Những thuận lợi và khó khăn của công ty

Một phần của tài liệu 190 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần chứng khoán VPS (Trang 50)

2. Tổng quan nghiên cứu

2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn của công ty

2.1.4.1. Thuận lợi

a) Yếu tố tác động vĩ mô:

- Ứng phó với dịch bệnh phức tạp, chính phủ chủ trương thực hiện mục tiêu kép vừa kiềm chế dịch bệnh vừa duy trì sản xuất kinh doanh, đảm bảo thị trường ổn định, tạo điều kiện cho HĐKD và các biện pháp chống dịch quyết liệt và hỗ trợ kinh tế hiệu quả, Viêt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng dương trong năm 2020 với mức tăng trưởng là 2,91%, giữ ổn định phát triển kinh tế, cân đối vĩ mô, năng lực cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, lạm phát, tỷ giá lãi suất được kiểm soát trong vùng mục tiêu và thăng dư thương mại tăng cao kỷ lục chính là những nền tảng hỗ trợ cho tăng trưởng của TTCK trong năm 2020.

- Năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần cắt giảm quy mô lớn với các mức lãi suất điều hành (1,5-2%/năm), trở thành một trong những quốc gia cắt giảm lãi suất điều hành lớn nhất trong khu vực, giảm 0,6-1%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên. Nhờ nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ, đặc biệt là chính sách cắt giảm lãi suất của NHNN đã giúp kinh tế phục hồi và thu hút các dòng vốn đầu tư liên tục đổ vào TTCK dẫn đến tính thanh khoản thị trường gia tăng mạnh trong những tháng cuối năm, giúp thị trường phục hồi vững vàng.

- Khi tình hình diễn biến dịch phức tạp, Ủy Ban Chứng Khoán (UBCK) đã đưa ra nhiều biện pháp ứng phó và đã đem lại kết quả khả quan, cụ thể:

+ Duy trì việc đứng ngoài thị trường, vạch ra các kế hoạch dự phòng cho mọi kịch bản và hành động kịp thời để bình ổn thị trường.

+ Bổ sung các quy định pháp lý cho TTCK thông qua triển khai 3 nghị định và 11 thông tư hướng dẫn Luật chứng khoán (2019), tạo khung pháp lý quan trọng đảm bảo thị trường hoạt động lành mạnh, minh bạch và đạt hiệu quả.

+ Tổ chức lại cấu trúc của các công ty kinh doanh chứng khoán, tăng cường công tác giám sát và xử lý các vi phạm trên TTCK.

- Các chính sách ưu đãi được công ty thường xuyên áp dụng hợp lí như miễn phí phí giao dịch cho tài khoản mở mới, ưu đãi lãi suất vay cho tài khoản mở mới, thu hút lượng lớn khách hàng cá nhân mới gia nhập vào thị trường. Điều này đã giúp thị phần MGCK của VPS tăng trưởng mạnh mẽ: vươn lên đứng đầu thị phần MGCK - Theo thống kê đến hết quý 1 năm 2021.

- Chính sách thu hút nhân tài hiệu quả (hoa hồng môi giới lên đến 86%) mức đãi ngộ cao, môi trường văn phòng thân thiện, sáng tạo giúp VPS thu hút lượng lớn nhân lực trẻ nhiệt huyết.

- Liên tục đầu tư và nâng cấp công nghệ kĩ thuật: cải thiện đường truyền nhanh, số lượng lệnh nhiều; cải tiến các ứng dụng, tạo thêm các tính năng như: chỉ số thế giới, cảnh báo lãi lỗ của tài khoản... giúp nâng cao tiện ích.

- Minh bạch trong HĐKD, cung cấp đầy đủ chính xác BCTC, bản cáo bạch... đến khách hàng và đối tác vì vậy VPS luôn được sự tin tưởng đồng hành của khách hàng, thành công trong hầu hết các vòng gọi vốn tạo động lực phát triển cho công ty.

2.1.4.2. Khó khăn

a) Yếu tố tác động vĩ mô

- Bước sang năm 2021, nền kinh tế thế giới tiếp tục chịu tác động sự phục hồi bấp bênh của các nước trong bối cảnh dịch bệnh chưa được khống chế hoàn toàn và các xung đột thương mại giữa các nước lớn và những bất ổn trong địa chính trị.Việc kiểm soát dịch bệnh khó khăn gây cản trở việc phục hồi và phát triển kinh tế.

- Dịch bệnh khiến tình hình kinh tế xấu đi tạo ra nhiều bất lợi về lãi suất và tiềm ẩn rủi ro tín dụng. Với một công ty có cơ cấu nguồn vốn nghiêng về nợ phải trả thì khi lãi suất trên thị trường tăng sẽ gây bất lợi rất lớn cho công ty, khiến cho chi phí lãi vay tăng lên rất lớn, thu hẹp biên lợi nhuận của công ty. Đồng thời nền kinh tế khó khăn có thể khiến cho khách hàng không đủ khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ vay ký quỹ và lãi đúng hạn, làm giảm hiệu suất thu hồi nợ của công ty.

- Nguồn vốn quốc tế có thiên hướng từ kênh tín dụng ngân hàng - nơi lãi suất thấp - sang các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản do tác động việc hạ lãi suất cũng như các gói hỗ trợ tài chính lớn của hầu hết các quốc gia trong năm 2020

- Hệ thống CNTT cho toàn thị trường còn có những trở ngại nhất định cho sự tăng trưởng của thị trường (hệ thống CNTT nghẽn lệnh; chậm đầu tư và đưa vào vận hành hệ thống mới, qua đó cho phép đưa vào các nghiệp vụ mới như giao dịch trong ngày (day trading); bán chứng khoán chờ về; thanh toán bù trừ đối tác trung tâm (CCP) vào vận hành.

b) Yếu tố tác động vi mô

- VPS đang gặp trở ngại trong công tác điều hành và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp. Số lượng cán bộ nhân viên tăng vọt trong ba năm trở lại đây, TTCK phát triển tạo ra những trở ngại cho thị trường nói chung và cán bộ quản lí VPS nói riêng.

- Khó khăn về mặt địa lí khi VPS có 3 chi nhánh tại 3 trung tâm kinh tế lớn, tạo ra những vấn đề bất cập cho việc tập huấn cán bộ nhân viên tại nhiều chi nhánh khác nhau, hạn chế các hoạt động tập thể, hoạt động giao lưu giữ nhânn viên trong cùng công ty.

2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

2.2.1. Phân tích khái quát kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2018-2020

2.2.1.1. Phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty

a) Tài sản.

I. TSTC ngắn hạn 9,564 99.77% 11,798 99.90% 15,763 99.91% 2,234 23.36% 3,965 33.61%

1. Tiền và các khoản TĐT 1,048 1,844 3,039 796 75.95% 1,195 64.80%

2. Các TSTC ghi nhận thông

qua lãi lỗ (FVTPL) 3,729 2,892 5,551 -837 -22.45% 2,659 91.94%

3. Các khoản đầu tư nắm giữ

đến ngày đáo hạn (HTM) 30 205 150 175 583.33% -55 -26.83%

4. Các khoản cho vay 1,427 2,394 5,813 967 67.76% 3,419 142.82%

5. Dự phòng suy giảm giá trị tài sản tài chính và tài sản thế

chấp -5 -5 -5 - 0.00% - 0.00% 6. Các KPT ngắn hạn 1,638 1,954 432 316 19.29% -1,522 -77.89% 7. Phải thu các dịch vụ CTCK cung cấp 18 36 30 18 100% -6 -16.67% 8. Các KPT khác 1,663 1,771 752 108 6.49% -1,019 -57.54%

9. Dự phòng suy giảm giá trị

các KPT -11 -11 -11 - - - 0.00%

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 75 0,78% 194 1,62% 276 1,71% 119 158.67% 82 42.27%

I. TSTC dài hạn 27 36.00% 42 21.65% 33 11.96% 15 55.56

% -9 -21.43%

II. TSCĐ 19 25.33% 118 60.82% 169 61.23% 99 521.05% 51 43.22%

III. Chi phí xây dựng cơ bản

dở dang 2 1.03% 42 15.22% 2 40 2000%

IV. TSDH khác 28 37.33% 32 16.49% 32 11.59% 4 14.29

% - -

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 9,661 12,004 16,052 2,343 24.25

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

TSTC ngắn hạn 100% 100% 100%

Tiền và các khoản TĐT 11% 16% 19%

TSTC ghi nhận qua lãi lỗ 39% 24% 35%

Các khoản cho vay 15% 20% 37%

Các KPT ngắn hạn và KPT

khác 34% 32% 8%

TSTC ngắn hạn 1% 8% 1%

Nguồn: Tổng hợp BCĐKT của VPS năm 2018, 2019, 2020

41

- Dựa vào bảng, ta có thể thấy TTS được đóng góp chủ yếu bởi TSNH (Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản cho vay, các khoản phải thu,...).

Thông qua dữ liệu của BCĐKT, ta thấy được trong giai đoạn 2018 - 2019, TSNH tăng 2224 tỷ đồng, tương đương 23,2%. Sự tăng lên này chủ yếu là vì các chỉ tiêu Tiền và TĐT, Các khoản cho vay tăng mạnh. Chỉ tiêu Tiền và các khoản tương đương tiền tính đến hết năm 2019 tăng tới gần 76% so với năm 2018 , tương ứng với tăng 796 tỷ đồng. Chỉ tiêu Các khoản cho vay tăng 967 tỷ đồng (tăng gần 68%) so với năm trước đó. Mặc dù khoản lãi từ các TSTC giảm đi đáng kể, giảm 796 tỷ đồng tương ứng với giảm 79,95% so với 2018, TTS của VPS vẫn tăng 24,26% trong giai đoạn 2018 - 2019, tương ứng với tăng 2344 tỷ đồng so với năm 2018.

Năm 2020, mặc dù có sự sụt giảm sâu trong các chỉ tiêu Các khoản phải thu (giảm 1522 tỷ đồng tương ứng với mức giảm 77.88%) và Các KPT khác (giảm 1019 tỷ đồng tương ứng với mức giảm 57,53%) nhưng giá trị TSNH của công ty vẫn tiếp tục tăng mạnh (tăng 3967 tỷ đồng tương ứng với 33,59% so với năm 2019) nhờ sự tăng trưởng mạnh từ các khoản Tiền và các khoản tương đương tiền (tăng 1196 tỷ đồng tương ứng 68,84%), lãi từ các TSTC (tăng 1196 tỷ đồng tương ứng tăng 64,84%) và các khoản cho vay (tăng 3419 tỷ đồng tương đương với việc tăng 142,82%). Như vậy trong giai đoạn từ 2018 - 2020, TTS công ty đã tăng lên tổng cộng 6392 tỷ đồng.

- Nhìn vào bảng 2.2, ta có thể thấy:

Lãi từ TSTC luôn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tài sản qua các năm, năm 2018 là 39%, năm 2019 là 24%, năm 2020 là 35%. Điều này cho thấy hoạt động tự doanh đem lại cho công ty khoản lãi khổng lồ và là nguồn tài sản chính của công ty.

Các khoản Tiền và tương đương tiền cũng tăng dần qua các năm, 11% năm 2018 , 16% năm 2019 và 19% năm 2020, có thể thấy VPS đang cải thiện tính thanh khoản của TSNH lên để giảm thiểu các rủi ro về KNTT.

Có thể thấy rõ ràng các khoản cho vay đã có sự tăng mạnh qua các năm, năm 2018 chỉ ở mức 15%, năm 2019 tăng lên 20% và đến năm 2020 đạt 37%. Lí do là năm 2019, công ty lọt vào top 10 công ty có thị phần lớn nhất trên sàn HOSE, thậm chí đến năm 2020 công ty đã vươn lên đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng thị phần. Số lượng người tham gia đầu tư chứng khoán tại công ty tăng lên nhanh chóng, điều này đống nghĩa với tổng nhu cầu vay tiền để mua chứng khoán của khách hàng tăng vọt khiến cho khoản cho vay tăng.

Cuối cùng là về các KPT, các khoản này chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản tài chính của công ty, 34% năm 2018, 32% năm 2019 đến năm 2020 thì giảm mạnh xuống còn 8 %. Điều này là do công ty đã triển khai tốt việc thu hồi nợ từ khách hàng, quản lý các KPT tốt, tuy nhiên tỷ trọng này giảm cũng là bởi việc tự doanh các TSTC của công ty trong năm 2020 chưa tốt khiến doanh thu bị giảm.

- Năm 2019, TSDH tăng mạnh từ 75 tỷ đồng lên 194 tỷ đồng (tương ứng với mức tăng 159,88%) so với năm 2018 , điều này chủ yếu do TSCĐ tăng mạnh từ 19 tỷ đồng lên 118 tỷ đồng (tương ứng với mức tăng 507,9%) so với 2019. Năm 2020, TSDH tăng 81 tỷ đồng (tăng 41,92%) cũng chủ yếu do TSCĐ tăng 51 tỷ đồng (tương ứng mức tăng 43,27%). Sự gia tăng mạnh mẽ của TSCĐ từ một công ty chứng khoán như VPS chủ yếu là vì công ty tăng cường đầu tư vào công nghệ kĩ thuật, nâng cấp hệ thống giao dịch để thu hút các nhà đầu tư.

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

NGUỒN VỐN 2018 2019 2020 2018-2019 2019-2020

Giá trị % Giá trị % Giá

trị % Giá trị % Giá trị % A. NỢ PHẢI TRẢ 5390 55.79 % 7380 61.48% 71107 69.01% 1990 36.93% 7369 50.10% I. NPT ngắn hạn 4515 83.78 % 7123 96.52% 1093 2 98.69% 2608 57.76% 380 9 53.47% II. NPT dài hạn 874 16.22 % 257 3.48% 145 1.31% -617 70.62% -112 -43.54% B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 4271 44.21 % 4624 38.52% 4975 30.99% 353 8.27% 351 7.59% I. VCSH 4271 100.00% 4624 100.00% 4975 100.00% 353 8.27% 351 7.59%

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0 0 0 0

Tổng nguồn vốn 9661 12004 1605

2 2344 24.26% 8404 33.72%

b) Nguồn vốn.

Nguồn: Theo BCTC Công ty cổ phần Chứng khoán VPS

Chỉ tiêu

2018 2019 2020

Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

NPT ngắn hạn 4515 100% 7123 100% 10932 100% Vay ngắn hạn ngân hàng 3481 77,1% 4761 66,83% 5400 49,4 % Vay ngắn hạn các đối tượng khác - - 370 7,77% 1577 29,2 %

Nguồn vốn của VPS chủ yếu phụ thuộc vào nợ phải trả. Ta thấy trong giai đoạn 2018 -2019, NPT tăng 1990 tỷ đồng (tăng 36,93%) giúp nâng tổng NV lên mức 12000 tỷ đồng. Đến hết năm 2020, NPT tiếp tục tăng mạnh 3697 tỷ đồng (tăng 50,1%) giúp tổng NV của công ty cán mốc 16000 tỷ đồng. Như vậy trong 2 năm, NV của công ty đã tăng thêm tổng cộng 6392 tỷ đồng. Cơ cấu NV của VPS có xu hướng tăng nợ phải trả và giảm vốn chủ sở hữu.

- Qua dữ liệu biểu đồ 2.2, có thể thấy NPT chiếm phần lớn là NPT ngắn hạn.

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ trọng NPT ngắn hạn và NPT dài hạn trong cơ cấu (Đơn vị: %)

Năm 2018 , NPT ngắn hạn chiếm 83,78% nguồn vốn, gấp 5 lần NPT ngắn hạn. Đến năm 2019 và 2020, tỷ lệ NPT ngắn hạn tăng lên 96,52% rồi lên 98,09% còn tỷ lệ NPT dài hạn giảm mạnh xuống còn 3,48% rồi xuống 1,31%. Trong giai đoạn 2018 - 2020, công ty đã giảm mạnh phát hành trái phiếu dài hạn, tăng lượng trái phiếu ngắn hạn phát hành đồng thời đi vay nợ ngắn hạn từ các ngân hàng nhiều hơn, đây là nguyên nhân khiến cho tỷ lệ NPT ngắn hạn của công ty chiếm gần như toàn bộ nguồn vốn, điều này cũng đồng thời làm gia tăng rủi ro thanh khoản rất lớn cho tài sản.

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch DOANH THU

2018 2019 2020 2018-2019 2019-2020

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị

%

I. DOANH THU THUẦN 1496 98.02% 3093 97.45% 3828 98.18% 1596 106.68% 735 23.78%

1. Lãi từ các hoạt động tự doanh 968 2163 2826 1195 123.45% 663 30.65%

2. Doanh thu từ cung cấp dịch vụ 462 786 869 324 70.13% 83 10.56%

3. Thu nhập hoạt động khác 67 144 133 77 114.93% -11 -7.64%

II. DOANH THU HOẠT ĐỘNG

TÀI CHÍNH 30 1.98% 81 2.55% 71 1.82% 51 168.43% -10 -12.66%

Tổng doanh thu 1527 3174 3899 1647 107.90% 725 22.85%

Nguồn: Theo BCTC VPS giai đoạn 2018 -2020

Qua bảng 2.4, nhìn chung ta có thể thấy được các khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng có xu hướng giảm dần tuy nhiên hầu như chúng vẫn chiếm đa số các khoản nợ ngắn hạn, thấp nhất vẫn ở mức 49,4% trong năm 2020. Trong giai đoạn 2018 - 2019, nguồn vay của VPS chủ yếu phụ thuộc vào ngân hàng với những khoản vay có lãi suất từ 5 - 10%, tuy nhiên càng về sau, khi đã có danh tiếng, VPS bắt đầu tìm được những nguồn vay vốn khác từ các tổ chức, cá nhân với lãi suất thấp hơn, chỉ từ 3 - 6%. Những khoản vay này nhanh chóng chiếm phần lớn trong các khoản nợ vay ngắn hạn, đạt 29,2% trong năm 2020.

- VCSH chỉ tăng nhẹ: năm 2019 tăng 8,27% so với 2018 , năm 2020 tăng 7,59% so với 2019. Lí do là vì VPS đang nghiêng về sử dụng nguồn vốn vay bên ngoài để giảm chi phí sử dụng vốn, tận dụng đòn bẩy tài chính nên không có những chiến lược kêu gọi vốn bên trong công ty.

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

Doanh thu thuần 100% 100% 100%

Doanh thu hoạt động tự doanh

64,6% 69,9% 73,8%

Doanh thu hoạt động

cung cấp dịch vụ 30,9% 25,4% 22,7%

Một phần của tài liệu 190 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần chứng khoán VPS (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w