Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu 190 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần chứng khoán VPS (Trang 90)

2. Tổng quan nghiên cứu

2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

2.3.1. Ket quả đạt được.

Đã được 15 năm kể từ khi VPS ra đời và hoạt động. Công ty đã từng bước hoàn thiện, nâng cấp chất lượng dịch vụ, đồng thời đầu tư cơ sở hạ tầng và gây dựng danh tiếng trên thị trường. Những kết quả đạt được các năm gần đây đến từ sự nỗ lực hết mình của tập thể nhân viên và lãnh đạo công ty trong suốt thời gian dài. Có thể kể đến:

- Doanh thu thuần liên tiếp tăng trong 3 năm

Doanh thu thuần của công ty tăng trưởng đều đặn, đặc biệt cao vào năm 2019. Trong năm 2019, mức tăng trưởng của doanh thu thuần đạt đến 106,68%, tương đương tăng 1596 tỷ so với năm 2018. Đây là một năm thành công đối với công ty trong mảng tự doanh, đặc biệt là kinh doanh TSTC đã đem lại các khoản doanh thu khổng lồ cho VPS. Đến năm 2020, mức tăng trưởng chỉ tăng 23,78% so với 2019, tuy nhiên đây vẫn là kết quả đáng tự hào của VPS khi đại dịch hoành hành, làm suy giảm nền kinh tế trên toàn cầu.

- Thị phần môi giới tăng trưởng thần kỳ

Nhờ các chính sách thu hút nhân lực và ưu đãi phí giao dịch cho nhà đầu tư, VPS đã vươn lên đứng thứ 2 về thị phần MGCK cả năm 2020 trên sàn HOSE với thị phần chiếm 10,84%, chỉ sau công ty Chứng khoán SSI. Đây là một thành tích đáng nể của công ty, đồng thời thị phần mở rộng cũng mang lại khoản doanh thu môi giới khổng lồ cho công ty năm 2020, tăng 386 tỷ tương đương tăng 153,17 % so với 2019.

m Doanh thu môi giới chứng khoán

Đồng thời kết thúc năm 2020, VPS vẫn giữ vững ngôi vị số 1 ở mảng môi giới phái sinh năm thứ 2 liên tiếp.

- Khả năng thanh toán lãi vay ổn định

Khi nền kinh tế thị trường xấu đi, lãi suất tăng đột biến sẽ làm giảm KNTT lãi vay đối với một công ty có tỷ lệ nợ cao hơn tỷ lệ VCSH trong nguồn vốn như VPS. Thế nhưng công ty vẫn giữ được hệ số KNTT lãi vay xung quanh mức 3.00 trong cả 3 năm, thậm chí còn tăng từ 2.37 năm 2019 lên 2.8 2 năm 2020 dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh toàn cầu.

- Các KPT ngắn hạn giảm

Các KPT ngắn hạn giảm mạnh trong năm 2020, giảm 1522 tỷ đồng (giảm 77,89%) so với 2019. Công ty đã thực hiện tốt công tác thu hồi các khoản phải thu, giúp cho dòng tiền và vốn đầu tư được lưu thông.

- Hiệu suất hoạt động tăng

Vòng quay VCSH tăng liên tục qua các năm, thể hiện khả năng sử dụng VCSH để tạo ra lợi nhuận ngày càng tốt hơn. Năm 2019, vòng quay VCSH tăng mạnh lên 42,86% so với 2018. Năm 2020, vòng quay VCSH tăng nhẹ, chỉ 14,29% so với 2019.

- Hiệu suất sử dụng TTS tăng qua 3 năm, từ 0,18 năm 2018 lên đến 0,27 năm 2020, tức tăng 1,5 lần. Công ty đã cải thiện hiệu quả sử dụng TTS để sinh lời, đặc biệt là các TSNH.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân.2.3.2.1. Hạn chế. 2.3.2.1. Hạn chế.

Mặc dù đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng nhưng VPS vẫn tồn đọng những vấn đề cần khắc phục để nâng cao hiệu quả kinh doanh và phát triển trong tương lai lâu dài. Một số hạn chế có thể nêu ra như sau:

a) Doanh thu môi giới chứng khoán thấp hơn nhiều so với các công ty trong ngành

Bảng 2.22: Doanh thu MGCK của VPS và các công ty cùng ngành (Đơn vị ;Tỷ đồng)

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 201 8 161 10.76% 1,131 30.79% 520 33.81% 759 32.30% 201 9 252 8.15% 582 17.99% 335 22.30% 478 30.64% 202 0 638 16.67% 797 18.25% 478 22.39% 621 27.62%

Năm Tỷ số Nợ/VCSH 2018 2019 2020 VPS 126.19% 159.59% 222.65% HSC 71.74% 73.99% 181.26% VCSC 78.70% 78.77% 85.39% BSC 22.01% 73.24% 95.98% Nguồn: https://vietstock.vn

Số liệu cho thấy doanh thu MGCK của VPS thấp hơn các CTCK khác rất nhiều, chỉ đến năm 2020 doanh thu môi giới của công ty mới tăng mạnh và vượt qua một số công ty khác.Tuy nhiên, tỷ lệ doanh thu môi giới chứng khoán vẫn còn rất thấp, chỉ chiếm 10,76% năm 2018 , 8 ,15% năm 2019 và 16,67% năm 2020, trong khi các công ty khác có tỷ trọng doanh thu môi giới hàng năm thấp nhất cũng đạt 18%.

b) Tỷ trọng Nợ/VCSH cao

Như đã phân tích ở trên, tỷ trọng nợ/vcsh của công ty cao hơn rất nhiều so với trung bình ngành, điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro khi thị trường kinh tế biến động bất ổn, các chỉ số như lãi suất, lạm phát có thể thay đổi theo hướng bất lợi cho công ty. Nhìn vào biểu đồ và bảng dưới đây, có thể thấy tỷ lệ Nợ/VCSH của VPS hiện đang cao hơn rất nhiều so với một số công ty chứng khoán trong ngành và vẫn tiếp tục tăng mạnh qua các năm, trong tương lai công ty nên cân nhắc điều chỉnh để có cơ cấu vốn an toàn hơn. Tỷ lệ nợ của công ty cao đi kèm với rủi ro cao khi biên độ giao động TTCK rộng, VN-Index năm 2020 đã có lúc chạm đáy 650 vào cuối tháng 3 và tăng lên đỉnh vào các tháng cuối năm, chạm 1.045,96 điểm. Đây là chiến thuật vô cùng mạo hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với VPS như mất khả năng thanh toán, phá sản,... nếu thị trường diễn biến bất ngờ trong bối cảnh đại dịch covid.

Nguồn: https://vietstock.vn c) Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn giảm

Tuy hệ số KNTT ngắn hạn trong cả 3 năm đều lớn hơn 1, công ty vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, thế nhưng hệ số này lại đang giảm dần qua các năm. Năm 2019 giảm từ 2,12 xuống 1,66, năm 2020 thì giảm xuống còn 1,44. KNTT ngắn hạn của công ty đang xấu đi từng năm, VPS cần chú ý cải thiện hệ số này hơn trong tương lai.

d) Các chỉ số sinh lời có xu hướng giảm qua các năm

Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy các chỉ số sinh lời có xu hướng giảm trong giai đoạn 2018 - 2020, chỉ có ROE có dấu hiệu phục hồi vào năm 2020. Xu hướng này cho thấy hiệu suất sinh lời trên 1 đồng doanh thu thuần và 1 đồng VCSH của công ty bị giảm sút, VPS chưa cân đối được tỷ trọng phù hợp giữa VCSH và phần nợ vay thêm khiến cho nguồn vốn bị mất cân bằng. Khả năng sinh lời trên VCSH giảm, khả năng điều hành hoạt động của công ty chưa tốt và sử dụng VCSH chưa hiệu quả. Công ty cần có các chính sách quản lý tốt hơn các chi phí và nâng cao hiệu quả sử dụng VCSH để các chỉ số ROS và ROA hồi phục.

Biểu đồ 2.5: Các chỉ số sinh lời của VPS giai đoạn 2018 -2020

e) Hệ thống giao dịch của VPS còn gặp lỗi và làm mất nhiều cơ hội đầu tư của

khách hàng

VPS có hệ thống máy chủ rất hiện đại và tân tiến, tuy nhiên trong năm 2020 đã không ít lần hệ thống giao dịch đã gặp sự cố. Sáng ngày 19/05/2020, khi các chỉ số VN 30 đang biến động một cách tích cực, các nhà đầu tư không thể đăng nhập và giao dịch do vấn đề về đường truyền phát sinh. Từ ngày 23/07/2020 - 29/07/2020, hệ thống giao dịch liên tục bị tấn công từ chối dịch vụ (DDoS), làm cho hệ thống bị nghẽn và lỗi giao dịch khiến sàn HOSE phải ngắt kết nối trực tuyến. VPS nên đầu tư cải thiện và nâng cấp hệ thống hơn để tránh gặp phải lỗi hệ thống trong thời gian tới, giảm thiểu các rủi ro không đáng có.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Những nguyên nhân gây ra những hạn chế trên có thể kể đến như:

a) Chính sách miễn phí giao dịch để mở rộng thị phần môi giới khiến doanh thu môi giới thấp.

Doanh thu môi giới năm 2019 thấp vậy là bởi với mục tiêu gia tăng thị phần, công ty đã miễn phí giao dịch cho các tài khoản mở mới, chính sách này đã khiến doanh nghiệp mất cân đối doanh thu tạm thời. Cho đến năm 2020, doanh thu MGCK đã tăng mạnh trở lại nhờ thị phần của công ty được mở rộng nhanh. Ngoài

ra, tệp khách hàng của công ty cũng chỉ tập trung vào nhà đầu tư mới tham gia thị trường, chưa có ưu đãi cho doanh nghiệp và các khoản đầu tư lớn

b) Công ty đi vay nợ nhiều từ bên ngoài làm tỷ trọng Nợ/VCSH cao.

Do chiến lược công ty phát triển dựa vào thế mạnh về vốn và đòn bẩy tài chính cao nên VPS đi vay nợ rất nhiều từ bên ngoài, đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn từ ngân hàng.

c) Công ty đầu tư mạnh vào các TSTC ngắn hạn làm giảm KNTT ngắn hạn. Biểu đồ 2.6: So sánh tốc độ tăng Nợ NH và tốc độ tăng TSNH

Như đã phân tích ở trên, công ty ngày càng có xu hướng đi vay nợ bên ngoài để làm nguồn vốn kinh doanh nên tỷ trọng nợ của công ty trong cơ cấu nguồn vốn ngày càng gia tăng, năm 2019 nợ ngắn hạn tăng 57,76% so với 2018 và năm 2020 tăng 53,47% so với năm 2019. Còn TSNH cũng tăng nhưng chậm hơn, đạt mức 23,2% năm 2019 và 33,59% năm 2020. Điều này là nguyên nhân dẫn tới việc hệ số KNTT ngắn hạn của công ty bị giảm dần.

d) Công tác quản lý chi phí chưa tốt và hiệu quả sử dụng tài sản chưa cao làm các chỉ số sinh lời giảm.

Biểu đồ 2.7: So sánh tốc độ tăng của DTT, TTS, VCSH và LNST

Nhìn vào biểu đồ, ta có thể thấy trong giai đoạn 2018 - 2019, tốc độ tăng trưởng của LNST chỉ đạt 8,47%, thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuần (106,68%), TTS (24,25%) và chỉ lớn hơn tốc độ tăng của VCSH (8,27%) một chút. Điều này đã khiến cho chỉ số ROA và ROS giảm mạnh, còn ROE tăng nhẹ. Đến năm 2020 thì tốc độ tăng LNST hoàn toàn thụt lùi và thấp nhất so với các chỉ số khác, chỉ đạt 7,59% khiến cho cả 3 chỉ số hiệu suất sinh lời đều giảm.

e) Hệ thống giao dịch gặp sự cố có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:

- Thị phần và khối lượng giao dịch tăng mạnh, chất lượng cơ sở hạ tầng của công ty không còn đủ tốt để duy trì hoạt động hệ thống bình thường nữa.

- Các đối thủ cạnh tranh, các thế lực bên ngoài phá hoại, tấn công hệ thống nhằm hạ uy tín và giảm chất lượng dịch vụ của công ty.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Qua chương này, chúng ta đã hiểu rõ hơn về tình hình và hiệu quả HĐKD của công ty chứng khoán VPS trong giai đoạn 2018 -2020. Trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu, công ty vẫn đạt được những kết quả tốt như mức doanh thu lớn, lợi nhuận vẫn tăng trưởng và thị phần môi giới đang dần chiếm lĩnh thị trường, tuy nhiên vẫn tồn tại một số hạn chế trong hoạt động kinh doanh cần được khắc phục. Tiếp tục phát huy những kết quả tốt trong kinh doanh và nghiên cứu, tìm ra những chiến lược, chính sách khắc phục các nhược điểm còn tồn tại là bài toán cấp bách. Giải quyết được bài toán này thì chắc chắn hiệu quả kinh doanh của công ty sẽ được nâng cao và đảm bảo được sự tồn tại, phát triển trong thời đại cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VPS

3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÔNG TY TRONGNHỮNG NĂM TỚI NHỮNG NĂM TỚI

3.1.1. Định hướng chung

a) Định hướng chung của TTTC Việt Nam

Suốt thời gian dài hội nhập và phát triển, đất nước ta đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế-xã hội, đặc biệt là thị trường tài chính (TTTC)f. TTTC Việt Nam được hình thành với đầy đủ các cấu phần thể hiện chức năng to lớn trong huy động và phân bổ các nguồn vốn. Đặc biệt, trong giai đoạn 2011-2020, TTTC Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc về cả chất và lượng, bảo đảm nền kinh tế được cung cấp vốn đầy đủ và kịp thời, góp phần phát triển, tái cấu trúc nền kinh tế. TTTC giai đoạn 2021-2030 cần chú trọng cải thiện khung pháp lý, các chính sách và hiện thực hóa các chiến lược để thị trường này phát triển toàn diện theo hướng lành mạnh, bảo đảm cơ cấu hợp lý giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, bắt kịp những xu hướng mới của TTTC quốc tế, hỗ trợ mục tiêu hoàn thành các chiến lược đột phá, cơ cấu lại nền kinh tế, góp phần nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Một số vấn đề cần quan tâm đẩy mạnh của TTTC Việt Nam trong giai đoạn 2021-2030 gồm:

1. Tạo ra thị trường tiền tệ ổn định, trong sạch, hiện đại, phù hợp với định hướng và lộ trình cơ cấu lại TTTC:

+ Đa dạng hóa thành phần tham gia thị trường, thúc đẩy sự ra đời và phát triển của hệ thống các nhà môi giới tiền tệ, các nhà giao dịch sơ cấp và khuyến khích các tổ chức chuyên nghiệp phát triển bằng các chính sách có lợi.

+ Tăng thêm hình thức giao dịch trên thị trường tiền tệ, đặc biệt là các công cụ đề phòng rủi ro thị trường. Phát triển đẩy mạnh việc sử dụng các công cụ phái sinh trên thị trường tiền tệ về tỷ giá và lãi suất nhằm phân tán rủi ro và phòng ngừa rủi ro trên thị trường.

+ Phát triển đồng bộ và tăng tính liên kết, giảm tình trạng phân khúc và thiếu tính liên thông giữa các thị trường bộ phận.

+ Đẩy mạnh hoạt động thị trường tiền tệ - ngân hàng theo cơ chế thị trường. 2. Phát triển thị trường vốn theo chiều sâu nhằm gia tăng vốn trung, dài hạn, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

+ Xây dựng thị trường vốn phát triển lâu dài bằng việc tìm ra cơ cấu hợp lý giữa thị trường cổ phiếu - trái phiếu, TPCP - TPDN; góp phần vào công cuộc cơ cấu lại DN nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế.

+ Khuyến khích các DN niêm yết, đưa ra các sản phẩm phái sinh các cấp độ phức tạp khác nhau, phát hành các trái phiếu thích hợp với thị hiếu NĐT; Cải thiện chất lượng các chứng khoán trên sàn.

+ Gia tăng số lượng NĐT mới gia nhập thị trường và đưa ra các định chế chuyên nghiệp để thị trường tăng trưởng đồng để phát triển bền vững, giúp nhà đầu tư nhỏ và nước ngoài dễ dàng tiếp cận thị trường hơn. Gia tăng tầm ảnh hưởng và vai trò của các tổ chức trung giạn để tạo ra TTTC trong sạch, lành mạnh.

3. Phát triển các dịch vụ tài chính (DVTC) hiện đại theo xu hướng của quốc tế về tài chính toàn diện, công nghệ tài chính: Đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng về DVTC, ngân hàng, tiến tới tài chính toàn diện vào năm 2030, bảo đảm mọi người dân và DN có cơ hội tiếp cận đầy đủ, thuận tiện các DVTC, ngân hàng có chất lượng. Tạo ra một nền kinh tế tăng trưởng xanh thông qua phát triển “tín dụng xanh”, “ngân hàng xanh” nhằm tạo ra một nền kinh tế tăng trưởng xanh.

4. Tiếp tục tái cơ cấu các tổ chức tài chính, đặc biệt là các tổ chức tín dụng với mục tiêu xử lý nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.

5. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, đảm bảo an toàn hệ thống tài chính: Nâng cao trình độ giám sát dựa trên cơ sở rủi ro, tạo ra hệ thống cảnh báo sớm các rủi ro, các quy trình khắc phục khủng hoảng để bảo vệ hệ thống tài chính.

6. Đầu tư tạo ra cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, từng bước theo hướng phát triển toàn cầu: Hoàn thiện hệ thống pháp lý, hướng tới các chuẩn mực của quốc tế,

Một phần của tài liệu 190 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần chứng khoán VPS (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w