mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh tế. Nó gắn kết quả với toàn bộ chi phí, coi hiệu quả là sự phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên quan điểm này chưa phản ánh được tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chi phí. Để phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực chúng ta phải cố định một trong hai yếu tố hoặc kết quả bỏ ra hoặc chí phí bỏ ra, nhưng trên thực tế thì các yếu tố này không ở trạng thái tĩnh mà luôn biến đổi và vận động.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán
1. Chỉ tiêu cơ cấu tài sản, nguồn vốn - Cơ cấu vốn trong công ty:
... ., .. .. Tổng nợ phải trả . H ệ S ố n ợ (% ) = 7-7- - ---— X 1 O O Tongnguonvon A' A' , , , vônchủsởhữu _ H ệ S ố vốn Chủ S ở hữu (% ) = --- - - -— X1 O O Tongnguonvon
+ Đối với nhà quản lý: Hệ số nợ thể hiện mức độc lập tài chính, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính mà công ty có thể gặp, từ đó đưa ra quyết định và chính sách phù hợp.
+ Đối với chủ nợ: Chủ nợ sẽ xem xét hệ số nợ để đánh giá mức độ an toàn của khoản cho vay, từ đó ra quyết định cho vay hoặc thu hồi nợ,
+ Đối với nhà đầu tư: Đánh giá rủi ro để ra quyết định đầu tư.
- Cơ cấu tài sản trong công ty:
. λ Tài sản ngắn hạn
Tỷ lệ đâu tư Tài sản ngắn hạn = ——----½-'—;—-XlOO
Tongtaisan
' Taisandaihan
Tỷ lệ đâu tư Tài sản dài hạn = ---——7—XlOO
Tong tài san - Tỷ số đòn bẩy tài chính:
λ A’ ,. Tổng tài sản bình quân
Hệ SO đòn bay tài chính = —---——7———— ----—
Von chủ sở hữu bình quân
Tỷ số này thể hiện mối quan hệ giữa nguồn vốn vay và VCSH, thể hiện khả năng tự chủ tài chính của công ty, đồng thời cho phép đánh giá tác động tích cực hoặc tiêu cực của việc vay vốn đến ROE.
2. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (tổng quát):
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành đo lường khả năng thanh toán một cách tổng quát các khoản nợ nần của doanh nghiệp.
λ, λ Tongtaisan
Hệ SO khả năng thanh toán hiện hành = —---, ,. - .—
Nợ phai tra - Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn:
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn đo lường khả năng thanh toán tạm thời nợ ngắn hạn (những khoản nợ có thời hạn dưới 1 năm) bằng các tài sản có thể chuyển đổi trong thời gian ngắn (thường dưới 1 năm).
λ, ' λ Tài sản ngắn hạn
Hệ SO khả năng thanh toán ngắn hạn = — ---7-———
Nợ ngan hạn
Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn trừ đi hàng tồn kho (vì hàng tồn kho có tính thanh khoản rất thấp). Hệ số khả năng thanh toán nhanh đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn trừ đi hàng tồn kho (vì hàng tồn kho có tính thanh khoản rất thấp).
~ λ Tài sản ngắn hạn — Hangtonkho
Hệ SO khả năng thanh toán nhanh = --- —:1 --- Nợ ngan hạn
Hệ số khả năng thanh toán tức thời:
Hệ số khả năng thanh toán tức thời thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện có và tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền trong doanh nghiệp.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời Tiền + Các khoản tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay:
Hệ số thanh toán lãi nợ vay cho biết khả năng đảm bảo chi trả lãi nợ vay của doanh nghiệp. Đồng thời chỉ tiêu tài chính này cũng chỉ ra khả năng tài chính mà doanh nghiệp tạo ra để trang trải cho chi phí vay vốn trong sản xuất kinh doanh.
Tỉ lệ thanh toán lãi vay là tỉ lệ nợ và tỉ suất sinh lời được sử dụng để xác định khả năng mà một công ty có thể trả lãi cho khoản nợ tồn đọng của mình.
LNTT + Chiphilaivay _ Tỷ SO khả năng thanh toán lã i Vay (% ) = ---———, * .---X 1 0 0
Chi phí Iai vay
- Hiệu suất sử dụng TTS:
Chỉ tiêu này đo lường về năng lực hoạt động của toàn bộ tài sản của công ty, thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và thu nhập khác với TTS của công ty, cho biết 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu và thu nhập khác trong kỳ.
λ, , y. 7 Doanhthuthuan
Hiệu suất Tong tài sản = ;—77—----—
Tong tài sấn bình quẫn - Hiệu suất sử dụng TSCĐ:
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ đầu tư vào TSCĐ để tạo ra doanh thu thuần, cho biết 1 đồng đầu tư vào TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại cho công ty bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Doanhthuthiian Hiệu suất sử dụng TSCD = _____________, y ,--- —
■ ■ a TSCDbinhquan
- Vòng quay vốn chủ sở hữu:
Chỉ số này đo lường mối quan hệ giữa doanh thu thuần và VCSH bình quân của doanh nghệp; cho biết 1 đồng VCSH tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng VCSH của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Doanhthuthiian
Vòng quay VCSH = τr^,r , , ,--- -— VCSH bình quấn
4. Thị phần, giá trị giao dịch và số lượng khách hàng.
Thị phần là phần thị trường tiêu thụ một sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang chiếm lĩnh. Thị phần và tốc độ tăng thị phần cho thấy mức độ phổ biến và ưa chuộng về sản phẩm, dịch vụ của công ty trên thị trường. Thị phần cao mặc dù không phải là tất cả nhưng cũng là căn cứ chứng tỏ sản phẩm của công ty là tốt, chất lượng dịch vụ đáp ứng yêu cầu khách hàng tốt,... Như vậy để đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty thì thị phần cũng là một chỉ tiêu quan trọng. Đối với hoạt động môi giới của CTCK thị ngoài thị phần thì số lượng tài khoản của khách hàng và giá trị giao dịch sẽ là những con số nói lên hiệu quả kinh doanh của công ty.
5. Tỷ lệ vốn khả dụng.
Theo Thông tư số 87/2017/TT-BTC của Bộ tài chính thì định nghĩa “Tỷ lệ vốn khả dụng là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị vốn khả dụng và tổng giá trị rủi ro”.
λ, vỗn khả dụng
Tỷ lệ vốn khả dụng = —---.. . ' ,.—X IOO
Tong giá trị rủi ro
+ Giá trị rủi ro thị trường là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra khi giá thị trường của tài sản đang sở hữu và dự kiến sẽ sở hữu theo cam kết bảo lãnh phát hành biến động theo chiều hướng bất lợi.
+ Giá trị rủi ro thanh toán là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra khi đối tác không thể thanh toán đúng hạn hoặc chuyển giao tài sản đúng hạn theo cam kết.
+ Giá trị rủi ro hoạt động là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra do lỗi kỹ thuật, lỗi hệ thống và quy trình nghiệp vụ, lỗi con người trong quá trình tác nghiệp, do thiếu vốn kinh doanh phát sinh từ các khoản chi phí, lỗ từ hoạt động đầu tư, do các nguyên nhân khách quan khác.
6. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS):
Chỉ số ROS (Return On Sales), tức là tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (tỷ suất sinh lời trên doanh thu, tỷ suất sinh lời của doanh thu). Nó phản ánh rằng cứ 100 đồng doanh thu doanh nghiệp thu được thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận sau thuẽ
ROS = -ɪ----7-7-7—77—7—XlOO
Doanh thu thuẫn
- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Chỉ số ROE (Return On Equity), thường gọi là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hoặc lợi nhuận trên vốn, phản ánh mức độ hiệu quả khi sử dụng vốn của doanh nghiệp hay nói cách khác cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu được bao nhiều đồng lợi nhuận.
ROE = Lợi nhuận sau thuẽ
- Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản:
Chỉ số ROA ( Return On Assets), gọi là tỷ số lợi nhuận trên tài sản, thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với chính tài sản của nó. ROA cho ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản kiếm lời. Xu hướng ROA tăng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả hơn, sẽ được đánh giá cao hơn.
Lợi nhuận sau thuẽ
ROA = " ' ,---XlOO
Tong tài sản bình quấn - Lãi cơ bản trên cổ phiếu phổ thông:
Lãi cơ bản trên cổ phiếu là một chỉ số quan trọng trong việc phân tích tài chính cho công ty cổ phần và cũng là chỉ số bắt buộc của một công ty cổ phần. Nó cung cấp số liệu đánh giá lợi ích từ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà mỗi cổ phiếu phổ thông của công ty mẹ đem lại.
L ã í ( l ỗ ) P h ân b ổ C h O C ổ đ ô ng P h ổ t h ô ng
Số lượng cổ phiẽu phổ thông đang lưu hành
- Ứng dụng mô hình Dupont vào phân tích khả năng sinh lời:
Phương pháp này còn được gọi là phương pháp tách đoạn, được áp dụng đầu tiên bởi công ty DuPont (Mỹ) và ngày nay được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia. Bản chất của phương pháp DuPont là tách một chỉ tiêu phân tích tài chính thành tích của các chỉ tiêu phân tích có mối quan hệ tương hỗ với nó. Dựa vào đó, nhà phân tích có thể đánh giá sự tác động của các chỉ tiêu phân tích thành phần lên chỉ tiêu phân tích ban đầu, đồng thời truy xét sự thay đổi của chỉ tiêu phân tích ban đầu là do yếu tố nào gây ra.
+ Phân tích ROA:
ROA = ROS X Hiệu suất sử dụng TTS
+ Phân tích ROE: